“Tam cương” là chỉ về “Quân vi thần cương, Phụ vi tử cương, Phu vi thê cương” (Vua làm mẫu mực cho bề tôi, Cha làm mẫu mực cho con cái, Chồng làm mẫu mực cho vợ). Ba nguyên tắc “Tam cương” này là nền tảng của các mối quan hệ giữa con người với nhau, và chúng cũng là lẽ thường của xã hội chủ lưu trên toàn thế giới, được phản ánh trong tất cả các tầng diện của xã hội Trung Quốc và phương Tây.
Nói một cách đơn giản, trong một cuộc họp, Tổng thống sẽ ngồi vị trí chủ tọa; trong những dịp trang trọng thì Tổng thống và Chủ tịch nước sẽ đi đầu; trong một cuộc họp công ty, ông chủ sẽ ngồi ở ghế chủ tọa; khi đi tiếp khách là những người cao niên, những vị lãnh đạo cũng sẽ ngồi ở vị trí chủ tọa; trong bữa cơm gia đình thì người cha sẽ ngồi ở vị trí chủ tọa, mỗi lúc tụ họp ở bên ngoài con cái cần tôn trọng cha, người cha đóng vai trò quan trọng; khi họp mặt gia đình thì chồng ngồi ở vị trí chủ tọa, khi đi ngoài đường hoặc trong những dịp xã giao cũng như đời thường, người vợ sẽ là người khoác lên tay chồng chứ không phải chồng khoác lên tay vợ… Đó là trật tự đạo đức căn bản của “Tam cương” luân thường thể hiện ra trong các phương diện quốc gia, hoạt động xã hội và gia đình.
“Tam cương” là căn bản của lễ nghi ở trên toàn thế giới hiện nay, càng ở trong các trường hợp cấp cao thì càng cần được coi trọng!
Những điều này không liên quan gì đến chính trị, mà là những yêu cầu cơ bản để làm người và là lẽ thường trong xã hội. Bản thân chính trị không bao quát được văn hóa truyền thống, nó chỉ là một bộ phận nằm tại tầng con người. Trung Quốc và cả phương Tây đều có lịch sử phong kiến mấy ngàn năm, vì sao mấy ngàn năm qua Trung Quốc là quốc gia có thể dẫn đầu thế giới? Nói thẳng ra, đó là nhờ có sức mạnh của văn hóa truyền thống. Trung Quốc có một hệ thống văn hóa Nho gia rất hoàn chỉnh, dựa vào nó có thể khiến cho người ta hiểu được sự thịnh suy của đời người, sự hưng vong của một quốc gia; và văn hóa truyền thống giúp con người có được sự tu tâm dưỡng tính, đặt định những đạo lý cơ bản để làm người.
Thời xưa, việc triều đình nghị sự đều được bách quan trong triều công khai nghị luận, lấy lý luận của Thánh nhân làm tiêu chuẩn để đo lường mọi việc, cuối cùng Hoàng đế sẽ làm người chủ trì sự việc, và lấy hình thức chiếu chỉ để ban bố. Các việc nghị sự lúc đó không phải là lấy chủ nghĩa gì đó, mà là lấy nhân đạo, Thiên đạo làm căn cứ để phán định. Xã hội hiện đại ngày nay không làm được điều này .
Trong xã hội hiện đại, Chủ tịch và Tổng thống là người đưa ra quyết định cuối cùng, những sự kiện trọng đại không phải là ban bố Thánh chỉ nữa mà là sắc lệnh của Chủ tịch hoặc mệnh lệnh của Tổng thống, điều này cũng không phải là lý thuyết mê tín phong kiến gì. Rồi đến những việc như các thẩm phán thời hiện đại phán quyết các vụ án và chủ tọa phiên tòa phán xử các vụ án, đây cũng không phải là lý thuyết mê tín phong kiến gì cả. Ví dụ, con trai khi có việc gì thì đi thương lượng với cha mình, lấy ý kiến của cha mình làm tham khảo vì cha là người có kinh nghiệm xã hội phong phú so với người con còn non nớt chưa trải sự đời; hoặc như người vợ khi có việc thì tìm chồng mà thương lượng, đó là điều tất nhiên chính thường vì người đàn ông là trụ cột của gia đình, là người cầm cương nảy mực cho cả gia đình. Cái lý của “Tam cương” trong quá khứ và ở hiện tại là chưa bao giờ thay đổi, hoặc dẫu có thay đổi nào đi nữa thì chỉ là sự khác nhau về thể chế chính trị và bối cảnh văn văn hóa đằng sau mà thôi.
“Ngũ thường” là nói đến sự tu dưỡng của năm phương diện trong cuộc sống thường nhật, đó là: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.
Chữ “Nhân” là diễn hoá ra từ chữ “Thiện”, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín là biểu hiện của lý tính. Nếu lời nói và việc làm của một người rất có lý trí, bậc quân tử nào mà tu dưỡng được sự nhân nghĩa và lễ độ như vậy thì trong quá khứ, hiện tại và tương lai đều là người hiếm có vậy. Thực ra “Ngũ thường” cũng là căn bản để tu thân của giới quý tộc phương Tây, chỉ là luận thuật của nó tương đối bề mặt: nhân ái, nghĩa dũng, tri thức sâu rộng, lễ nghi v.v…
Nho gia rất chú trọng đến phẩm hạnh và tính độc lập. Cho nên mới nói: thành ý, chính tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ!
Chân thành chính là nền tảng, vì vậy mà đi tìm kiếm sự chân thật, đồng cảm khi nhìn thấy người tốt, sẽ hướng vào trong bản thân mình để phản tỉnh và suy ngẫm khi nhìn thấy kẻ xấu. Làm như vậy để mỗi ngày có thể lấy chính lý mà tự đo lường lời nói và hành vi của mình, rồi sử dụng phản tỉnh của bản thân để sửa đổi những thói quen xấu và những tư tâm tạp niệm. Đây chính là tu thân! Khi quý vị có năng lực suy đoán và phân tích sự việc ở một mức nhất định, quý vị mới có thể “tề gia”, thông qua các hoạt động gia tộc mà tiếp xúc với xã hội, hiểu được xã hội, và sau khi trang bị đầy đủ phẩm hạnh của một bậc quân tử rồi thì mới bước ra phục vụ quốc gia.
Đây là một bộ học thuyết hoàn chỉnh rất lý trí và khoa học. Sau đó thông qua khoa cử, sử dụng học thuyết của chính mình để phục vụ xã hội. Trong quá trình này, người đó sẽ tiến thêm một bước thực hành học thuyết của bậc Thánh nhân để hoàn thiện phẩm hạnh và nâng cao đạo đức của mình!
Bộ học thuyết này vượt xa những thứ của chủ nghĩa duy vật hiện đại vốn đi chệch khỏi bản chất con người, và là phạm trù tu dưỡng rất thực tiễn và chân thực. Đó không phải là một học thuyết hão huyền, đao to búa lớn, mà là phương pháp tu dưỡng của bậc chính nhân quân tử có phẩm chất đạo đức .
Lại nói về “Tam tòng tứ đức”. “Tam tòng” là: Vị giá tòng phụ, ký giá tòng phu, phu tử tòng tử (chưa xuất giá thì theo cha, xuất giá rồi thì theo chồng, chồng chết rồi thì theo con). “Tứ đức” là bao gồm: “Phụ đức” – đức của phụ nữ, “Phụ dung” – dung mạo của phụ nữ, “Phụ ngôn” – lời nói của phụ nữ và “Phụ công” – việc làm của phụ nữ.
Nói về “Tam tòng tứ đức”, không thể tách rời bối cảnh văn hóa và bối cảnh xã hội lúc bấy giờ.
Vị giá tòng phụ (chưa xuất giá thì theo cha):
Thời cổ đại, phụ nữ đi lấy chồng rất sớm, 16 tuổi mà chưa lấy chồng thì được coi là đại cô nương, thông thường khoảng 14 tuổi là xuất giá rồi, tương đương với học sinh trung học cơ sở ngày nay. Thử nghĩ xem, học sinh trung học hiện đại, họ sẽ hiểu biết được những gì? Ở nhà, người cha là trụ cột của gia đình, điều này do tính chất của xã hội nông nghiệp thời xưa quyết định, và đàn ông là lực lượng lao động chính trong nhà. Vì thế con gái 14, 15 tuổi không nghe lời cha thì biết nghe lời ai? Tất nhiên, con gái cũng nghe theo lời mẹ, nhưng các ý kiến chủ yếu thì luôn là người cha quyết định. Tình hình thực tế hiện tại đã không còn được giống như xưa, bởi vì xã hội ngày nay quá phức tạp.
Ký giá tòng phu (đã xuất giá thì theo chồng):
Sau khi một cô bé 14,15 tuổi đi lấy chồng, người quan tâm chăm sóc nhất đương nhiên là người chồng. Thời xưa, vợ chồng “tương đãi như bằng, tương kính như tân” (coi nhau như bạn, kính trọng nhau như khách). Hiện tại đã khác xưa.
Bây giờ cũng vậy thôi, đàn ông không nuôi nổi gia đình, mọi việc đều nghe theo phụ nữ, và điều này sẽ khiến mọi người chế giễu. Bên cạnh đó, phụ nữ ai cũng mong người đàn ông của mình là một nam tử Hán đầu đội trời chân đạp đất, trước mặt mọi người thì sáng sủa cao sang, đứng trước mình thì có cảm giác an toàn và là chỗ dựa vững chắc .
Phu tử tòng tử (Chồng chết theo con):
Người mẹ nào mà không hy vọng con trai mình trở thành một đấng nam tử Hán có thể đỉnh thiên lập địa và có thể độc lập gánh vác gia đình? Một người phụ nữ có năng lực ra sao cũng phải giúp đỡ cho con trai thành gia lập nghiệp! Bởi vì người mẹ cũng không thể đi theo và chăm lo cho con cả đời, người mẹ luôn đứng sau lưng con, âm thầm ủng hộ con mới là người mẹ có tri thức, là người mẹ vĩ đại và có trách nhiệm! Vì vậy, người phụ nữ không thể vội vàng tái hôn sau khi chồng họ vừa qua đời, phải không?
Ngoài ra, “tam tòng” còn nhấn mạnh đến phẩm chất cao quý chân chất một lòng “thủ chân tòng nhất” của người phụ nữ. Đối với nam giới cũng vậy, tín niệm “thủ chân tòng nhất” của họ càng phải thể hiện nhiều trên phương diện nội hàm tinh thần của cái đạo văn võ nghĩa hiệp vì việc công, phụng sự quốc gia và dân chúng .
“Tứ đức” là chỉ về: “Phụ đức” (đức của phụ nữ), “Phụ dung” (dung mạo của phụ nữ), “Phụ ngôn” (lời nói của phụ nữ) và “Phụ công” (việc làm của phụ nữ).
Có nghĩa là, làm phụ nữ, điều quan trọng nhất là phải có phẩm đức, lấy sự ngay chính của bản thân làm gốc; thứ hai, phải chú ý đến vệ sinh cá nhân (là người đoan trang, cẩn trọng và lịch sự, ăn mặc chỉnh tề, không xuề xòa). Về ngôn ngữ thì chú ý khéo hiểu lòng người, biết điều gì nên nói, điều gì không nên nói, có lễ tiết …), và đạo trị gia (quan tâm đến chồng, dạy giỗ con cái, kính già yêu trẻ, cần kiệm tiết ước, thời xưa người phụ nữ còn phải biết thêu thùa may vá v.v…). Tất nhiên, người phụ nữ hiện đại cũng tiến nhập vào xã hội, cái gọi là “Phụ công” (công việc của người phụ nữ) này tất nhiên cũng chỉ về công việc ở các đơn vị công tác trong xã hội.
“Tam tòng tứ đức” thực chất chỉ là một hiện tượng rất chân thật trong xã hội hiện thực, là sự tổng kết của lẽ thường luân lý. Trong mấy chục năm qua vì sao lại bỡn cợt và xuyên tạc “Tam tòng tứ đức” là sản vật của chế độ chuyên chế phong kiến, vu khống, vu oan một cách trắng trợn rằng phụ nữ thời xưa là phải tuyệt đối phục tùng đàn ông? Bản thân điều này chính là “tự thị nhi phi” (tưởng đúng mà hóa ra là sai hoàn toàn) và bị các tà thuyết oai lý dẫn dắt mà hiểu nhầm hiểu sai!
Một người phụ nữ có phẩm chất cao quý, hành vi đoan chính, lời ăn tiếng nói có hàm dưỡng, hiếu thảo với cha mẹ, biết giúp chồng dạy giỗ con cái, cần kiệm tiết ước, ở trong thiên hạ này cha mẹ nào lại không muốn có một cô con gái hoặc một cô con dâu như vậy? Và người đàn ông nào không ao ước có một người vợ, người mẹ như thế?
Người Trung Quốc thời cận đại thường tự hạ thấp và coi rẻ chính mình, một mặt họ xa rời thực tế, thoát ly khỏi như sự giáo dưỡng về văn hóa đạo đức của tổ tiên, thay vào đó là đi sùng bái hàng ngoại, đi rước các thứ xấu ngoại lai; mặt khác là dựa vào ảo tưởng và bịa đặt tội trạng để chống lại văn hóa truyền thống của chính họ, thậm chí là “khi sư diệt tổ”.
Epoch Times Tiếng Việt