Sunday, December 22, 2024

Truyện cổ Trung Hoa: Yếu thắng Mạnh, Nhu thắng Cương

Liên Quan
Click Xem

Lão Tử, khai tổ của Đạo gia, thuở nhỏ theo học Thương Dung tiên sinh, vị thầy này đã truyền thụ tường tận cho ông các nghi lễ phức tạp của thời nhà Chu. Tuy nhiên, đối với Lão Tử khi còn trẻ tuổi, việc học quá nhiều các nghi tắc xa lạ khiến cuộc sống của mọi người dường như thêm phần mệt mỏi và khó khăn hơn.

Khi Lão Tử lớn lên, Thương Dung tiên sinh tuổi đã rất cao. Lão Tử đến thăm thầy của mình khi thầy ốm nặng và sắp không qua khỏi.

Thầy Thương Dung chỉ vào miệng mình và hỏi người học trò này: “Có phải lưỡi của ta vẫn còn không?”

Lão Tử thấy lạ bèn thưa rằng: “Nếu lưỡi của thầy không có, thì sao thầy có thể nói được?”

Thầy Thương Dung lại hỏi: “Vậy răng của ta đâu?”

Khi Lão Tử nói rằng thầy không còn chiếc răng nào cả, thầy Thương Dung đã hỏi ngược lại học trò: “Con có biết tại sao ta lại hỏi con điều này không?”

Lão Tử chợt hiểu ra. Thầy của ông muốn ông nhận ra rằng những chiếc răng vốn cứng và chắc, nhưng những vật cứng lại dễ gãy, trong khi lưỡi thì mềm, dẻo dai mà lại bền bỉ hơn nhiều.

Lão Tử đã nhận ra rằng đây là một nguyên lý có thể áp dụng trong bất kỳ mối quan hệ nhân luân hay sự việc nào trên thế gian, nơi mà một người cần có trí tuệ để duy trì sự mềm mỏng. Mềm mỏng ở đây có nghĩa là trở nên dịu dàng và điềm tĩnh, trở nên tĩnh lặng và bình hòa. Lão Tử đang đề cập đến một sự mềm mỏng mà trên bề mặt dường như là yếu ớt nhưng nội hàm bên trong lại là sự mạnh mẽ và giúp một người trở nên nhân từ, rộng lượng, và vị tha hơn.

Trong cuốn sách “Đạo Đức Kinh” của mình, Lão Tử có viết: “Trên thế gian không có thứ gì yếu mềm như nước, nhưng lại không có thứ mạnh mẽ nào có thể thắng được.”

Ông còn viết rằng: “Mềm thắng cứng, nhu thắng cương, thiên hạ ai cũng biết thế, mà có mấy ai làm được … Sự thật thường nghe có vẻ mâu thuẫn.”

Trong khi người thầy Thương Dung dạy Lão Tử các quy tắc lễ nghi của nhà Chu và nhấn mạnh vào sự khiêm cung và tư tưởng khoáng đạt. Lão Tử đã ngộ ra một nguyên lý có nội hàm thâm sâu hơn: Đạo (Quy luật của tự nhiên và vũ trụ) có thể từ từ len lỏi vào tâm thức của con người như một dòng nước nhẹ nhàng, lặng lẽ tẩy tịnh và truyền thụ tiêu chuẩn đạo đức cho nhân loại.

Cô Dora Li biên dịch sang Anh ngữ, câu chuyện này được tái bản với sự cho phép của cuốn sách “Kho tàng truyện cổ trung Hoa,” Tập 1, hiện đang được bán trên Amazon.

Truyện cổ Trung Hoa: Yếu thắng Mạnh, Nhu thắng Cương
Một bức tranh cuộn thời nhà Minh mô tả câu chuyện về vị triết gia Đạo giáo cổ đại – Lão Tử cưỡi trên lưng một con trâu và mang theo cuốn “Đạo Đức Kinh,” cuốn sách chính của tư tưởng Đạo gia do ông khởi xướng. (Ảnh: Bảo tàng Cung điện Quốc gia, Tài sản công)


Anonymous

BTV Epoch Times Tiếng Anh


Thục Nhã biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times

Epoch Times Tiếng Việt

Thiên thư "Chuyển Pháp Luân" - vạn năm khó gặp - Click xemspot_img
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Chuyển Pháp Luân
spot_img
Xem nhiều

Vì sao có nhân loại

Đại sư Lý Hồng Chí là người sáng lập môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công. Môn tu...

Bài liên quan

Cảnh sát đang luyện khí công - Click học miễn phíspot_img
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x