“Kinh Thi” là một quyển thu thập các ghi chép về thơ ca được sáng tác trong khoảng thời gian 600 năm lịch sử Trung Hoa, từ đầu thời Tây Chu (tk 1 – 771 TCN) đến giữa thời Xuân Thu (770 – 476 TCN), gồm 311 bài thơ, cũng là một quyển trong bộ Ngũ Kinh do Khổng Tử dạy và cũng xuất hiện ở chương cuối cùng của “Trung Kinh” để nhấn mạnh tầm quan trọng của lễ nhạc (nghi lễ và âm nhạc) trong việc trị quốc.
Trong “Chương 18: Tận Trung” của “Trung Kinh” nói: “Vì vậy, việc cai trị của minh Vương cần trọng dụng hiền tài, hiền thần tận trung thì đức của vua mới ban truyền rộng khắp, chính trị và tôn giáo vì thế mới tốt đẹp. (Quân Vương lập giáo, bề tôi phò trợ) lễ nhạc vì đó mà hưng thịnh (Quân Vương quy định, bề tôi thi hành), hình phạt vì thế mà công minh. Quân Vương xử phạt công minh, cảm hóa được quần thần), ân huệ vì thế được ban bố rộng khắp. (Quân Vương có đức hạnh, lòng dân mới yên bình.) Trong 4 biển đều có âm thanh yên bình. (Nhạc tới mà ca, cũng là lẽ tự nhiên.) Khi những điều tốt đẹp đã hoàn thành thì nói cho từ trên xuống dưới. (Vua tôi có năng lực điều hành đất nước, mọi việc tốt đẹp thuận lợi. Có thể báo thành công này với các vị Thần), là vì thế mà truyền “Nhã” “Tụng” này đến muôn đời”, nhấn mạnh mối quan hệ không thể tách rời giữa lễ nhạc và vận mệnh của quốc gia.
“Nhã” (còn được gọi là nhạc cung đình) được phân thành “Đại nhã” và “Tiểu nhã”. “Đại nhã” là âm nhạc khi Vua tiếp nhận sự vào chầu bái lạy và khuyên kiêng giới của các quần thần quan lại, “Tiểu nhã” thì lại là âm nhạc mở yến tiệc mời quan khách. Mà “Tụng” thì là nhạc khúc ca ngợi công đức trị quốc trong nơi thờ cúng quỷ thần của các gia đình quý tộc. Thông thường khi diễn tấu nhạc phải đi cùng các điệu múa, và cũng là chuyên chỉ thơ ca dùng khi cúng tế tông miếu (nơi thờ cúng tổ tiên của Vua). Tuy nhiên nhạc cúng tế tương đương với âm nhạc ảm đạm (tà âm, âm nhạc đồi trụy) khiến người ta phân tán tinh thần, không phấn chấn được. Nếu cả quốc gia tràn ngập trong bầu không khí như vậy thì quan dân làm sao làm tốt được công việc của mình, như vậy chẳng khác nào khiến dân chúng lầm than. Vì vậy một vị Quân Vương sáng suốt khẳng định phải hết sức coi trọng âm nhạc và điệu múa của các tầng lớp cao thấp khác nhau. Bình dân thì có ca dao, xã hội thượng lưu thì cũng có bài hát và điệu múa của họ. Tất cả đều cho thấy trạng thái tinh thần và trào lưu tư tưởng của triều đại đó.
“Hàn Phi Tử” bàn về trong 10 điều sai của Quân Vương, có nói đến âm nhạc đồi trụy có thể vong quốc (mất nước), trong câu chuyện ghi chép lại việc Vệ Linh Công trên đường đi viếng thăm Tấn Bình Công, khi nghỉ đêm ở Bộc Thủy đã nghe được bản nhạc mà mình chưa bao giờ nghe thấy, ông vội cho triệu nhạc sư (nhạc sĩ) họ Quyên tới, lệnh cho ông soạn bản nhạc đó, vì thế mà trì hoãn ở lại thêm một ngày để cho nhạc sư Quyên sau khi có thể luyện tập thành thục khúc nhạc đó, liền đi theo tới chỗ Tấn Bình Công để trình diễn nghệ thuật. Tấn Bình Công trên Thi Di Đài bày tiệc thiết yến nồng hậu chiêu đãi Vệ Linh Công, nhạc sư Quyên cũng lên biểu diễn bản nhạc mới. Nhưng tuyệt không ngờ tới rằng bản nhạc chưa đàn xong đã bị nhạc sư họ Khang của Tấn Bình Công chặn lại.
Nhạc sư Khang không thể nhìn thấy và ông thừa nhận mình là một vị quan mù, nhưng thính giác của ông lại vô cùng nhạy bén và khả năng tinh thông âm luật, có thể phân biệt chính tà. Vì sao ông lại ngăn cản buổi biểu diễn của nhạc sĩ của vị vua tới thăm trong tiệc rượu của hai vị Quốc Vương? Vì ông đã nghe ra được bản nhạc được gọi là mới đó thực ra là tác phẩm của nhạc sư họ Diên thời Vua Trụ Vương, và còn khẳng định rằng bản nhạc này nghe được ở Bộc Thủy. Đây là chuyện gì vậy? Vậy thì chúng ta phải nói về sự tích nhạc sĩ họ Diên (sư Diên – nhạc sư họ Diên) này.
Trong “Thập Di ký, Ân Sương “miêu tả về nhạc sư họ Diên, nói ông là người “tinh thông âm dương, hiểu tượng vĩ (vĩ thư, kiến thức hiểu biết như một cuốn sách sống khổng lồ), từ thượng cổ phục nghĩa tới nay, gia tộc nhà ông hết đời này đến đời khác đều đi theo ngành âm nhạc, đến đời nhà Ân, tổng cộng đã soạn nhạc cho tam Hoàng ngũ Đế. Khi ông gảy đàn, âm nhạc có thể khiến cho địa Thần chui từ đất lên lắng nghe, khi ông thổi những nốt sáo ngọc, các Thiên Thần tới tấp hạ xuống. Đến thời Hiên Viên Hoàng đế tuổi của ông đã mấy trăm năm, ông đã có thể nghe và phân biệt âm nhạc của các quốc gia, thông qua âm nhạc ông có thể biết được sự hưng thịnh hay suy vong của quốc gia đó. Đến cuối triều đại bạo chúa của nhà Hạ khiến ông mang nhạc cụ đi nhờ cậy nhà Ân, nhưng sau đến Thương triều Vương Trụ lại đắm chìm trong âm nhạc sắc tình dâm loạn (dâm thanh mị sắc), nhốt người gảy đàn nhã nhạc thanh âm họ Diên vào trong ngục, muốn phán tội cực hình cho ông, sư Diên ở trong ngục gảy lên tiếng đàn thanh thương như suối chảy, nhưng Trụ Vương không những không tỉnh ngộ, ngược lại còn nói những lời ruồng rấy: “Đây là thuần nhạc cổ xưa (hoàn toàn là nhạc thời xa xưa), chỉ có nghe nói như vậy”. Vì thế không muốn thả ông ra, khiến cho nhạc sư họ Diên phải cải một khúc nhạc tấu mê hồn dâm quỷ, mới có thể đào tẩu, tránh bị cực hình dùng sắt nung đỏ đốt da.
Tới thời Chu Vũ Vương khởi binh diệt Trụ thì sư Diên bị biến mất tung tích ở Bộc Thủy, có người nói ông nhảy xuống sông tự vẫn, cũng có người nói ông đã ẩn cư vào nơi sơn thủy. Vì vậy sư Khang mới chỉ ra rằng tiếng đàn lả lướt của sư Diên thời vong Trụ mà sư Quyên gảy là nghe được ở Bộc Thủy. Sư Khang đương nhiên chặn được tiếng đàn của sư Quyên. Trong “Sử ký, nhạc thư” nói: ” Người phàm âm, sinh ở người có nhân tâm; người soạn nhạc cũng là những người hiểu đạo lý… duy chỉ có người quân tử mới có thể hiểu được âm nhạc, là do thấu hiểu tường tận âm thanh (thẩm âm) mà biết lời nói của âm nhạc (tri âm). Bá Nha đánh đàn, khi đàn đến đoạn miêu tả núi cao, Chung Tử Kỳ ngồi bên cạnh nói: ‘Ôi núi cao như Thái Sơn’, khi Bá Nha đàn đến khúc miêu tả nước chảy, Tử Kỳ liền nói: ‘ôi nước chảy cuồn cuộn như sông’. Sau khi Tử Kỳ chết, Bá Nha không đàn nữa, ông cho rằng không ai hiểu được tiếng đàn của ông bằng Tử Kỳ. Sau này chữ tri âm dùng để chỉ người hiểu được sở trường của mình. Vì thẩm âm mà biết nhạc, thấu hiểu âm thanh mà biết được chính trị và đường lối quản lý.
Chen Yanling
Thanh Hoa biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc tại Epoch Times Hoa Ngữ
Epoch Times Tiếng Việt