Từ xưa Trung Quốc đã được gọi là “Thiên triều”, không chỉ vì nền văn hóa phát triển và quốc lực cường thịnh, trở thành mẫu quốc của các nước xung quanh, mà ý nghĩa thâm sâu hơn là chỉ nơi đây từng là nơi Thần và con người cùng tồn tại, là nơi mà Thần thông qua hình thức các triều đại khác nhau để truyền lại nền văn hóa phong phú cho nhân loại. Văn hóa Trung Quốc là văn hóa Thần truyền, cũng là nền văn hóa duy nhất trên thế giới được liên tục kế thừa trong 5,000 năm, lưu lại vô số những kinh điển, văn hiến, văn vật và các ghi chép lịch sử tỉ mỉ.
Văn hóa Trung Hoa từ khi bắt đầu đã là văn hóa Thần truyền (văn hóa tu luyện). Hiên Viên Hoàng Đế, được tôn là “nhân văn sơ tổ”, cách đây 5,000 năm, vốn là một người tu luyện Đạo gia. Ông quan sát thiên văn, quan sát địa lý, giáo dục bách tính sống cuộc sống thuận với Thiên Đạo. Văn hóa Đạo gia, được xem là khởi nguồn của văn hóa của Trung Quốc, sau khi lưu truyền trong 2,500 năm, đã có Lão Tử xuất thế, với “Đạo Đức Kinh”, đã hệ thống hóa tư tưởng của Đạo gia; có Khổng tử (551- 479 TCN) sáng lập ra học thuyết Nho gia. Lại trải qua 500 năm nữa, Phật giáo đến từ Ấn độ truyền đến Lạc Dương, Kinh Ngụy, Tấn, Nam Bắc Triều ở Trung Quốc mà phát triển mạnh mẽ. Cho đến thời nhà Đường (618-907 SCN), Tam giáo là Nho, Thích, Đạo đã đạt đến cực thịnh, cũng là thời đại hoàng kim của văn minh Trung Hoa.
Epoch Times Tiếng Việt