Tác giả: Đệ tử Đại Pháp
[ChanhKien.org]
Cảm ứng tâm linh có tồn tại không? Liệu một sinh mệnh chưa được sinh ra có thể cảm nhận được tình yêu thương hay không? Đọc xong câu chuyện bên dưới bạn sẽ thấy được thần giao cách cảm có sức ảnh hưởng lớn đến mức nào.
Trong phòng sinh ở một bệnh viện nọ có một em bé vừa được sinh ra, nhưng mặc cho mọi người làm thế nào đi nữa thì đứa bé vẫn không chịu bú mẹ. Ban đầu các bác sĩ nghĩ em bé dị ứng với sữa mẹ nên pha sữa bột cho bé, và quả nhiên em bé đã uống sữa bột. Sau đó sản phụ giường bên cạnh hỏi: “Hay là thử lấy sữa của tôi cho cháu bú xem?”, rồi bế lấy đứa bé cho nó bú, và đứa bé đã bú sữa của cô ấy. Thấy vậy các sản phụ khác cũng thay nhau bế đứa bé sang cho bú, em bé cũng vẫn bú sữa của họ. Chỉ duy mỗi khi nằm trong vòng tay mẹ đẻ thì em bé không chịu bú. Các bác sĩ cảm thấy việc này rất kỳ lạ nên đã hỏi người mẹ: “Rốt cuộc cô có chuyện gì thế? Sao đứa bé lại như vậy?” Người mẹ chỉ đáp một câu: “Lúc đầu tôi hoàn toàn không muốn có đứa con này”. Kết quả, sau khi được sinh ra, việc đầu tiên mà đứa bé làm là cự tuyệt mối quan hệ với mẹ của nó.
Câu chuyện này khơi gợi cho chúng ta điều gì? Có ít nhất hai điểm như sau: thứ nhất, thai nhi khi ở trong bụng mẹ là có công năng cảm nhận, và cảm nhận của thai nhi là chuẩn xác; thứ hai, một đứa trẻ vừa sinh ra đã có thể phán đoán dựa trên cảm nhận của mình, hơn nữa ngay cả khi em bé không nhìn thấy thì những phán đoán của bé vẫn không có sai lệch.
Vậy thì, cảm ứng tâm linh là có tồn tại, hơn nữa nó thực sự đáng tin cậy. Với một người tu luyện mà nói, bạn xuất ra là niệm ác hay niệm thiện, điều bạn nghĩ đến là niệm chính hay niệm tà, thì khi điều bạn nghĩ còn chưa xuất ra, thì những sinh mệnh cao tầng nhìn một cái là thấu tỏ hết, và mọi thứ xung quanh bạn cũng đang đồng thời cảm ứng được chính xác những suy nghĩ của bạn. Cho dù bạn không nói ra, hoặc là bạn che giấu kỹ đến mức không ai nhìn thấy, thì người khác vẫn sẽ cảm nhận được những niệm đầu của bạn, quả thật đúng là như vậy.
Có một học viên như thế này, từ lâu anh vẫn ôm giữ tâm oán hận đối với cha ruột. Anh cũng biết rằng mình nên thiện đãi cha mình, nhưng vẫn không thể buông bỏ những oán giận đã tích tụ trong lòng từ mấy chục năm, anh chưa chủ động diệt trừ tâm oán hận của mình, cái tâm ấy vẫn khống chế anh chết cứng. Mặc dù không tỏ ra bất mãn hay oán giận cha, lại thường xuyên mua thức ăn và đồ dùng cho cha, luôn niềm nở quan tâm, nét mặt từ trước đến nay vẫn là nét mặt ôn hoà cần có. Nhưng người cha lại không hề cảm kích anh, luôn tỏ ra không hài lòng về đứa con này, có lúc còn nổi trận lôi đình, nói những lời nhiếc móc thậm tệ. Vị học viên ấy cảm thấy vô cùng uỷ khuất, nỗi oán giận tích lại ngày càng sâu hơn, thậm chí hình thành nên một tử quan, mối quan hệ của anh với cha cứ tiếp diễn trong vòng luẩn quẩn xấu đó. Mãi cho đến một ngày, anh nhận ra rằng trong lòng anh chỉ là sự oán giận và bất mãn với cha mình, anh không hề có chút thấu hiểu hay bao dung nào cả, niệm đầu phát xuất ra đều là ác chứ không phải thiện. Khi đó, cha anh tiếp nhận những tín tức như thế liệu có thể đối đãi tốt với anh được không? Tuy anh thể hiện bằng lời nói hành vi bên ngoài rằng mình là một người con hiếu thuận, nhưng trong lòng thì lạnh nhạt, hà khắc, một người lừa mình dối người như thế lại giả danh thành một người hiếu thuận, đó kỳ thực chính là kẻ đại bất hiếu. Kiểu hành vi trong ngoài bất nhất, mua danh lấy lòng này mới là đáng xấu hổ nhất, cần phải nghiêm túc sửa đổi. Thế là vị học viên này bắt đầu đặt công phu ở phương diện tâm tính, nhìn nhận tâm oán hận và tâm bất mãn của mình là những quan niệm bất chính được hình thành hậu thiên, một người tu luyện làm sao có thể oán hận người thường được? Huống hồ là cha ruột của mình! Anh thực sự nhận ra rằng cần chuyển biến quan niệm của bản thân, và đã lập tức thanh trừ tâm oán hận, khi ấy tâm oán hận lập tức bị tiêu mất, tâm tính của anh đã đạt đến vị trí, cũng từ đó người cha luôn vui vẻ với anh. Người học viên này xác thực cũng đã thể hội được một đạo lý: là một người tu luyện, chỉ có cách đặt công phu ở chỗ tâm tính, tu bỏ hết thảy niệm đầu bất chính, thì mới có thể thiện đãi chúng sinh, khiến họ cảm thấy ấm áp, như vậy mới có thể cứu độ chúng sinh được.
Chúng ta đều biết một Pháp lý là tướng do tâm sinh. Với một người tu luyện thì hết thảy mọi thứ xung quanh bạn là đều tùy theo cái tâm của bạn mà diễn hoá. Mọi người sẽ cảm ứng được nội tâm của bạn. Nếu bạn oán hận một người thường nặng bao nhiêu, thì người ấy sẽ bất mãn về bạn bấy nhiêu; bạn khoan dung với đồng tu bao nhiêu, thì đồng tu sẽ tín nhiệm bạn bấy nhiêu; chính niệm của bạn mạnh bao nhiêu, thì uy lực của chính niệm sẽ lớn bấy nhiêu. Khi chúng ta thực sự từ nội tâm muốn đối đãi tốt với người khác, khi niệm chúng ta phát xuất ra đều là thuần thiện, thì mọi người sẽ cảm nhận được sự từ bi và năng lượng ấm áp từ bạn, và những thứ bất chính cũng sẽ được giải thể; còn khi cái thiện trong tâm chúng ta bị tạp lẫn với tâm chỉ trích và oán hận thì điều mọi người cảm nhận thấy chính là sự đan xen giữa thiện ý và gián cách. Vì vậy nếu có cảm thấy bất mãn với một ai đó, người chân tu nên xem xét nội tâm mình trước, đặt công phu vào cái tâm của mình, kịp thời tu chính bản thân. Đầu tiên phải sửa đổi cho chính cách nghĩ trong nội tâm thì trạng thái cũng sẽ theo đó mà biến đổi, và cảnh tượng “liễu ám hoa minh hựu nhất thôn” cũng theo đó mà xuất hiện.
Ngược lại, một người tu luyện nếu chỉ làm các việc trên hình thức mà không tu bản thân, thế thì dẫu có tu đến mấy chục năm, trên cả trăm năm, kết quả vẫn là phí công vô ích, hết thảy chỉ là ảo ảnh. Với người tu luyện thì những gì họ nói và làm đều là hình thức, đều là điều ở bề mặt, đều là để người khác nhìn; còn tu bỏ cái gì, quy chính cái gì thì mới là bản chất, mới là căn nguyên, mới là điều mà Thần muốn nhìn. Thế nên nếu một người không thay đổi từ bản chất, những thứ bề mặt dẫu có làm được đẹp đẽ hoa lệ đến đâu thì cũng sẽ không đề cao được dẫu chỉ một bước. Tu luyện là tu cái tâm cho chính, tâm chính thì mọi thứ sẽ chính, tâm không chính thì mọi thứ sẽ không chính. Vì vậy một người chân tu cần phải học cách tìm được tâm linh của bản thân mình từ trên sự phản ứng và cảm ứng của người đối diện, phải tin rằng cảm nhận của người khác là sự phản chiếu từ nội tâm của mình. Cần đặt công phu vào cái tâm của mình, cần tìm ra triệu chứng “bệnh” của mình, cần phải tu chính tâm của mình cũng như từng tư từng niệm của bản thân.
Cảm ứng tâm linh là thứ nhìn không thấy, sờ không được, nhưng nó thực sự tồn tại. Những suy nghĩ và tư tưởng của chúng ta cũng chính là những dục vọng mà mong cầu của bản thân mình chúng ta, vũ trụ này sẽ cảm ứng được, những sinh mệnh chung quanh cũng sẽ thể hiện ra. Bạn có nhận thấy được cảm thụ của người khác không? Bạn có thực sự làm được việc đặt công phu vào chỗ tâm tính của bản thân chưa? Nếu làm được thì mới là chân tu, mới gọi là tu tốt bản thân được.
Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/111437
Ngày đăng: 15-09-2022
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.
ChanhKien.org