Friday, March 29, 2024

Nghệ thuật trở nên rực rỡ nhờ tín ngưỡng và đạo đức (P.1)

Liên Quan

Đức tin đã làm nên những kiệt tác tuyệt vời

Nghệ thuật là kết tinh trí tuệ của nền văn minh nhân loại. Ngược dòng lịch sử sẽ phát hiện, nguồn gốc của nghệ thuật thường liên quan đến đức tin. Khi con người trào dâng những tư tưởng cảm xúc quá mạnh mẽ, họ sẽ biển hiện nó ra bằng ca khúc, hội họa, hoặc vũ đạo. Vào thời cổ đại, lòng thành kính các vị Thần của con người vượt trên tất cả những tâm tư tình cảm khác. Vậy nên, khi bắt đầu bất kỳ loại hình thức nghệ thuật nào, người ta thường thấy những tác phẩm được tạo ra đều là mô tả thế giới Thiên quốc của Thần Phật.

Khi quay ngược trở lại dòng sông dài của lịch sử, đi đến những vùng đất khác nhau trên thế giới, chứng kiến những vị Thần Phật với thần thông vô hạn đã triển hiện những thần tích trong nhân gian, và khám phá phương thức những người cổ đại thuần phác chân thành đã tạo nên những tuyệt tác nghệ thuật huy hoàng.

“Thần và tôi đồng tại”

Hơn ba nghìn năm trước, vùng đất ở Trung Đông đột nhiên phát sinh đại biến, nỗi sợ hãi bao trùm khắp nơi, còn nhà vua Saul lãnh đạo người dân Israel cổ đại chiến đấu với người Philistines. Tuy nhiên trong số người Philistines, lại có một gã khổng lồ với sức mạnh phi thường tên là Goliath. Bấy giờ, phía Israel không có bất kỳ dũng sĩ nào có thể đọ sức lại được với hắn.

Ngày nào Goliath cũng ra thách đấu, nhưng không một ai dám đối đầu với hắn. Sau bốn mươi ngày giằng co hai bên, một cậu bé chăn cừu đến đưa lương thực cho ba người anh em của mình trong quân đội, đã chứng kiến tình cảnh ấy, cậu bé nói: “Tôi sẵn sàng chiến đấu với Goliath.” Những người anh em của cậu rất tức giận, họ không tin cậu bé có thể đánh bại Goliath, mà việc cậu nên làm là đi chăn cừu. Nhưng cậu bé vẫn rất kiên định, và tin rằng mình có thể hạ gục được gã khổng lồ Goliath. Cậu chọn ra năm viên đá, lại mang theo ná ném đá và đi nghênh chiến với Goliath.

Khi Goliath nhìn thấy một đứa bé ốm yếu đến khiêu chiến với mình, hắn cười lớn và chế giễu cậu không biết tự lượng sức mình. Cậu bình tĩnh hét lại rằng: “Thần và tôi đồng tại.” Sau đó, cậu chạy về phía Goliath, quăng một viên đá về phía trước và trúng vào trán của gã khổng lồ. Người Philistines thấy Goliath chết, liền lập tức tháo chạy tán loạn. Cậu bé đã trở thành anh hùng của người Israel, sau đó trở thành vua David kính yêu của người dân Israel.

Tượng David (Ảnh:Jörg Bittner Unna/Wikipedia)
Tượng David (Ảnh:Jörg Bittner Unna/Wikipedia)

Hai nghìn năm sau cái chết của David, văn phòng giám sát kỹ thuật của Florence đã phát hiện và nghiên cứu một tảng đá thô với kết cấu tuyệt vời. Họ đã mời những nghệ sĩ tài năng nhất trong thành phố, hy vọng trong số họ có người có thể chạm khắc viên đá thành một tác phẩm nghệ thuật.

Trong số đó, có chàng Michelangelo 26 tuổi tài hoa phong nhã đã tích cực đảm đương nhiệm vụ khó khăn này. Michelangelo đã dựng lên một rào chắn xung quanh tảng đá cẩm thạch, anh cần duy trì sự tập trung cao độ khi làm việc và không muốn bị ai quấy rầy. Quá trình chạm khắc khó khăn hơn tưởng tượng, làm thế nào để thổi hồn vào một tảng đá thô khổng lồ như vậy? Michelangelo liên tục hồi tưởng lại những đoạn Kinh Thánh trong đầu. Mỗi khi công việc gặp bế tắc, lời nói tự tin của David tự nhiên lại hiện lên trong đầu anh: “Thần và tôi đồng tại.” Từ đó, ánh mắt thản đãng kiên định dần hiện lên dưới bàn tay điêu luyện của Michelangelo. Anh như đã nhìn thấy cảnh David đang đối mặt với Goliath, nhìn thấy niềm tin phát ra từ nội tâm của David và sự gan dạ không chút sợ hãi ẩn dưới đường cơ bắp tinh tế.

Michelangelo làm việc quên ăn quên ngủ, hầu như không cần bất kỳ trợ thủ nào giúp đỡ, bởi anh không chắc rằng sẽ có một ai khác sẽ hiểu được hình tượng về David hiện lên trong tâm tưởng của anh. Sau hai năm, một tác phẩm nghệ thuật chưa từng có đã ra đời và được cho là tác phẩm đẹp nhất trong tất cả các bức tượng David trong cả quá khứ và tương lai sau này. Ban đầu người ta định đặt nó trên ban công của nhà thờ, nhưng họ không nỡ đặt một tác phẩm hoàn hảo như vậy ở một nơi cao mà không được ai chiêm ngưỡng. Vì vậy, cuối cùng bức tượng được đặt trước Tòa thị chính Florence cho đến tận ngày nay.

“Bệnh của chúng sinh là bệnh của tôi”

Cũng khoảng ba nghìn năm trước, tại thành phố Ville, Ấn Độ, có một vị trưởng lão đức cao vọng trọng tên là Duy Ma Cật (Vimosakir), ông không xuất gia mà tu hành tại gia. Khi các đệ tử của Thích Ca Mâu Ni tham thiền ngộ đạo, họ thường giảng các giáo lý Phật giáo mà họ đã chứng ngộ, nhưng cuối cùng tất cả họ đều rất cảm phục trước những đạo lý cao hơn mà Duy Ma Cật nói. Duy Ma Cật rất am hiểu về những huyền diệu của thần thông và Thiên nhãn, có thể giải thích rõ ràng yếu nghĩa của việc tọa thiền và giới luật. Ông còn am hiểu tường tận về ý nghĩa chân chính của “Không”, đồng thời có thể dùng ngôn ngữ thích hợp nhất để biểu đạt và khai thị những chỗ mê khó giải trong tâm tính của chúng đệ tử của Phật Thích Ca Mâu Ni.

Tuy nhiên, vào một ngày nọ, Duy Ma Cật đột ngột ngã bệnh. Thích Ca Mâu Ni phái Văn Thù Bồ Tát đến thăm. Khi đến nơi ở của Duy Ma Cật, Văn Thù Bồ Tát đã hỏi: “Việc tu hành của ngài chẳng phải rất thành công sao? Người tu hành thành công sao có thể mắc bệnh được?”

Duy Ma Cật nghe vậy thì đáp rằng: “Căn bệnh này của tôi đã có từ rất lâu rồi. Căn nguyên của bệnh bắt nguồn từ chấp trước si ái. Tôi thấy rằng chúng sinh đều vì cố chấp vào si ái mà sinh ra khổ nạn. Khổ nạn của chúng sinh đã trở thành bệnh của tôi. Nếu một ngày chúng sinh được giải thoát khỏi khổ nạn ấy, thì bệnh của tôi mới lành lại được.”

Văn Thù Bồ Tát nghe xong liền có được sở ngộ. Sau đó, Duy Ma Cật đã giải thích cho Văn Thù Bồ Tát hàm nghĩa của “Không” và “Bất nhị pháp môn”. Hai người đàm luận say sưa, Văn Thù Bồ Tát nhập tâm lắng nghe. Nhưng đương khi muốn tiếp tục tìm tòi những đạo lý cao thâm hơn, giúp Văn Thù Bồ Tát ở trong tĩnh lặng mà ngộ được Phật lý, bầu trời bỗng đổ mưa hoa.

Câu chuyện được ghi chép trong cuốn “Duy Ma Cật kinh”, sau khi truyền vào Trung Nguyên thì được dịch sang Hoa ngữ. Nhờ đó, cuộc đối thoại của hai vị hành giả cảm động lòng người và tinh thần đại từ bi xả thân vì người khác, đã được phổ cập trong tư tưởng văn hoá Hoa Hạ.

Một số người bắt đầu vẽ chân dung của Duy Ma Cật, trong đó có Cố Khải Chi, một trong những họa gia hàng đầu trong lịch sử Trung Quốc. Vào năm Hưng Ninh thứ hai triều Đông Tấn, chàng thiếu niên Cố Khải Chi bấy giờ còn chưa thành danh, biết được thành Kim Lăng đang quyên góp tiền xây chùa Ngoã Quan Tự. Tuy nhiên, không một vị đại quan nào của thành Kinh Lăng chịu quyên góp số tiền vượt quá mười vạn, thế là ông đã phát nguyện quyên tặng trăm vạn tiền cho chùa Ngoã Quan. Cố Khải Chi nói với các hòa thượng trong chùa rằng: “Xin các thầy hãy chuẩn bị một bức tường để tôi vẽ.” Sau đó, Cố Khải Chi đã bế quan trong một tháng và tập trung toàn bộ tinh lực vào việc vẽ tranh.

Ông luôn tâm niệm rằng, vẽ nhân vật phải hiểu tư tưởng tính cách của họ thì mới họa ra được thần thái của họ. Điều tối quan trọng trong vẽ tranh chính là thần thái, mà một trong những bước quan trọng để vẽ ra được thần thái đó chính là “điểm nhãn”. Nhưng điểm nhãn ấy lại không thể tuỳ tiện mà vẽ, bởi vì một khi đôi mắt được vẽ ra, thì bức chân dung ấy sẽ có linh hồn. Vì vậy, khi ông vẽ, “điểm nhãn” luôn là phần sau cùng, hoặc rất lâu sau đó mới vẽ. Khi ấy, ông vô cùng thận trọng, vì e sợ rằng nếu như vẽ điểm nhãn không khéo, thì bức chân dung sẽ có một linh hồn bất thuần bất chính. Đặc biệt, đây lại là vẽ chân dung của Duy Ma Cật.

Vì Cố Khải Chi đã thuộc làu những câu thoại trong “Duy Ma Cật Kinh”, lại thêm những lĩnh hội cá nhân về những Phật lý mà Duy Ma Cật giảng, nên ông rất tự tin khi tiến hành hoàn thiện “điểm nhãn” cho bức chân dung. Ông nói các hòa thượng trong chùa công cáo dân chúng, những ai muốn đến chiêm bái bức vẽ thì cần quyên mười vạn tiền vào ngày đầu tiên, năm vạn tiền vào ngày thứ hai, và quyên một số tiền nhất định vào ngày thứ ba. Cũng từ đó, mọi người truyền tai nhau, cùng nhau đến chiêm ngưỡng, Ngoã Quan Tự chẳng mấy chốc đã tích góp được một trăm vạn.

Danh tiếng của Cố Khải Chi cũng nổi lên từ sự kiện này. Bức vẽ chân dung Duy Ma Cật đích thực là ngàn vàng khó đổi, nhưng điều đáng quý hơn là tấm lòng hướng thiện lễ Phật của vị họa gia. Mặc dù bức tranh đến nay đã không còn được lưu giữ, nhưng qua ngòi bút của nhà thơ Đỗ Phủ, chúng ta vẫn có thể mường tượng ra phong thái của bức họa: “Khán họa tằng cơ khát, truy tung hận miểu mang. Hổ đầu Kim Túc ảnh, thần diệu độc nan vong.” (Tạm dịch: Được xem bức họa mà tôi hằng khao khát bấy lâu, Nay cứ nghĩ lại mà lòng còn bàng hoàng. Thật rõ là quý tướng từ hình ảnh của Kim Túc, Thật là thần diệu khó mà quên được.)

Có nhiều tác phẩm trưng bày trong các điện đường không những đạt được đỉnh cao trong nghệ thuật mà còn thể hiện đức tin thần thánh bên trong đó. Ví dụ, những tác phẩm điêu khắc trong đền Parthenon ở Hy Lạp với tỷ lệ cơ thể hoàn hảo, hoa văn trên trang phục tinh tế như thật, khiến mọi người trầm trồ thán phục. Hoặc những bức tranh khảm trong các nhà thờ ở Âu Châu, một khi có ánh nắng hắt vào thì càng thêm rực rỡ thiêng liêng, giống như ánh sáng vinh diệu của Thánh quang đang chiếu rọi. Hoặc như những bức tượng Phật tráng lệ trong hang động Đôn Hoàng, Đức Phật với dáng vẻ uy nghiêm được người dân từ khắp nơi đổ về chiêm bái, tấm lòng thành kính của những người nghệ nhân đều đã được khắc khi vào trong lịch sử.

Vào thời cổ đại ở phương Đông và phương Tây, những người có thiên phú nghệ thuật đều được xem là được Thần ban cho tài năng. Họ đã sử dụng tài năng của mình kính dâng lên các vị Thần, tán tụng chư Thần, và hiếm ai sử dụng tài năng ấy để mưu cầu công danh lợi lộc cá nhân. Những tác phẩm nghệ thuật được tạo ra nhờ trái tim thành kính vô tư vô ngã thường sẽ không bị chôn vùi bởi dòng chảy của thời đại và trường tồn mãi mãi với thời gian.

Những thành viên trong Công ty Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun cũng mang theo tín ngưỡng chân thành nhờ tu luyện môn Pháp thượng thừa của Phật gia tên là “Pháp Luân Đại Pháp”. Pháp Luân Đại Pháp bao gồm tập luyện năm bài công pháp để cải biến bản thể, đồng thời yêu cầu hành xử theo tiêu chuẩn “Chân, Thiện, Nhẫn”. Một trong những nguyên nhân khiến Công ty Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun có thể đạt được tiêu chuẩn biểu diễn đẳng cấp thế giới, đó là phẩm chất luôn ước thúc bản thân của người tu luyện. Đây là một trong chín đặc điểm khác biệt của Shen Yun so với những đoàn nghệ thuật khác.

Thực ra, nghệ thuật ngay từ khi sinh ra đã không thể tách rời khỏi tín ngưỡng. Trước khi tôn giáo ra đời, tín ngưỡng vào Thần đã bám rễ sâu trong sinh mệnh mỗi người. Con người vì có tín ngưỡng mà biết kính sợ, vì kính sợ và nghe theo lời cảnh báo của Thần mới không đi làm điều xấu, từ đó được phúc báo và vinh diệu. Khi người nghệ sĩ có phẩm chất đạo đức cao thượng, và luôn ước thúc bản thân theo chuẩn tắc, thì những tác phẩm mà họ sáng tác cũng sẽ lan tỏa sức mạnh tinh thần quang diệu thuần chính, dễ dàng cảm hóa và lay động lòng người.

(Bản quyền bài viết thuộc về Công ty Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun)


Minh Phương biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ

Epoch Times Tiếng Việt

Thiên thư "Chuyển Pháp Luân" - vạn năm khó gặp - Click xemspot_img
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Chuyển Pháp Luân
spot_img
Xem nhiều

Vì sao có nhân loại

Đại sư Lý Hồng Chí là người sáng lập môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công. Môn tu...

Bài liên quan

Cảnh sát đang luyện khí công - Click học miễn phíspot_img
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x