Sunday, December 22, 2024

Nơi vẻ đẹp và sự huyền bí hội ngộ: Vương cung thánh đường Thánh Francis ở thành Assisi

Liên Quan
Click Xem

Trên những con phố xinh xắn của thị trấn Assisi ở Ý, thuộc vùng Umbria, có một bầu không khí huyền bí bao phủ. Nơi đó, nằm trên những sườn dốc tuyệt đẹp của Núi Subasio thuộc tỉnh Perugia, là Vương cung thánh đường Thánh Francis của thành Assisi, một công trình kiến trúc và kho báu nghệ thuật độc nhất vô nhị. Thánh đường này không chỉ ảnh hưởng đến phong cách kiến trúc của thành Assisi, mà còn đặt nền tảng cho kiến trúc thời kỳ đầu Phục Hưng ở Ý.

Vương cung thánh đường được xây dựng như là một điện thờ để vinh danh Thánh Francis, vị thánh của thành Assisi. Công trình kiến trúc này do kiến trúc sư Maestro Jacopo Tedesco thiết kế và được hoàn thành vào năm 1253. Năm 1822, một khu lăng mộ chôn cất thi hài của Thánh Francis đã được xây dựng thêm tại đây. Kiến trúc của vương cung thánh đường này đã giúp đặt định các yếu tố đặc trưng cho phong cách kiến trúc Gothic của Ý, một sự kết hợp giữa kiến trúc Romanesque của Âu Châu và kiến trúc Gothic. Những nét đặc trưng về phong cách kiến trúc Gothic của Ý bên trong thánh đường này bao gồm các cuốn bay (bệ đỡ), một tháp chuông, họa tiết trang trí nhiều màu sắc, một khung sườn bổ trợ, và các khung cửa sổ cao thẳng đứng.

Công trình kiến trúc bao gồm hai tầng: nhà thờ tầng trên và nhà thờ tầng dưới. Kiến trúc này hòa quyện giữa phong cách Romanesque và Gothic, nhà thờ tầng trên được xây theo phong cách Gothic của Pháp với mặt tiền lát gạch quét vôi trắng và những yếu tố mang phong cách Ý với màu sắc và họa tiết trang trí đa dạng. Nhà thờ tầng dưới được xây theo phong cách Romanesque của vùng Umbria với các khung sườn bổ trợ bắt chéo nhau ở phía trên gian giữa và được trang trí đơn sơ với ánh sáng yếu để tượng trưng cho lối sống giản dị của vị Thánh này.

Công trình kiến trúc này cũng trưng bày nhiều bức bích họa của các nghệ sĩ danh tiếng người Ý vào thời kỳ đầu Phục Hưng như họa sĩ Cimabue, họa sĩ Pietro Lorenzetti, họa sĩ Simone Martini, và họa sĩ Giotto. Các bức bích họa này là một số trong những tác phẩm tiêu biểu đầu tiên của thời kỳ đầu Phục Hưng ở Ý.

Nhà thờ tầng trên và nhà thờ tầng dưới của thánh đường được nhìn từ Lower Plaza của Vương cung thánh đường Thánh Francis. Mặt tiền của thánh đường này được thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothic của Pháp với gạch quét vôi trắng, một ô cửa đôi, và một tháp chuông đồ sộ. Lối vào nằm chính giữa tòa kiến trúc ở bên dưới một vòm cung lớn và có một trụ đỡ ngăn cách. Ở phía bên phải, khu nhà dòng của Vương cung thánh đường Thánh Francis được kết hợp từ 53 vòm cung theo phong cách kiến trúc Romanesque, có các trụ ốp tường nâng đỡ. Ngày nay, khu nhà dòng ở phía sau dãy cột trụ hình vòm cung này bao gồm một thư viện và một bảo tàng lưu giữ đồ quyên tặng của những người hành hương. (Ảnh: FilippoPH/Shutterstock)
Nhà thờ tầng trên và nhà thờ tầng dưới của thánh đường được nhìn từ Lower Plaza của Vương cung thánh đường Thánh Francis. Mặt tiền của thánh đường này được thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothic của Pháp với gạch quét vôi trắng, một ô cửa đôi, và một tháp chuông đồ sộ. Lối vào nằm chính giữa tòa kiến trúc ở bên dưới một vòm cung lớn và có một trụ đỡ ngăn cách. Ở phía bên phải, khu nhà dòng của Vương cung thánh đường Thánh Francis được kết hợp từ 53 vòm cung theo phong cách kiến trúc Romanesque, có các trụ ốp tường nâng đỡ. Ngày nay, khu nhà dòng ở phía sau dãy cột trụ hình vòm cung này bao gồm một thư viện và một bảo tàng lưu giữ đồ quyên tặng của những người hành hương. (Ảnh: FilippoPH/Shutterstock)
Trên phần tympanum (một mặt tường trang trí bên trên một lối vào, cánh cửa, hay cửa sổ) nằm ở phía trên hai vòm cung nhọn bên ngoài thánh đường này, có một cửa sổ hoa hồng được chạm khắc tinh tế, vốn là các chi tiết trang trí mang nét đặc trưng của kiến trúc Romanesque. Mặt tường trang trí này được bao bên trong một mái hiên theo phong cách Phục Hưng cùng với các bức tường đá lớn màu trắng và các khung cửa sổ hình vòm cung. Khung cửa sổ này thường được gọi là “Con mắt của Chúa” hay “Con mắt của nhà thờ đẹp nhất trên thế giới,” dựa theo lời của tác giả Gualtiero Belucci trong tác phẩm “Assisi, Trái Tim của Thế Giới.” (Ảnh: FillipoPH/Shutterstock)
Trên phần tympanum (một mặt tường trang trí bên trên một lối vào, cánh cửa, hay cửa sổ) nằm ở phía trên hai vòm cung nhọn bên ngoài thánh đường này, có một cửa sổ hoa hồng được chạm khắc tinh tế, vốn là các chi tiết trang trí mang nét đặc trưng của kiến trúc Romanesque. Mặt tường trang trí này được bao bên trong một mái hiên theo phong cách Phục Hưng cùng với các bức tường đá lớn màu trắng và các khung cửa sổ hình vòm cung. Khung cửa sổ này thường được gọi là “Con mắt của Chúa” hay “Con mắt của nhà thờ đẹp nhất trên thế giới,” dựa theo lời của tác giả Gualtiero Belucci trong tác phẩm “Assisi, Trái Tim của Thế Giới.” (Ảnh: FillipoPH/Shutterstock)
Nơi vẻ đẹp và sự huyền bí hội ngộ: Vương cung thánh đường Thánh Francis ở thành Assisi
Gian giữa của nhà thờ tầng trên với nhiều màu sắc bắt mắt, thoáng đãng, và tráng lệ được xây dựng như một gian giữa đơn giản gồm có bốn khoang đơn với một trần nhà hình mái vòm bắt chéo, và hoa văn nền có hình những chiếc lá và chữ thập. Những ngôi sao vàng kim điểm xuyết ở bốn mái vòm có gân trên trần nhà màu xanh dương. Không giống như thiết kế của tầng dưới thánh đường này, dãy cột trụ ở tầng trên có những đường gân chạm trổ theo phong cách kiến trúc Gothic. Ở gian giữa có các khung cửa sổ cao lắp kính màu theo phong cách Gothic. Những bức bích họa dọc bên tường khắc họa các khung cảnh do các họa sĩ Pietro Cavallini, Cimabue, và Jacopo Torriti thực hiện. (Ảnh: Tài sản công)
Nơi vẻ đẹp và sự huyền bí hội ngộ: Vương cung thánh đường Thánh Francis ở thành Assisi
Ở tầng trên thánh đường này, tại phần dưới của gian giữa là một loạt 28 bức bích họa khắc họa cuộc đời của Thánh Francis, được cho là tác phẩm của danh họa nổi tiếng Giotto người Ý. Ở đây, cuộc đời khiêm nhường của Thánh Francis được khắc họa thông qua những việc làm của ông. Bức bích họa đầu tiên ở phía bên trái vẽ về chuyến viếng thăm cư dân địa phương của vị Thánh này, và bức bích họa thứ hai ở chính giữa cho thấy Thánh Francis đang quyên tặng áo choàng của ông. Bức bích họa cuối cùng vẽ tòa kiến trúc sẽ là nơi đặt khu lăng mộ của ông. Màu sắc của các bức bích họa này vẫn còn khá rõ ràng và, dựa theo lời của sử gia nghệ thuật nổi tiếng Giorgio Vasari, các bức bích họa này được thực hiện vào giữa năm 1296 và 1304. (Ảnh: Tài sản công)
Nơi vẻ đẹp và sự huyền bí hội ngộ: Vương cung thánh đường Thánh Francis ở thành Assisi
Tại bàn thờ chính của nhà thờ tầng dưới, có một bức bích họa phía bên phải khắc họa Đức Mẹ Đồng Trinh Mary và Chúa Jesus Hài Đồng, có các vị Thánh đứng bên cạnh. Ở góc bên phải là Thánh Francis. Bức họa này do họa sĩ nổi tiếng vùng Florence Cimabue thực hiện, vốn là thầy giáo của danh họa Giotto. Như vậy, vương cung thánh đường này chứng kiến sự khởi đầu của một phong trào nghệ thuật mới. Bức họa đặc biệt này được biết đến với tên gọi “Maestà,” có nghĩa là “sự tráng lệ.” Maestà là để chỉ bất kỳ tác phẩm mỹ thuật tôn giáo nào của thời kỳ Trung cổ và thời kỳ Phục Hưng khắc họa hình tượng Đức Mẹ Đồng Trinh Mary và Chúa Jesus Hài Đồng, có các thiên sứ hay các vị Thánh đứng chung quanh. (Ảnh: Tài sản công)
Bàn thờ giáo hoàng của nhà thờ tầng dưới này được làm bằng một khối đá lấy từ Como năm 1230. Bàn thờ được kết hợp với bục hợp xướng làm từ gỗ óc chó và một dãy mái vòm được trang trí theo phong cách Gothic, có 12 cột trụ nâng đỡ. Trên các bức tường là những bức bích họa về “Ngày phán xét Cuối cùng” do họa sĩ Cesare Sermei di Orvieto (1609–1668) thực hiện, và các mái vòm có tranh vẽ của họa sĩ Maestro delle Vele, một học trò của danh họa Giotto (khoảng năm 1330), khắc họa cảnh “Chiến thắng của Thánh Francis.” Các khung cửa sổ kính màu được cho là tác phẩm của nghệ sĩ Giovanni di Bonino. (Ảnh: Dennis Jarvis/CC BY-SA 2.0)
Bàn thờ giáo hoàng của nhà thờ tầng dưới này được làm bằng một khối đá lấy từ Como năm 1230. Bàn thờ được kết hợp với bục hợp xướng làm từ gỗ óc chó và một dãy mái vòm được trang trí theo phong cách Gothic, có 12 cột trụ nâng đỡ. Trên các bức tường là những bức bích họa về “Ngày phán xét Cuối cùng” do họa sĩ Cesare Sermei di Orvieto (1609–1668) thực hiện, và các mái vòm có tranh vẽ của họa sĩ Maestro delle Vele, một học trò của danh họa Giotto (khoảng năm 1330), khắc họa cảnh “Chiến thắng của Thánh Francis.” Các khung cửa sổ kính màu được cho là tác phẩm của nghệ sĩ Giovanni di Bonino. (Ảnh: Dennis Jarvis/CC BY-SA 2.0)
Trên đường xuống gian giữa của nhà thờ tầng dưới (phần trung tâm của nhà thờ, thường được bao quanh bởi các lối đi hẹp), có một cầu thang đôi dẫn vào lăng mộ là nơi yên nghỉ của Thánh Francis. Thi hài của ông được chôn giấu để tránh những kẻ trộm mộ; sau khi quan tài bằng đá này được phát hiện lại vào năm 1822, kiến trúc sư Pasquale Belli đã thiết kế khu lăng mộ bằng đá cẩm thạch theo phong cách Tân Cổ điển (Neo-classical), đặc trưng với những đường nét hình học đơn giản, đối xứng, và vật liệu quý giá. Vào giữa năm 1925 và 1932, kiến trúc sư Ugo Tarchi đã thiết kế lại lăng mộ này bằng đá thô, theo phong cách Romanesque Revival (Neo-Romanesque), đặc trưng với những khối đá thô hình vuông, công trình bằng đá nhiều màu sắc, và vẻ bề ngoài hùng vĩ. (Ảnh: Peter K Burian/ CC BY- SA 4.0)
Trên đường xuống gian giữa của nhà thờ tầng dưới (phần trung tâm của nhà thờ, thường được bao quanh bởi các lối đi hẹp), có một cầu thang đôi dẫn vào lăng mộ là nơi yên nghỉ của Thánh Francis. Thi hài của ông được chôn giấu để tránh những kẻ trộm mộ; sau khi quan tài bằng đá này được phát hiện lại vào năm 1822, kiến trúc sư Pasquale Belli đã thiết kế khu lăng mộ bằng đá cẩm thạch theo phong cách Tân Cổ điển (Neo-classical), đặc trưng với những đường nét hình học đơn giản, đối xứng, và vật liệu quý giá. Vào giữa năm 1925 và 1932, kiến trúc sư Ugo Tarchi đã thiết kế lại lăng mộ này bằng đá thô, theo phong cách Romanesque Revival (Neo-Romanesque), đặc trưng với những khối đá thô hình vuông, công trình bằng đá nhiều màu sắc, và vẻ bề ngoài hùng vĩ. (Ảnh: Peter K Burian/ CC BY- SA 4.0)


Ariane Triebswetter

BTV Epoch Times Tiếng Anh

Cô Ariane Triebswetter là một ký giả tự do quốc tế, có nền tảng về văn học hiện đại và âm nhạc cổ điển.


Ngọc Vũ biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times

Epoch Times Tiếng Việt

Thiên thư "Chuyển Pháp Luân" - vạn năm khó gặp - Click xemspot_img
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Chuyển Pháp Luân
spot_img
Xem nhiều

Vì sao có nhân loại

Đại sư Lý Hồng Chí là người sáng lập môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công. Môn tu...

Bài liên quan

Cảnh sát đang luyện khí công - Click học miễn phíspot_img
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x