Tác giả: Thạch Phương Hành
[ChanhKien.org]
Nhắc đến Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh, mọi người trên thế giới đều biết rằng đây là nơi cuối cùng và là nơi huy hoàng nhất của xã hội Trung Quốc cổ đại. Nếu nói Bắc Kinh là kinh đô của các triều đại Liêu, Kim, Nguyên, Minh và Thanh thì Tử Cấm Thành lại là trung tâm của kinh đô và cũng là trung tâm chính trị, văn hóa của toàn bộ hệ thống chính quyền qua các thời đại.
Tử Cấm Thành ngày nay vốn được Minh Thành Tổ xây dựng trên cơ sở cung điện của các hoàng đế triều Nguyên. Tử Cấm Thành chủ yếu là nơi ở của các hoàng đế Minh, Thanh cùng các phi tần.
Trên cơ bản Tử Cấm Thành được xây dựng dựa theo lý niệm “thiên nhân hợp nhất” của văn hoá truyền thống Trung Hoa. Về điểm này chúng ta có thể tìm thấy thông tin trong các bài viết liên quan trên các trang Chánh Kiến Net và Epoch Times, ở đây chúng tôi chỉ đưa ra thông tin ngắn gọn trong phần câu chuyện chính.
Kể từ khi được xây dựng, Tử Cấm Thành đã nhiều lần hứng chịu những đợt hỏa hoạn, binh đao, nhiều bộ phận của Tử Cấm Thành đã phải trùng tu nhiều lần.
Trong một trận mưa lớn vào năm 2016, hệ thống thoát nước của Tử Cấm Thành đã thể hiện ra ưu điểm vượt trội, nhưng bước ra khỏi Tử Cấm Thành thì lại là một cảnh tượng khác. [1]
Nhắc đến Minh Thành Tổ, nhân tiện chúng ta hãy nói một chút về Kiến Văn Đế. Khi Kiến Văn Đế lên nắm quyền ông đã thi hành chính sách chính trị nhân từ và yêu thương nhân dân, về sau do vấn đề tước phiên [2] nên đã dẫn đến loạn Tĩnh Nan, rồi mới xảy ra việc Minh Thành Tổ Chu Đệ lên chấp chính. Tung tích của Kiến Văn Đế sau cuộc chính biến trước nay vẫn luôn là một chỗ mê của lịch sử.
Kỳ thực có một phó nguyên thần của Kiến Văn Đế vốn là một vị Phật Đà, vì vậy thuở sinh thời ông có tính cách khá nhân từ. Còn về việc bị mất giang sơn, lịch sử sớm đã an bài sự tình này. Kịch bản đã được viết sẵn, đợi đến thời điểm thì diễn thôi. Nhờ có chiến dịch Tĩnh Nan mà Bắc Kinh mới thực sự trở thành trung tâm cũng như là kinh đô của cả nước. Khi Bắc Kinh còn là kinh đô của nhà Nguyên, một mặt nó có thời gian tồn tại tương đối ngắn, mặt khác, nhà Nguyên dù sao cũng do người Mông Cổ thành lập nên trong lòng hầu hết người Hán mức độ công nhận kinh đô này vẫn rất hữu hạn. Hơn nữa trình độ phát triển của Bắc Kinh lúc bấy giờ còn khá hạn chế. Dù trong cuốn “Marco Polo du ký” Bắc Kinh được mô tả như một thiên đường, nhưng đó là đang so sánh Bắc Kinh với một số thành bang của Tây Vực hoặc châu Âu vào thời ấy. Bắc Kinh khi đó không thể nào so sánh được với các thành phố giàu có ở Giang Nam. Còn có một điểm ở đây cũng liên quan đến vấn đề văn hóa, mặc dù văn hóa Mông Cổ và văn hóa Hán đều là những bộ phận không thể tách rời của văn hóa Trung Hoa, nhưng với tư cách là kinh đô, bộ phận văn hóa ấy chủ yếu là để lưu lại cho con người ngày nay, điều này cũng là do Thần an bài. Bao gồm cả việc người Mãn Thanh tiến vào Trung Nguyên, văn hóa của tộc Mãn thực ra còn dung chứa cả văn hóa Mông Cổ, vào thời Thanh nó được những người thống trị mang theo vào Tử Cấm Thành.
Viết đến đây tôi chợt nhìn thấy một trường cảnh tượng: văn hoá Mãn tộc của người Mãn Thanh nằm ở phía Đông Bắc, tại Bắc Kinh bởi vì nhà Minh cũng đã hội nhập với những đặc điểm thành thục, tiên tiến của văn hoá Hán, trải qua hai ba trăm năm vẫn không ngừng dung nhập vào Tử Cấm Thành, đó chẳng phải là tượng trưng cho hướng đi tương lai của văn hóa Thần truyền Trung Hoa hay sao? Điều này cũng đang báo hiệu rằng, một vị Thánh nhân đến từ vùng Đông Bắc sẽ dung hợp lại văn hoá Trung Hoa (bao gồm văn hoá Hán, Mãn, Mông Cổ cũng như văn hoá của các dân tộc anh em khác), tái tạo huy hoàng!
Nếu như nói Hiên Viên Hoàng Đế đã khai sáng ra nền văn hóa Thần truyền 5000 năm của Trung Hoa, lại thông qua các trận chiến với Viêm Đế, Xi Vưu mà xúc tiến sự hội nhập của các dân tộc, lại còn trở thành thuỷ tổ của liên minh các bộ lạc ở Trung Thổ, vậy khi thời kỳ vương triều kéo dài hơn 2000 năm kết thúc, vương triều cuối cùng này đương nhiên sẽ mang đặc điểm của một quốc gia đại thống nhất, như các dân tộc hoà nhập, lãnh thổ rộng lớn và vương triều này sẽ đến từ Đông Bắc. Vì sao lại đến từ vùng Đông Bắc? Bởi vì bước tiếp theo của lịch sử sẽ được diễn dịch ở vùng Đông Bắc, nơi phát triển tương đối muộn trong lịch sử, nói cách khác, là nơi có tiềm năng phát triển. Còn Đài Loan sẽ thành nơi tị nạn cho những tinh hoa của văn hóa Thần truyền Trung Hoa.
Nhìn từ góc độ này, cuộc xâm lược của Nhật Bản vào Trung Quốc ở vùng Đông Bắc cuối cùng đã dẫn đến việc Trung Cộng lần đầu tiên trở nên lớn mạnh hơn ở nơi đây và sau đó Trung Cộng đã thôn tính Trung Thổ cả về mặt văn hóa lẫn hành chính. Điều này cũng dễ lý giải, bởi vì những kẻ cầm quyền đã dùng học thuyết Marx-Lenin và chủ nghĩa cộng sản tà ác đến từ phương Tây để chỉ đạo những việc ở Trung Thổ, đấy chẳng phải thôn tính là gì?
Vùng Đông Bắc là nơi hưng khởi của hoàng triều Đại Thanh, là căn cứ địa để Nhật Bản xâm lược Trung Hoa, là nơi Trung Cộng thôn tính Trung Hoa đầu tiên, và cũng là nơi hoằng dương Pháp Luân Đại Pháp. Tất cả những nhân tố chính diện và phụ diện đều biểu hiện ra nơi đây, mục đích là để sử dụng cho việc ngày nay truyền Đại Pháp.
Chúng ta sẽ không nói xa hơn về chủ đề này. Năm ấy khi Nam Kinh thất thủ, nội cung chìm trong biển lửa, Kiến Văn Đế hoá trang bỏ chạy, bản thân việc ông trốn chạy thành công cũng là được các vị Thần khác bảo hộ, ông đã xuất gia tu hành. Đương thời Minh Thành Tổ cũng không tin rằng Kiến Văn Đế đã chết, về sau Chu đệ đã phái Tam Bảo Thái giám Trịnh Hòa thám hiểm Tây Dương, một trong những mục đích của ông là để tìm kiếm Hán Văn Đế. Một mục đích khác là để nâng cao uy tín của nhà Minh. Mục đích cơ bản là để cho các quốc gia mà Trịnh Hòa đến thăm cảm thấy ngưỡng mộ văn hóa Trung Thổ, để tương lai họ sẽ có thể lý giải mọi việc ở mức thâm sâu hơn khi Sáng Thế Chủ ở Trung Thổ hồng truyền Đại Pháp cứu độ chúng sinh. Trong quá trình này, ngoài việc trao đổi thương mại và văn hóa với các quốc gia và bộ tộc liên quan, một số ít người Trung Thổ cũng cần cùng với người bản địa kết hôn, sinh sôi nảy nở đời sau, đó là để cắm sâu gốc rễ văn hóa Trung Thổ ở khắp nơi, để con người nơi ấy kết nên mối duyên được cứu độ bén rễ sâu sắc hơn với văn hoá Trung Hoa.
Nói đến Kiến Văn Đế, chúng ta hãy nói sơ lược một chút về hoàng đế Thuận Trị. Thuận Trị Đế là vị hoàng đế Mãn Thanh đầu tiên chinh phục làm chủ Trung Nguyên, là người hùng tài đại lược, nghe nói rằng ông còn am tường địa lý nên đã tự chọn vùng đất xây lăng mộ có phong thuỷ tốt cho mình và con cháu (tức lăng Thanh Đông ngày nay). Về sau vì cái chết của một phi tần mà ông trở nên u sầu, có người bảo ông lụy tình, kỳ thực hoàn toàn không phải là chuyện như vậy. Việc ông cảm thấy rất bi thương trước cái chết của quý phi là sự thật, nhưng đó chỉ là đang hoàn trả món nợ tình ông mắc từ kiếp trước mà thôi. Hoàn trả xong rồi thì ông không còn điều gì vướng bận nữa. Về sau có người nói rằng cuối cùng ông đã xuất gia tu hành, cũng có người nói ông đã qua đời tại Tử Cấm Thành. Thực ra cái chết trẻ của vị quý phi chính là một lời nhắc nhở đối với Thuận Trị Đế, rằng nhân gian vốn vô thường. Khi Thuận Trị Đế thực sự đặt bản thân mình vào hoàn cảnh đó để cảm thụ những điều này, ông đã hiểu thấu hoàn toàn ý nghĩa của nhân sinh.
Con người luôn có những lý giải sai lầm to lớn về tu luyện, họ cho rằng chỉ khi một người gặp phải những trắc trở lớn trong cuộc đời thì mới tìm kiếm sự an ủi tinh thần trong các hoàn cảnh tu hành mà làm tăng, theo Đạo. Thực ra hoàn toàn không phải như vậy. Những trở ngại mà con người gặp phải trên đường đời chỉ là “khởi đầu” để khơi dậy Phật tính từ sâu thẳm trong tâm, từ đó mà bước trên con đường đi tìm chân lý.
Hoàng tộc Mãn Thanh nói chung đều tín Phật, đều có mối Phật duyên rất tốt, cả nguồn gốc lẫn ngộ tính của Thuận Trị Đế đều rất cao, khi thấy hết thảy mọi thứ thật sự đều là vô thường ông đã thuận theo tình thế đó mà dấn thân vào con đường tu hành. Nhưng với vai trò là một thành viên của hoàng thất Đại Thanh, với một vị hoàng đế mà ngay cả ngôi vị cũng không cần, lại muốn xuất gia đi tu hành thì điều này quả thật chẳng dễ dàng gì, sẽ làm tổn hại đến uy nghiêm của hoàng gia, do vậy chỉ có thể nói là Thuận Trị Đế đã băng hà tại Tử Cấm Thành.
Trước khi đi vào nội dung chính, đầu tiên chúng ta hãy kể về câu chuyện của Hán Vũ Đế như là phần “dẫn nhập”. Trong một cuốn cổ thư tên là “Hán Vũ Đế nội truyện” có ghi chép rằng Tây Vương Mẫu từ núi Côn Luân đi đến cung điện của Hán Vũ Đế, bày yến tiệc đãi ông, sau đó thậm chí còn mời Hán Vũ Đế ăn đào, trong đó có đoạn: “….Vương Mẫu lệnh cho thị nữ mang đào đến, trong chốc lát trên mâm ngọc xuất hiện bảy quả đào tiên, to như con vịt, hình tròn, màu xanh lá, thị nữ dâng lên Vương Mẫu. Vương Mẫu ban cho Đế bốn quả, tự mình ăn ba quả. Đào có vị rất ngon, ăn vào như hoà tan trong miệng. Đế muốn thu lại hạt để trồng. Vương Mẫu hỏi: ‘Vì sao lại làm thế?’ Đế đáp: ‘Muốn trồng quả này’. Vương Mẫu nói: ‘Đào này 3000 năm mới kết quả, đất ở Trung Hạ mỏng, trồng cũng không ra quả đâu’, Đế bèn thôi”. Đoạn này không cần diễn giải, hầu hết người xem đều hiểu được. Tác giả mượn lời của Tây Vương Mẫu để nói lên rằng giống đào tiên không phải có quá trình sinh trưởng như bình thường. Câu chuyện vẫn chưa dừng lại ở đó. Hán Vũ Đế tuy không giữ những hạt đào lại để trồng nhưng ông dường như vẫn giữ lại chúng để làm kỷ niệm. Sau này trong sách “Uyển Uỷ Dư Biên” có ghi chép rằng: “Những năm Hồng Vũ người ta tìm thấy trong nội khố của nhà Nguyên có cất trữ một hạt bàn đào (đào tiên), dài năm thốn, rộng bốn thốn bảy phân, trên đó có khắc các chữ: ‘Tây Vương Mẫu tứ thực Vũ Đế bàn đào vu Thừa Hoa điện’ (Tây Vương Mẫu ban cho Vũ Đế đào tiên để ăn ở điện Thừa Hoa)”. Đây được cho là lần xuất hiện cuối cùng của Tây Vương Mẫu hoặc là sự tích có liên quan đến Tây Vương Mẫu. Sau này thì không có ghi chép nào về Tây Vương Mẫu hoặc những sự tích liên quan tới bà nữa.
Tại sao lại cần trích dẫn những đoạn ghi chép này từ hai quyển sách cổ? Bởi vì hôm nay tôi muốn “tiếp nối” câu chuyện về hạt đào này.
Vào thời nhà Minh có một nàng công chúa không xuất giá mà chỉ chuyên tâm tu hành, nàng công chúa ấy là con gái của Cảnh Thái Đế – vị hoàng đế thứ bảy của nhà Minh. Người đời sau không biết năm sinh năm mất của cô, chỉ biết cô không lấy chồng mà chỉ chọn con đường tu hành. Hôm nay chúng ta sẽ kể về câu chuyện của cô ấy.
Nàng công chúa này từ khi sinh ra đã không giống với những người khác, những đứa trẻ khác đều thích ăn ngon mặc đẹp còn cô thì không thích những thứ ấy mà chỉ thích sự thanh tĩnh. Khi ấy có một lão bộc hay chăm sóc cô. Lão bộc ấy thường kể cho cô nghe những câu chuyện về việc tu hành thời cổ đại. Thực ra lúc đó trong cung khá hỗn loạn, hoàng đế thường xuyên bận rộn chính sự, đất nước cũng đang lâm nguy. Nhưng cô không quan tâm đến những điều này cho lắm, từ nhỏ cô đã một lòng chỉ muốn tu hành, còn những thứ khác thì cô không nghĩ ngợi nhiều. Sau này nghe nói trong nội khố có cất trữ mấy hạt đào mà Tây Vương Mẫu từng tặng cho Hán Vũ Đế, cô muốn lấy một hạt ra xem thử. Ban đầu phụ hoàng của cô không đồng ý, nhưng về sau do không thể chịu được những lời khẩn cầu liên tục của cô nên cũng đã miễn cưỡng gật đầu. Khi cầm hạt đào trong tay, công chúa vô tình nói với hạt đào rằng: “Tây Vương Mẫu người đang ở đâu? Hiện tại con cũng muốn tu hành!” Không ngờ, từ trong hạt đào truyền ra giọng nói của một tiểu đồng tử: “Chỗ của tôi là núi Côn Luân ở Tây Vực, nhóm người chúng tôi hiện có 120 người đang tu hành (không phải nói cả núi Côn Luân chỉ có bằng đó người tu hành). Người cao tuổi nhất đã 80 rồi, người nhỏ nhất là tôi chỉ mới sáu tuổi”. Công chúa lúc đầu có chút kinh ngạc, bèn ngẩng đầu lên nhìn các cung nữ và thái giám xung quanh, dường như không ai trong số họ nghe thấy âm thanh này. Cô nghĩ có lẽ là cô có duyên với hạt đào nên người khác không thể nghe thấy. Thế là cô mang hạt đào về phòng, đóng cửa lại, lấy hạt đào ra và nói chuyện với đối phương (chỉ dùng ý nghĩ chứ không dùng miệng). Công chúa nghĩ rằng tốt hơn nên nói chuyện với người tu hành lớn tuổi trước, vì có lẽ ông ấy biết được nhiều điều hơn. Cô bèn nói với hạt đào: “Xin hãy để người tu hành lớn tuổi nhất trò chuyện với tôi một chút”. Bên kia chợt vang lên giọng nói của một người tu hành lớn tuổi: “Cô muốn biết điều gì?” Công chúa tò mò hỏi: “Người tu hành nhỏ tuổi bảo rằng ở chỗ các ngài có 120 người đang tu hành, ông kể tên của họ ra có được không?” Người tu Đạo ấy nói: “Hãy tìm bút mực lại đây”. Công chúa mang bút mực đến, người tu Đạo lớn tuổi nhất liền kể tên 120 người tu hành ra. Công chúa vừa viết vừa kinh ngạc bởi trong danh sách được kể ra có hai, ba cái tên trùng tên với những người mà cô biết! Cuối cùng, đối phương căn dặn công chúa: “Đừng quên sứ mệnh của mình ở kiếp sau!” Nói xong âm thanh ấy liền biến mất.
Công chúa nhiều lần muốn lấy hạt đào ra và nói chuyện lần nữa nhưng đối phương lại không đáp lại. Công chúa không còn cách nào khác, chỉ đành tĩnh tâm suy nghĩ, đồng thời cũng gắng tìm cho mình một phương pháp tu hành.
Kể ra cũng thật kỳ lạ, kể từ khi công chúa câu thông được với những người tu hành trên núi Côn Luân, không lâu sau cô có thể nhìn thấy những cảnh tượng mà người khác không thể nhìn thấy, đồng thời cũng biết được nguyên nhân của một số sự việc.
Ví dụ như khi đi dạo trong hoàng cung và nhìn thấy món đồ gỗ cao cấp được vận chuyển từ phương Nam về, cô có thể thấy loại đồ gỗ này được vị Thần nào an bài và có đặc điểm gì; từ nền móng cho đến mái hiên, hành lang, bình phong… của đại điện đều có biểu hiện của phong cách trên thiên thượng trong đó, cho đến trí huệ được Thần ban cấp cho một số thợ thủ công lành nghề trong quá trình xây dựng công trình. Lại nhìn vào những món đồ được bày biện, bàn, ghế, ghế dài, các vật dụng, bình phong, kể cả các món đồ gốm, đồ thêu, v.v. của từng gian cung điện, không chỗ nào là không chứa đựng trí huệ của Thần. Có lần cô nhìn thấy nhiều hình chạm khắc rồng khác nhau, thậm chí còn thấy các loại rồng đang tụ họp trước mắt mình; những con rồng với nhiều hình dạng khác nhau đang cùng nhau yến ẩm, có một số rồng tham gia múa góp vui, có con thậm chí còn có thể múa kiếm, từ đó cô hiểu rằng giữa rồng với nhau cũng có sự khác biệt về ngoại hình lẫn năng lực, ngay cả chức trách cũng không giống nhau. Còn một số thợ thủ công tại nhân gian, dưới sự an bài của Thần, đã tạo ra một số “sản phẩm mỹ nghệ” (nói chung là chỉ tất cả các món đồ vật trong Tử Cấm Thành), nhìn trên bề mặt thì hết thảy chúng đều phù hợp với tư tưởng và lý niệm thiên nhân hợp nhất của văn hoá truyền thống Trung Hoa.
Nhìn tất cả những thứ long lanh đẹp đẽ trước mắt, công chúa nghĩ: “Thần an bài hết thảy những điều này rốt cuộc là vì điều gì, lẽ nào chỉ để con người kính sợ trí huệ và năng lực của Thần, phải chăng còn có ý nghĩa sâu xa hơn?” Cô đã hỏi rất nhiều người về vấn đề này, trong đó gồm cả một số đạo sĩ rất có tiếng trong cung. Nhưng không ai có thể cho cô câu trả lời thỏa đáng. Cho đến một ngày từ phương Nam tiến cống cho triều đình một số trái cây quý hiếm. Hoàng đế ban trái cây cho các thành viên hoàng thất cùng thưởng thức. Khi công chúa cầm quả cây trên tay, cô đã vô tình nhìn thấy một cảnh tượng một vị Thần vĩ đại nắm trong tay một ít hạt giống, nói: “Khi đến nhân gian các ngươi nhất định phải kiên trì đợi đến ngày Sáng Thế Chủ hạ thế hồng truyền Đại Pháp, đến lúc ấy các ngươi cũng sẽ được cứu”. Vừa nói ông vừa rải các hạt giống khắp nhân gian. Tại nhân gian những hạt giống này trong quá trình sinh trưởng cũng đã bị các nhân tố như hoàn cảnh và khí hậu đương thời, cho đến bệnh tật, côn trùng, muông thú… làm hạn chế, quá trình sinh trưởng của chúng cũng chẳng hề dễ dàng gì, nhưng chúng vẫn ghi nhớ lời của vị Thần tiên kia, sống một cách kiên cường, sau này, dần dần người ta phát hiện ra loại quả này ăn rất ngon, cũng có thể dùng để tiến cống hoặc làm quà biếu, thế là loại quả này bắt đầu được mang ra khắp bốn phương. Bởi vì bản thân chúng có mang theo linh khí rất mạnh, nên trong quá trình kết duyên với thực khách, nếu như thực sự gặp được người có duyên hoặc gặp được sinh mệnh có ngộ tính tốt thì họ sẽ có thể minh bạch được thông điệp và ý nghĩa mà chúng truyền tải. Công chúa cũng may mắn trở thành một trong số họ.
Khi công chúa minh bạch tất cả những điều này, cô đã hiểu được rằng hết thảy mọi thứ là để mở đường cho Sáng Thế Chủ trong tương lai tại nhân gian hồng truyền Đại Pháp. Nhưng vấn đề lại là, làm sao để có thể kết duyên với Sáng Thế Chủ? Đến lúc ấy làm sao mới có thể tìm được Sáng Thế Chủ? Cô lại nằm trằn trọc trên giường với trăm mối ngổn ngang chưa có lời giải.
Sau này công chúa còn gặp một người xa lạ cứ đi qua lại trước mặt cô mà lẩm bẩm: “Được hưởng phúc mà không biết đó là phúc”, người ấy cứ lẩm bẩm như vậy tổng cộng đến mấy lần. Ban đầu cô không nghĩ ra điều gì, về sau thì chợt minh bạch: “Hiện giờ ta đang sống trong hoàn cảnh văn hoá mà Sáng Thế Chủ khai sáng, bản thân việc ta duy trì sự tôn kính và ngưỡng mộ đối với nền văn hóa Thần truyền này chẳng phải là đang kết duyên với Sáng Thế Chủ hay sao? Tại sao ta lại cứ một mực tìm cầu ở bên ngoài?” Khi minh bạch ra tất cả những điều này, Tây Vương Mẫu dường như đã xuất hiện trước mặt cô và nói: “Năm xưa vì để điểm hoá cho Hán Vũ Đế mà ta đã hiển hiện ra trước mặt ông ấy, lại còn lưu lại những hạt đào nhằm tiếp nối duyên phận sau này, đời này lại dùng hạt đào để tiếp tục mối duyên với công chúa, mọi việc quả thật chẳng hề dễ dàng gì. Đợi đến tương lai, cô (công chúa) nhất định sẽ được đích thân Sáng Thế Chủ truyền độ, hơn nữa sẽ là ở Bắc Kinh. Bởi vì lô những người của triều Minh sẽ chuyển sinh đến nước khác, trong tương lai cô cũng sẽ ở một đất nước khác mà bôn ba cầu viện cho người thân”. Công chúa muốn hỏi chi tiết hơn, nhưng Tây Vương Mẫu đã mỉm cười rồi biến mất.
Sau khi minh bạch được những điều này, công chúa đã hạ quyết tâm tu hành, vì để tương lai thực sự có thể được Sáng Thế Chủ đích thân truyền độ mà đã đặt định ra rất nhiều văn hoá và cơ duyên.
Đời này, cha của công chúa đã trở thành một trong những học viên lô đầu tiên của nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp khi Ngài đến Bắc Kinh truyền Pháp, sau này ông còn trở thành một liên lạc viên tình nguyện. Vào tháng 7 năm 1999, khi Giang Trạch Dân lợi dụng tà đảng Trung Cộng bức hại Đại Pháp, cha cô cũng đã bị kết trọng án một cách phi pháp, lúc này cô đang ở Mỹ bắt đầu bôn ba kêu gọi giúp cha mình và các học viên Pháp Luân Đại Pháp đang bị bức hại ở Trung Quốc đại lục. Sau này, qua 16 năm cha cô mới được trả tự do, nhưng trước khi xuất cảnh lại bị cấm xuất cảnh, không biết cha con họ bây giờ có được đoàn tụ ở hải ngoại hay không. Hy vọng bây giờ cha của cô ấy vẫn ổn.
Đây chính là:
Tu hành thiện duyên đào hạch khiên
Vinh hoa phú quý bất nhập nhãn
Nhất tâm chỉ vi quy chân phó
Kim triều đắc Pháp đoái tiền nguyện!
Diễn nghĩa:
Thiện duyên tu hành gắn liền với dẫn dắt
Vinh hoa phú quý không lọt vào mắt
Một lòng chỉ hướng đến việc quy chân
Đời này đắc Pháp thực hiện nguyện xưa!
Chú thích:
[1]: Để biết thêm chi tiết về hệ thống thoát nước của Tử Cấm Thành có thể tham khảo bài viết “Vì sao Tử Cấm Thành chưa bao giờ ngập úng” ở đây.
[2]: Tước phiên: Là chính sách mà vua chúa áp dụng để củng cố quyền lực của bản thân bằng cách thu hồi một phần hoặc toàn bộ quyền lực, đất phong của chư hầu hoặc của thế lực cát cứ tại địa phương.
Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/252744
Ngày đăng: 26-10-2023
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.
ChanhKien.org