Saturday, December 21, 2024

‘Ulysses’ trong những áng thơ của Tennyson: Từ bỏ hay không từ bỏ?

Liên Quan
Click Xem

“Phải nỗ lực, phải kiếm tìm, phải tìm bằng được, và không từ bỏ.” Những câu từ giản dị từ áng thơ “Ulysses” của thi hào Alfred, Nam tước Tennyson, đã trở thành một trong những vần thơ nổi tiếng nhất. Cùng với đó, nhà thơ nổi tiếng cũng thừa nhận tài hùng biện bậc nhất của người anh hùng sử thi của đại thi hào Homer.

Được sáng tác năm 1833, bài thơ này cho chúng ta thấy chân dung của Ulysses, theo cách gọi của người La Mã, hay Odysseus, theo cách gọi của người Hy Lạp, sau các sự việc trong thiên sử thi “Odyssey” của Homer.

Thật vậy, tác phẩm độc thoại “Ulysses” đầy kịch tính của Tennyson, được văn nhân T.S. Eliot gọi là “áng thơ hoàn hảo,” là một minh chứng thích hợp cho tài năng hùng biện của chiến binh Hy Lạp nổi tiếng nhờ trí tuệ của ông. Thơ độc thoại là loại thơ mà trong đó thi nhân đóng vai nhân vật duy nhất, ở đây là Vua Ulysses, và nhờ vậy độc giả hiểu được các sự kiện thông qua góc nhìn của ông.

Giống như tính cách của Vua Ulysses (*), bài thơ đưa ra những diễn giải trái ngược nhau. Nhiều người có thể hiểu rõ tại sao Dante phó mặc Ulysses cho ngọn lửa trong phần đầu tiên Inferno (Hỏa ngục) của thiên sử thi Divine Comedy (Thần Khúc**), là vì ông đã sử dụng sai tài hùng biện của mình trong Cuộc chiến Thành Troy; tuy nhiên, những người khác khi nghe những vần thơ của Tennyson và với lòng nhiệt thành mới mẻ dành cho cuộc sống, họ sẽ sẵn lòng bước lên con tàu như các thủy thủ thời-hiện-đại của Vua Ulysses. Cuối cùng thì câu hỏi đặt ra là việc không bao giờ từ bỏ hành trình phiêu lưu tìm kiếm và chủ nghĩa anh hùng của một người là phẩm chất đáng khen, hay bản thân việc từ bỏ đôi khi cũng là một đức hạnh.

Trong Khổ 26 của phần “Inferno” (Hỏa ngục), thi hào Virgil và Dante gặp gỡ Ulysses, họ nói chuyện qua một ngọn lửa rực cháy và kể về những tội lỗi mà vị vua này đã phạm phải trong và sau Cuộc chiến Thành Troy. (Ảnh: Tài liệu công cộng)
Trong Khổ 26 của phần “Inferno” (Hỏa ngục), thi hào Virgil và Dante gặp gỡ Ulysses, họ nói chuyện qua một ngọn lửa rực cháy và kể về những tội lỗi mà vị vua này đã phạm phải trong và sau Cuộc chiến Thành Troy. (Ảnh: Tài sản công)

Khi Đức hạnh trở thành Thói xấu

Phần mở đầu của bài thơ này dường như hợp lý đến hoàn hảo:

It little profits that an idle king,
By this still hearth, among these barren crags,
Match’d with an aged wife, I mete and dole
Unequal laws unto a savage race,
That hoard, and sleep, and feed, and know not me.

Thật vô dụng một quốc vương nhàn hạ
Quanh quẩn bên lò sưởi tháng ngày, giữa những vách núi khô cằn
Sánh đôi bên người vợ đã có tuổi, gặp thần dân và ban phát
Các luật lệ không công bằng cho dòng dõi hoang dại
Vốn chỉ biết ăn, ngủ, và cất giấu riêng mình
còn ta thì vô tồn trước mắt họ.

Nếu quả thực là “nhàn cư vi bất thiện,” thì Vua Ulysses đã đúng khi cố gắng né tránh vận mệnh mà Dante sắp đặt cho ông. Ai mà không thương xót một vị quốc vương mệt mỏi bôn ba khắp nơi, trở về quê nhà chỉ để thấy người vợ hiện đã già nua và những thần dân vô ơn của mình chứ?

I cannot rest from travel: I will drink
Life to the lees: All times I have enjoy’d
Greatly, have suffer’d greatly, both with those
That loved me, and alone, on shore, and when
Thro’ scudding drifts the rainy Hyades
Vext the dim sea: I am become a name;
For always roaming with a hungry heart
Much have I seen and known; cities of men
And manners, climates, councils, governments,
Myself not least, but honour’d of them all;
And drunk delight of battle with my peers,
Far on the ringing plains of windy Troy.

Ta không thể ngừng phiêu du đây đó
Sống cuộc đời trọn vẹn mỗi phút giây
Ta đã chịu đựng nhiều, và rất nhiều
Với cả những người thương yêu ta
Một mình ngồi nơi đây, trên bờ biển này
Khi cơn bão cuốn nàng mưa đi mất
Biển mịt mùng sóng cứ thế cuộn dâng
Tên tuổi của ta cũng đi lên từ đó
Rong ruổi muôn nơi, trái tim luôn rộng mở
Ta kinh qua nhiều thành phố, gặp gỡ biết bao dân
Nào phong tục, thời tiết, nào hội đồng, chính phủ
Dù ta chỉ là một người bé nhỏ
Nhưng bàn dân trăm họ đều cung kính tôn vinh
Tận hưởng niềm vui chinh phạt cùng đồng đội
Xa xa trên những cánh đồng âm vang
Của thành Troy lộng gió.

Vua Ulysses đã đến thời điểm mà thời hòa bình khiến ông khó chịu; nghỉ ngơi là gánh nặng đối với ông. Danh tiếng không nằm ở chuyến đi thành công mà ở hành trình đang diễn ra. Phải có một điều gì đó đáng để sống hơn là sự tồn tại lặng lẽ này, hơn là chỉ nhìn thấy những khuôn mặt giống nhau mỗi ngày và phục vụ họ khi tài năng của ông có thể được dùng ở một nơi nào đó khác tốt hơn:

How dull it is to pause, to make an end,
To rust unburnish’d, not to shine in use!
As tho’ to breathe were life!

Phải dừng lại và kết thúc ư?
Sao kết cục lại thảm thương đến vậy
Nếu cuộc đời là một thanh gươm sắc
Càng mài giũa sẽ càng sáng bóng hơn
Rỉ sét bao quanh khi không còn dùng đến
Chỉ hít thở cho qua ngày
Thì được tính là sống hay sao!

Không, lãng phí một nhân tài như ông không chỉ buồn tẻ mà còn “đáng khinh”, chỉ “tích trữ và gom góp” cho bản thân trong khi còn có những mưu cầu cao quý hơn nhiều: “Là theo đuổi tri thức giống như một ngôi sao sắp tàn,/ Vượt ra ngoài giới hạn tận cùng của tư duy nhân loại.”

Giấc mơ trở về nhà của ông đã không thành hiện thực, như được miêu tả trong áng thơ độc thoại đầy kịch tính của Tennyson. Bức tranh minh họa “Sự trở về của Ulysses,” của họa sĩ E.M. Synge từ loạt sách thiếu nhi “The Story of the World” (Câu chuyện về Thế giới) năm 1909. (Ảnh: Tài liệu công cộng)
Giấc mơ trở về nhà của ông đã không thành hiện thực, như được miêu tả trong áng thơ độc thoại đầy kịch tính của Tennyson. Bức tranh minh họa “Sự trở về của Ulysses,” của họa sĩ E.M. Synge từ loạt sách thiếu nhi “The Story of the World” (Câu chuyện về Thế giới) năm 1909. (Ảnh: Tài sản công)

Niềm vui đoàn tụ với gia đình khiến ông rong ruổi suốt 10 năm sau Cuộc chiến Thành Troy đã không thành hiện thực như những mộng tưởng của mười năm về trước. Vua Ulysses nói về vợ và con trai mình bằng thái độ phân minh, dẫu ông “rất yêu thương” con trai Telemachus đi chăng nữa, thì ông vẫn nói, “Con làm việc của con, cha làm việc của cha.” Theo đánh giá của ông, Telemachus sẽ là người trị vì tài giỏi thay thế ông, và sự thay thế này là vì lợi ích của thần dân.

Đạo đức nghề nghiệp, tri thức, chủ nghĩa anh hùng, và lòng dũng cảm. Ulysses có những chí hướng đáng quý, và trên bề mặt, ngôn từ của ông dường như khó mà chê trách được. Tuy nhiên, ông lại phản bội chính mình khi nói rằng ông chỉ về nhà ba ngày, và những suy tư của ông hoàn toàn không tập trung vào vợ và thần dân của mình như cách ông muốn độc giả tin tưởng.

Thay vào đó, ông không muốn tước đi thế giới của một người tài trí như ông bằng việc lãng phí tài năng vào những người dân thuộc tầng lớp thấp hơn. Chính khát vọng trong tâm khiến ông kiệt sức, chứ không phải vì suy nghĩ phụng sự người khác. Dưới góc độ này, mọi đức hạnh đều trở thành thói xấu, và thói xấu thay vào đó lại được gọi là đức hạnh.

Những chiến công lừng lẫy

Trong khổ thứ ba và khổ cuối cùng của bài thơ này, Vua Ulysses diễn thuyết trước các cựu thủy thủ của mình và thôi thúc họ thực hiện cuộc hành trình cuối cùng với ông:

Old age hath yet his honour and his toil;
Death closes all: but something ere the end,
Some work of noble note, may yet be done,
Not unbecoming men that strove with Gods.

Tuổi già chẳng ngăn được
Sự nỗ lực và cơ hội được vinh danh
Cửa tử rồi sẽ đóng lại
Nhưng ta vẫn có thể làm gì đó
Trước khi hai mắt này nhắm lại
Một vài chiến công lừng lẫy
Vẫn có thể được hoàn thành
Và ta sẽ trở thành người
Cùng các vị Thần chiến đấu.

Ulysses cho rằng điều này cao quý hơn nhiều so với việc trị vì của ông ở quê nhà. [Hành trình này] sẽ tiếp nối những cuộc phiêu lưu trước đây của họ, bởi vì “Chưa phải quá muộn để tìm kiếm một thế giới mới mẻ hơn.” Quả là vậy, cuộc sống lý tưởng sẽ là một chuyến phiêu lưu không ngừng nghỉ, và Ulysses tuyên bố rằng ông kiên định với chí hướng ra đi của mình:

For my purpose holds
To sail beyond the sunset, and the baths
Of all the western stars, until I die.

Ta vẫn kiên định với mục đích của mình
Ra khơi ở bên kia ánh tịch dương, và đắm mình
Giữa muôn vì tinh tú ở phía tây
cho đến khi ta không còn trên đời nữa.

Ông không có ý định quay về, và người ta có thể cho rằng hành trình trở về nhà mà ông hứa hẹn trong thiên sử thi “Odyssey” được thực hiện là vì lợi ích của chuyến đi này hơn là mục đích trở về nhà và tiếp tục đảm đương trách nhiệm của ông. Ulysses nhận thức rõ về kết cục có thể xảy ra của chuyến đi, vì vậy ông lưu ý rằng:

It may be that the gulfs will wash us down:
It may be we shall touch the Happy Isles,
And see the great Achilles, whom we knew.

Có thể những vực sâu sẽ nuốt chửng chúng ta:
Có thể chúng ta sẽ đến Quần Đảo Hạnh Phúc,
Và thấy Achilles vĩ đại, vị anh hùng mà chúng ta đã biết.

Cái chết bất quá chỉ là một cuộc phiêu lưu khác, nhưng đằng sau sự dũng cảm trong lời nói của Ulysses là sự bất cẩn với sinh mệnh của chính mình và thậm chí là không nghĩ đến cái chết của ông có thể tác động ra sao cho gia đình ông.

Bài thơ của Tennyson cho thấy khi đức hạnh bị đẩy đến cực đoan thì có thể trở thành thói xấu như thế nào. Bức chân dung của thi hào Alfred Tennyson, khoảng năm 1850, do họa sĩ P. Krämer vẽ. (Ảnh: Tài liệu công cộng)
Bài thơ của Tennyson cho thấy khi đức hạnh bị đẩy đến cực đoan thì có thể trở thành thói xấu như thế nào. Bức chân dung của thi hào Alfred Tennyson, khoảng năm 1850, do họa sĩ P. Krämer vẽ. (Ảnh: Tài sản công)

Khép lại bài diễn thuyết hùng hồn của mình, Ulysses thôi thúc các cộng sự không được từ bỏ. Những ngôn từ của ông dường như khích lệ người nghe vun bồi đức tính dũng cảm, nghị lực, và kiên trì. Nhưng nếu ông đẩy những đức tính này đến cực đoan, thì tất cả sẽ không còn là đức hạnh nữa.

Triết gia Aristotle đã định nghĩa hành vi đạo đức là sự trung dung giữa hai thái cực là dư thừa và thiếu hụt. Vua Ulysses bền trí tới mức cực đoan, và sự kiên trì dũng cảm này đã trở thành việc cự tuyệt với từ bỏ ngay cả khi trách nhiệm của ông đối với gia đình và vương quốc cần ông làm vậy.

Qua áng thơ của mình, thi hào Tennyson chứng minh rằng từ bỏ mong muốn của chúng ta để phục vụ người khác không hẳn là sự hèn nhát. Đôi khi từ bỏ chính là cách ứng xử cao cả hơn.

Thông tin tham khảo:

* Odyssey, theo thần thoại Hy Lạp, là vua của xứ Ithaca và là một vị anh hùng trong sử thi Odyssey của Homer. Tác phẩm này kể lại hành trình kéo dài ròng rã suốt 10 năm khi ông cố gắng trở về nhà sau Cuộc chiến Thành Troy và giành lấy ngai vàng của mình tại Ithaca.

** Thần khúc (Divine Comedy) là bản trường ca của nhà thơ Ý thời Trung cổ Dante Alighieri (1265-1321). Thần khúc gồm 100 khổ thơ với 14,233 câu thơ, được chia làm ba phần gồm Inferno (tức Hỏa ngục, hay Địa ngục), Purgatory (tức Luyện ngục), và Paradiso (Thiên đường).


Hoàng Long biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc tại The Epoch Times

Epoch Times Tiếng Việt

Thiên thư "Chuyển Pháp Luân" - vạn năm khó gặp - Click xemspot_img
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Chuyển Pháp Luân
spot_img
Xem nhiều

Vì sao có nhân loại

Đại sư Lý Hồng Chí là người sáng lập môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công. Môn tu...

Bài liên quan

Cảnh sát đang luyện khí công - Click học miễn phíspot_img
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x