Sunday, December 22, 2024

Hoa đăng lấp lánh đêm Vu Lan, quỷ hồn tiết lộ sức mạnh của việc hành thiện

Liên Quan
Click Xem

Mỗi năm vào ngày lễ Vu Lan ngày 15 tháng Bảy âm lịch, dân gian thường nghĩ đến điều gì? Chắc hẳn sẽ có nhiều người nghĩ đến việc cúng tế Thần linh để báo ân phổ độ, cứu rỗi những oan hồn lang bạt nơi trần gian. Thực hư có phải như vậy hay không?

Phong tục báo ân phổ độ trong lễ Vu Lan

Mối liên hệ mật thiết giữa con người và thiên địa quỷ thần trong ngày lễ Vu Lan đã có lịch sử lâu đời trong văn hóa Trung Hoa. Từ thời nhà Lương của Nam triều đã có Pháp hội Vu Lan. Vào ngày lễ đặc biệt này, người dân dùng đồ chay để cúng dường chư Tăng, báo đáp ân đức tổ tiên đời này và bảy đời trước.

Kể từ thời nhà Tống, văn hóa ngày lễ Trung Nguyên của Đạo giáo bắt đầu phát triển hưng thịnh. Người dân cúng tế xin xá tội cho vong nhân, lập đàn cứu rỗi những cô hồn dã quỷ, thậm chí còn có một số nghi lễ và tập tục dân gian kéo dài trong một tháng.

Người thời Nam Tống không phân biệt dòng dõi, địa vị sang hèn, nhà nhà tổ chức cúng tế cô hồn dã quỷ, còn các đạo quán cũng tất bật tổ chức lễ tế siêu độ.

Trong cuốn “Mộng Lương Lục” có ghi chép lại phong tục dân gian vào ngày này như sau:

“Rằm tháng Bảy,… ngày này cũng là ngày Địa Quan xá tội, đạo quán tế rượu phổ độ, cùng bách tính cúng tế. Danh gia vọng tộc dư dả thì tổ chức lễ rượu cơm chay tại nhà để truy điệu, hoặc cúng cô hồn.”

Hoa đăng lấp lánh đêm Vu Lan, quỷ hồn tiết lộ sức mạnh của việc hành thiện
Lễ hội Kê Lung trong Tết Trung Nguyên nổi tiếng trong ngoài nước của thành phố Cơ Long, Đài Loan (Ảnh: Thành phố Cơ Long cung cấp)

Mặc dù người dân hành lễ phổ độ vì thương xót những cô hồn dã quỷ, nhưng không phải tất cả các quỷ hồn đều được cứu rỗi và siêu độ. Phải là cô hồn dã quỷ có tính lương thiện, tội nghiệp ít, thì mới có được phúc phận này.

Kỷ Hiểu Lam, một học giả nổi tiếng thời Hoàng đế Càn Long triều Thanh, đã ghi chép không ít giai thoại về quỷ hồn trong cuốn “Duyệt vi thảo đường bút ký.” Trong đó có một câu chuyện liên quan đến việc này.

Đọa vào cõi ngạ quỷ, suốt trăm năm không được siêu độ

Trong “Duyệt vi thảo đường bút ký, quyển 11, Hòe tây tạp chí nhất” chép rằng:

Cảnh Châu có một người tên là Lý Tình Lân kể về câu chuyện một người bị đọa vào cõi ngạ quỷ, suốt trăm năm không được siêu độ.

Chuyện kể rằng, có một thư sinh họ Lưu mượn chùa cổ làm học đường để dạy trẻ nhỏ đọc sách. Một đêm nọ, trong ánh trăng mờ mờ, anh loáng thoáng nhìn thấy có bóng người đang di chuyển trong vườn. Anh tưởng đó là kẻ trộm, nhưng lại nghe thấy hai con quỷ ở bên kia tường cầu cứu.

Lưu sinh ngạc nhiên hỏi, “Tại sao lại tìm đến ta cầu cứu?”

Nghe vậy, hai con quỷ kế bên tường trả lời rằng, vì kiếp trước chúng đã tạo nghiệp chướng nên bị đọa vào cõi ngạ quỷ, đến nay đã gần một trăm năm, bụng dạ chúng lúc nào cũng đói cồn cào. Vì thấy anh là người có tấm lòng từ bi, nên đến xin ít thức ăn thừa để giải cơn đói.

Lưu sinh nghĩ đến đạo cứu tế và pháp sự siêu độ nơi cửa Phật, bèn hỏi: “Trong Phật giáo thường làm pháp sự sám hối, công đức này đủ để cứu được ma đói trong âm giới. Tại sao các ngươi không đến cầu xin các nhà sư trong chùa siêu độ cho?”

Ngạ quỷ đáp, muốn được siêu độ cũng phải dựa vào nhân thiện gieo ở kiếp trước thì mới được.

Nói rồi, hai ngạ quỷ tường thuật lý do chúng không nhận được cứu tế:

“Kiếp trước, hai chúng tôi bận rộn nịnh nọt chạy theo con đường làm quan, xem ai có quyền thế lớn thì nịnh bợ dựa dẫm … Đạt được rồi cũng chưa từng giúp đỡ người nghèo, không tích đủ thiện duyên. Bây giờ bị đọa vào cõi ngạ quỷ, sao có đủ thiện duyên để được siêu độ?”

Ngạ quỷ lại tiếp tục nói: “May mắn thay, trước đây không luyến tiếc những khoản lợi bất chính, cũng bố thí chút ít cho những người bạn cũ cơ hàn, nên bây giờ đôi khi còn được chút cơm thừa canh cặn. Không giống như mẹ của Mục Kiền Liên, bị đọa vào đại địa ngục, cho dù có thức ăn đưa đến miệng, cũng sẽ hóa thành than đỏ cháy mất. Ngay cả Đức Phật thần thông quảng đại, cũng không cứu nổi bà!”

Lưu sinh nghe xong, trong lòng cảm thấy thương hại, bèn gật đầu nhận lời giúp. Hai ngạ quỷ cảm kích không thôi, thút thít rời đi.

Mẹ của Mục Kiền Liên khi còn sống phạm tội lỗi nặng nề nên bị đọa vào cõi ngạ quỷ của địa ngục, ngay cả khi thức ăn được đưa đến miệng cũng biến thành than cháy. Mặc dù Mục Kiền Liên có thể xuống địa ngục để tìm lại người mẹ đã khuất, nhưng lại không thể hóa giải nghiệp chướng, không thể cứu được bà - trích trong vở kịch “Mục Liên cứu mẹ.” (Ảnh: Epoch Times)
Mẹ của Mục Kiền Liên khi còn sống phạm tội lỗi nặng nề nên bị đọa vào cõi ngạ quỷ của địa ngục, ngay cả khi thức ăn được đưa đến miệng cũng biến thành than cháy. Mặc dù Mục Kiền Liên có thể xuống địa ngục để tìm lại người mẹ đã khuất, nhưng lại không thể hóa giải nghiệp chướng, không thể cứu được bà – trích trong vở kịch “Mục Liên cứu mẹ.” (Ảnh: Epoch Times)

Sức mạnh của việc hành thiện

Kể từ đó, Lưu sinh thường đem chút canh thừa rượu cạn để cúng cho hai ngạ quỷ ở bên ngoài bức tường như đã hẹn. Mặc dù anh có thể cảm nhận được sự hiện diện của chúng, nhưng chúng cũng không đến tìm anh nữa.

Hơn một năm sau, vào một đêm nọ, Lưu sinh chợt nghe thấy hai ngạ quỷ đến tạ ơn và nói lời từ biệt.

Lưu sinh hỏi: “Các ngươi sẽ đi đâu?”

Ngạ quỷ nói: “Hai chúng tôi bị đọa vào cõi ngạ quỷ một trăm năm rồi, không thể siêu thoát. Nghĩ đi nghĩ lại, chỉ có thể làm việc thiện mới tự mình giải thoát.”

Sau đó, quỷ đói kể về những việc làm tốt của bản thân. Khi chúng thấy có người đến săn chim hoang dã trong rừng, chúng liền làm chim sợ hãi bay đi xa; khi thấy có người muốn thả lưới để bắt cá, chúng sẽ xua cá bơi đi, để không bị sa vào lưới.

Thần linh cảm động trước thiện niệm này của hai ngạ quỷ nên đã xá tội cho chúng. Từ đó, chúng có thể thoát khỏi quỷ vực và được đi chuyển sinh.

Điều đó nói lên rằng, hai ngạ quỷ vốn tội nghiệp chồng chất, bị đọa vào địa ngục trở thành quỷ đói không được Phật Pháp, Đạo Pháp cứu rỗi. May thay, chúng quyết tâm tự cứu mình, phát thiện niệm và hành thiện, cố gắng cứu tế sinh linh. Nhờ vậy, chúng đã tự cứu bản thân thoát khỏi bể khổ trần ai suốt một trăm năm!

Nhìn lại cảnh Mục Kiền Liên cứu mẹ. Mục Kiền Liên dù là thần thông đệ nhất trong số các đệ tử của Phật Thích Ca Mâu Ni, nhưng chỉ dựa vào thần thông cũng không đủ để giải trừ tội nghiệp nặng nề của người mẹ đã khuất. Một người thần thông quảng đại như ông cũng không thể cứu được người mẹ bị đọa vào ngạ quỷ, chốn đại lao nơi địa ngục.

Tương truyền, Lễ Vu Lan là ngày sinh của Địa Quan Đại Đế, vị Thần quản lý nhân gian, quyết định việc thiện ác và chuộc lỗi, xá tội. Vào ngày này, mọi người sẽ cầu xin Địa Quan từ bi đặc xá tội nghiệp cho mình.

Thần minh đại từ bi! Phàm những ai thành tâm cải tà quy chính, thiện niệm cung kính, thì việc thiện dù nhỏ cũng đều đang tạo phúc cho mình; còn nếu phạm thiên lý mà lại nhất mực cầu xin tha thứ, thì chỉ là mộng tưởng mà thôi.

Vậy sức mạnh của thiện lớn đến đâu?

Như câu chuyện kể trên, hai ngạ quỷ khi xuất ra thiện niệm, đồng thời hành thiện tích đức, cuối cùng đã tự cứu được mình, thoát khỏi gông cùm tội nghiệp suốt trăm năm.

Sức mạnh của thiện quả thực vô cùng vô lượng, không thể đong đếm!


Nhậm Thải Chân thực hiện

Toàn Phong biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ

Epoch Times Tiếng Việt

Thiên thư "Chuyển Pháp Luân" - vạn năm khó gặp - Click xemspot_img
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Chuyển Pháp Luân
spot_img
Xem nhiều

Vì sao có nhân loại

Đại sư Lý Hồng Chí là người sáng lập môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công. Môn tu...

Bài liên quan

Cảnh sát đang luyện khí công - Click học miễn phíspot_img
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x