Monday, December 30, 2024

Phải chăng thịnh vượng của một gia đình là nhờ lời nói của người đàn ông?

Liên Quan
Click Xem

Lời nói là thứ vô hình nhưng mang trong mình một sức mạnh lớn lao, nó tác động đến chúng ta theo nhiều cách khác nhau, thậm chí là vượt xa những gì mà chúng ta có thể tưởng tượng được. Lời nói là phương thức truyền đạt suy nghĩ và tình cảm của con người, hơn nữa còn được ví như phong thủy có thể ảnh hưởng đến sự thịnh suy của một gia đình. Trong khi đó, đàn ông lại được xem là trụ cột, do đó lời mà người đàn ông nói ra phải có trọng lượng, nhất định cần phải cẩn trọng.

Bằng lời nói, ta có thể thấy người khác mỉm cười, vui vẻ và hạnh phúc. Nhưng cũng bằng lời nói, chúng ta có thể khiến người khác đau khổ, căm ghét hay thù hận. Những lời nói tốt đẹp có thể kết nối mọi người, nó là phép màu vô hình có thể làm ảnh hưởng tâm trạng một ngày của ai đó, khiến người khác cảm thấy được thấu hiểu, quan tâm. Một lời nói đúng lúc cũng giúp người thân cảm thấy đặc biệt, vợ chồng cảm thấy được chăm sóc, và thậm chí làm cho đồng nghiệp hoặc nhân viên cảm thấy được đánh giá cao.

Lời nói cũng có thể giúp xua đi căng thẳng, hàn gắn những vết thương lòng, bồi đắp sức mạnh, niềm tin và động lực cho những người đang gục ngã, những tâm hồn khô héo. Bằng lời nói, những diễn giả có thể thay đổi cách suy nghĩ của bạn, những vị tướng có thể tăng thêm nhuệ khí cho quân binh của mình, những vị vua có thể hàng phục được kẻ giặc, những người tốt có thể cứu rỗi những người lạc lối. Tuy vậy, cái gì cũng có hai mặt của nó, dùng những lời lẽ khắc nghiệt, những chua ngoa và dối trá có thể giết chết một người đang tuyệt vọng. Dùng những lời lẽ tàn nhẫn có thể phá hỏng một cuộc đời, những bất cẩn có thể nhóm lên xung đột, còn những ngông cuồng có thể gây nên bạo lực và lửa khói.

Trong tình yêu hay cuộc sống, lời nói của chúng ta dẫu vô hình nhưng lại ẩn chứa một sức mạnh vô cùng khó kiểm soát. Ngôn từ và lời nói của ta định hình tính cách con người ta. Vì vậy, hãy cân nhắc trước khi sử dụng ngôn từ và lời nói để chúng ta cùng nhau suy ngẫm. 

Vậy là một người đàn ông trong gia đình, một người trụ cột một ngôi nhà cũng là người lái đò và vững tay chèo trên con thuyền hạnh phúc của một gia đình nhỏ. Do vậy áp lực không chỉ công việc, xã hội, gia đình và kinh tế, họ cũng chịu đựng không ít những phiền não. Trên phương diện gia đình còn lo kinh tế và giúp vợ chăm sóc cha mẹ già và con cái. Vậy nên khi gặp áp lực về tinh thần và chuyện nhỏ gia đình cũng khiến họ mà nhanh phát hỏa, chán nản, bực bội, cáu kỉnh.

Nhưng càng gặp áp lực tinh thần như vậy thì người đàn ông cần tu dưỡng những giá trị đạo đức của người nam nhi cần phải duy trì được tâm thái hòa ái, điềm tĩnh, rộng lượng, nhẫn lại, quan tâm, yêu thương, bao dung, lạc quan, chia sẻ và thấu hiểu.

Để đạt được những tính cách tu dưỡng được tâm thái điềm tĩnh và thấu hiểu trong cách giao tiếp đến xã hội và với những người yêu thương mình thì cần làm được 3 điều này, thì sẽ giúp cho người đàn ông có được tâm thái hòa ái khi áp lực cuộc sống sẽ trở lên đơn giản hơn, cả đời viên mãn, hạnh phúc.

1. Không lên nói những lời cay đắng với người vợ bên cạnh mình

Cổ nhân thường nói “Đàn ông là trời, phụ nữ là đất”

Hay câu nói ca dao “Thuận vợ thuận chồng, tát biển đông cũng cạn”

Khi vợ chồng chung sống với nhau có sự hòa hợp tựa như “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” sự hòa hợp về tâm tính, cách sống và tướng mặt. Vợ chồng thuận nhau trong cuộc sống hôn nhân thì chuyện gì cũng thành, khó khăn trong cuộc sống và nuôi dạy con cái cũng tốt hơn.

Một cuộc hôn nhân có trở nên tốt đẹp hay không, thì trách nhiệm của vợ và chồng là như nhau. Nhưng trong hôn nhân thì người đàn ông trong gia đình cần tiết chế vấn đề nói năng của mình đó là không nói xấu vợ, không chấp người vợ mình những chuyện nhỏ nhặt, không phân tranh với vợ. Đầu óc hạn hẹp thì rất khó làm được việc lớn.

Sự tương tác giữa vợ chồng với nhau giống như cái bát với cái thìa, khó tránh khỏi những xung đột va chạm về tâm tính. Không nên vì một chút khẩu khí của bản thân mà làm tổn hại đến người khác. 

Người ta thường nói phụ nữ rất nặng về tình cảm, có nhiều suy nghĩ cảm tính hơn và hay ủy khuất chịu đựng. Họ  muốn được nghe lời quan tâm từ bạn đời của mình, còn đàn ông về tình cảm lại suy nghĩ lý tính, mạnh mẽ. Do vậy sự giao tiếp vợ chồng với nhau cũng phải nhẫn nhịn và thấu hiểu, sẻ chia cho nhau những giá trị cuộc sống, không thể vì chút khẩu khí của bản thân mà khiến gia đình bất hòa. Khi người vợ nóng thì người chồng nên nguội, đó là sự cân bằng âm dương giữa cuộc sống vợ chồng với nhau.

Lời hay ý đẹp từ người chồng tôn trọng vợ mình, thấu hiểu và chia sẻ cũng khiến cho người vợ tính cách cũng dần thay đổi, thùy mị, nết na mà toàn tâm toàn ý vun vén cho gia đình. 

Còn lời nói của chồng mà cay nghiệt hà khắc của người chồng sẽ ảnh hưởng đến tính cách của người vợ, cô ấy sẽ cảm thấy đau buồn mà ủy khuất, lời nói cay nghiệt ví như ” cái rét giá của mùa đông”

Có một câu nói của Chu Tử Gia Huấn rằng: “Cư gia tranh tụng, tụng tắc chung chung”. Vợ chồng bất hòa mà gia đình dẫn đến xa rời nhau, dù bên nào thắng, cũng để lại vết thương cho mỗi người.

2. Không nói nặng lời và thô tục với con cái

Con cái sinh ra rất cần sự yêu thương của gia đình mà quan trọng nhất là tình yêu thương của cha mẹ dành cho chúng.

Người Trung Quốc trong việc giáo dục con cái thường dựa trên câu “Nghiêm Phụ Từ Mẫu” làm chủ. Có lúc bản thân người làm cha cho rằng cần phải thật nghiêm khắc, thiết lập các quy tắc và uy nghiêm mới có thể quản lý tốt con mình.

Nhưng sự giáo dục tốt nhất dành cho con, không phải cứ đánh mắng, là dạy dỗ, mà phải lấy chính mình làm gương. Giáo dục con cái không được đùn đẩy trách nhiệm, cần để con hiểu rằng như thế nào là gánh vác.

Khi một người cha có thể giao tiếp thật sự với con cái, dẫn dắt con một cách chính xác, mới có thể trở thành người thầy tận tâm trên con đường trưởng thành của con, chứ không phải là khiến con chỉ muốn tháo chạy, thậm chí ôm sự sợ hãi đối với cha mình.

Tính cách con cái  là tấm gương phản ánh sự tu dưỡng của cha mẹ. Khi cha mẹ có thể lấy mình làm gương, thì trẻ con cũng sẽ trở nên tốt đẹp. Trong quá trình nghe quen tai nhìn quen mắt, trẻ tự nhiên sẽ học và thừa kế được những thói quen, truyền thống tốt đẹp từ cha mẹ. Đây chính là phương thức dưỡng dục con cái của người xưa truyền dạy.

3. Chữ Hiếu đứng đầu, tôn trọng, yêu thương và vui vẻ với đấng sinh thành

Cổ nhân nói rằng: “Trăm điều thiện, chữ hiếu đứng đầu”

Một gia đình, muốn thịnh vượng thì thái độ đối với đấng sinh thành cũng rất quan trọng. Là một người đàn ông, đối với việc phụng dưỡng người đã nuôi mình khôn lớn, cần phải thật cung kính. Không được chê bai cha mẹ, càng không được tùy tiện mắng chửi. Nếu không sẽ rất dễ làm tổn thương đến tình cảm và lòng tự tôn của họ, và còn tổn hại đến đức hạnh. Không thì trời đất cũng không dung, nếu người đó vì chữ hiếu thì ngay cả trời phật cũng cảm động mà kính nể, người đó gặp nạn cũng hóa nguy thành an.

Mạnh Tử có câu: “Chỉ có sự hiếu thuận với cha mẹ, mới có thể giải quyết được nỗi phiền muộn”.

Cha mẹ là trụ cột tinh thần của chúng ta, khi họ sống vui vẻ, hạnh phúc an nhiên, thì tự nhiên cũng sẽ khỏe mạnh và trường thọ, nhờ vậy mà thân là con cái cần quan tâm cha mẹ để họ lại càng có thể vui vẻ, vô tư vô lo mà an dưỡng tuổi già. 

Tiếc là trong cuộc sống hiện nay, khi xã hội ngày càng hiện đại hóa thì đạo đức con người ngày càng suy thoái. Chúng ta thường đem cảm xúc tiêu cực gửi gắm lên thân của người sinh ra trong chúng ta, cũng chính là vô tình làm tổn thương đến trái tim họ.

Là một người đàn ông, nếu có thể nhẫn nại với cha mẹ hơn, kính trọng cha mẹ tựa núi cao, cư xử hòa nhã hơn thì gia đình sẽ ngày càng hạnh phúc.

Trong cuốn sách “Đệ Tử Quy”, phần Phép người con, Thánh Nhân dạy: có viết nhiều câu nói khuyên dạy con người hãy trọng đạo làm con.

“Hiếu đễ trước, rồi cẩn tín

Yêu rộng khắp, gần người nhân…

Cha mẹ bảo, làm lập tức

Cha mẹ dạy, phải kính nghe

Cha mẹ trách, phải tiếp nhận

Cha mẹ thương, hiếu đâu khó

Cha mẹ ghét, hiếu mới hay”

Vậy nên lời nói của một người đàn ông được ví như phong thủy, có thể thay đổi vận mệnh của một gia đình. Do vậy người đàn ông để làm được những điều đó trước tiên cần tu dưỡng bản thân, trọn chữ hiếu, và yêu thương vợ con mình. Và tất nhiên khi một gia đình muốn thịnh vượng, vẫn nên cần duy trì sự đồng tâm hiệp lực của mỗi người, làm thật tốt vai trò của chính mình và nghĩ cho người khác. Có thể làm được những điều này, gia đình ắt sẽ hòa thuận, mọi chuyện cũng suôn sẻ.

Biên tập: Thanh Chân

Xem thêm

Vạn Điều Hay

Thiên thư "Chuyển Pháp Luân" - vạn năm khó gặp - Click xemspot_img
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Chuyển Pháp Luân
spot_img
Xem nhiều

Vì sao có nhân loại

Đại sư Lý Hồng Chí là người sáng lập môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công. Môn tu...

Bài liên quan

Cảnh sát đang luyện khí công - Click học miễn phíspot_img
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x