Saturday, December 21, 2024

Vị quan thanh liêm vang danh khắp thiên hạ

Liên Quan
Click Xem

Hiên Nghê (?~1464), tự là Duy Hành, sinh ra ở làng Hiên Trang, Lộc Ấp vào triều Minh. Vào năm Vĩnh Lạc thứ 22 (năm 1424), ông đỗ Tiến sĩ, nhậm chức Phó Hành nhân ti, về sau làm quan đến Hình bộ Thượng thư. Suốt sáu triều đại Minh Thành Tổ, Minh Nhân Tông, Minh Tuyên Tông, Minh Anh Tông (niên hiệu Chính Thống), Minh Cảnh Đế, Minh Anh Tông (niên hiệu Thiên Thuận), ông là một vị quan thanh liêm chính trực, có nhiều thành tích.

Bộ y phục cũ phản ánh sự liêm chính

Hiên Nghê vừa bước chân vào quan trường đã nổi tiếng thanh liêm. Vì thành tích nổi bật, Hiên Nghê được chuyển từ Phó Hành nhân ti sang Ngự sử, được cử đến Hoài Thượng để đốc lương. Vào mùa đông năm đó, Hiên Nghê đi thuyền không may bị ngã xuống nước, y phục ướt sũng, nhưng trong hành lý lại không có một bộ quần áo nào để thay. Sau khi đến nơi, ông chỉ có thể quấn một chiếc chăn để gặp quan viên địa phương.

Quan viên địa phương muốn may gấp cho ông một bộ y phục để thay thế, nhưng ông từ chối, muốn đợi bộ cũ khô rồi lại mặc vào. Mặc dù tình cảnh trông thảm hại nhưng đã phản ánh phẩm đức liêm chính của Hiên Nghê. Kể từ đó, thanh danh “Hiên Nghê liêm sứ” được người đời ca ngợi rộng rãi.

Hiên Nghê thanh cao liêm khiết vang danh khắp thiên hạ, có thể sánh danh với Cảnh Cửu Trù triều minh, cuốn “Minh sử” nói rằng “quan thanh liêm tất phải nhắc đến Hiên Nghê”. (Ảnh: Tài sản công)
Hiên Nghê thanh cao liêm khiết vang danh khắp thiên hạ, có thể sánh danh với Cảnh Cửu Trù triều minh, cuốn “Minh sử” nói rằng “quan thanh liêm tất phải nhắc đến Hiên Nghê”. (Ảnh: Tài sản công)

Làm quan thanh liêm, đại trị một phương

Trong 5 năm niên hiệu Chính Thống thời Hoàng đế Minh Anh Tông, nhờ có thành tích nổi bật, Hiên Nghê được đặc cách đề bạt làm Chiết Giang Án sát sứ, chủ quản hình pháp phong hiến của cả một tỉnh. Chiết Giang xưa nay vốn là mảnh đất giàu có, phần lớn quan lại đều sống xa xỉ, phô trương, hơn nữa lại thường ganh đua so sánh thành phong trào. Hiên Nghê biết rõ tục ăn uống bằng công quỹ ở chốn quan trường là gốc rễ của mọi tệ nạn, vậy nên sau khi nhậm chức, ông đã quyết tâm hết sức phòng ngừa tránh xa phung phí.

Ông nỗ lực lấy mình làm gương, quanh năm đều mặc một bộ trường bào vải xanh đầy những mảnh vá. Đồ ăn trong nhà đều là rau củ, do tự tay phu nhân nấu nướng. Giống như mọi nhà thường dân khác, phu nhân cũng tự thân múc nước gánh củi, giặt giũ nấu nướng, chẳng nề hà việc gì. Khi có bạn cũ đến thăm, một đĩa đậu hũ hoặc một đĩa thịt gà đã là một sự tiếp đãi rất cao.

Hiên Nghê và các Liêu thuộc (các quan viên đồng nghiệp) đã ước định rằng, sẽ tự trả tiền cho các bữa ăn tại nơi công tác; ăn thịt ba ngày một lần, thịt mua về không được vượt quá một cân. Những quan viên này trước đây đã quen ăn uống bằng công quỹ, cho nên kêu khổ không thôi, nhưng thấy Hiên Nghê giữ lời hứa, họ cũng đành nhẫn nhịn.

Đồng thời, Hiên Nghê không bao giờ kết giao với những người có phẩm hạnh kém, ghét tụ tập vui chơi ăn uống. Một lần ông đến nhà một Liêu thuộc để dự tiệc, nhìn thấy trên bàn đầy những món ăn thịnh soạn, trong tâm cảm thấy rất không hài lòng. Ông biết những quan viên này trên danh nghĩa là chiêu đãi riêng, nhưng chi phí chắc chắn không chỉ dựa vào lương bổng. Vì vậy, ông miễn cưỡng ngồi xuống ăn một chút, rồi cố ý lấy tay che bụng rên rỉ không thôi. Mọi người vội hỏi có chuyện gì, ông nói: “Ở đây có tang vật!” Nghe vậy, mọi người chỉ biết dở khóc dở cười, còn chủ nhà thì càng thêm lúng túng.

Hiên Nghê lấy mình làm gương, ra sức nghiêm cấm tục ăn uống bằng công quỹ, nhờ vậy chốn quan trường ở Chiết Giang đã được cải thiện rất nhiều. Những quan viên muốn hối lộ để qua cửa Chiết Giang, nhưng biết rằng Hiên Nghê sẽ không nhận, vì vậy thường phải đi đường vòng. “Minh sử” nói rằng Hiên Nghê “làm quan liêm khiết, đại trị một phương.”

Vào năm Thiên Thuận đầu tiên (năm 1457) thời Minh Anh Tông, khi Hiên Nghê rời Chiết Giang để nhậm chức Hình bộ Thượng thư, tất cả hành lý của ông chỉ đựng vừa một chiếc giỏ tre. Sau vài tháng, Hiên Nghê dâng tấu xin cáo bệnh về quê nhà. Minh Anh Tông Chu Kỳ Trấn triệu kiến ông và hỏi: “Chiết Giang có một vị quan thanh liêm, khi rời chức vụ, hành lý chỉ có một cái giỏ tre, người đó chính là ông phải không?” Hiên Nghê khấu đầu xưng phải. Anh Tông liền ban thưởng cho ông bạc trắng, đồng thời chuẩn tấu.

Hiên Nghê thanh cao vang danh khắp thiên hạ, nổi tiếng không kém gì Cảnh Cửu Trù triều Minh, “Minh sử” nói rằng “quan thanh liêm tất phải nhắc đến Hiên Nghê.” Người đời sau gọi Hiên Nghê là “nhất lộc liêm sứ,” là vị quan thanh liêm chỉ với một chiếc giỏ tre hành lý (“lộc” 使 ở đây là chỉ chiếc giỏ tre). Hiên Nghê lưu danh sử sách, được người đời vô cùng kính trọng.

Tài liệu tham khảo: “Minh sử”


Sở Thiên thực hiện

Lý Mai biên tập

Tùy Phong biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ

Epoch Times Tiếng Việt

Thiên thư "Chuyển Pháp Luân" - vạn năm khó gặp - Click xemspot_img
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Chuyển Pháp Luân
spot_img
Xem nhiều

Vì sao có nhân loại

Đại sư Lý Hồng Chí là người sáng lập môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công. Môn tu...

Bài liên quan

Cảnh sát đang luyện khí công - Click học miễn phíspot_img
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x