Hai câu chuyện dưới đây rất ý nghĩa muốn chia sẻ tới độc giả.
Câu chuyện nửa thùng nước
Có một ngôi chùa trên một ngọn núi. Chùa phải lấy nước từ giếng dưới núi để nấu ăn hàng ngày. Vì thế, sư trụ trì thấy vị sư nhà bếp quá bận rộn, nên phái các hòa thượng thay phiên nhau hàng ngày đến hỗ trợ gánh nước.
Đường núi tuy không xa nhưng lại hiểm trở, khó đi. Vì thế, sư trụ trì luôn dặn dò các sư: “Khi gánh nước, hãy gánh theo khả năng có thể của bản thân, chỉ nửa thùng nước là đủ. Thà đi đi lại lại nhiều lần cho đầy vạc nước”. Ngày đó, đến lượt một hòa thượng trẻ. Vị sư trụ trì nói với vị hòa thượng trẻ: “Đường xuống núi không dễ đi. Chỉ cần đổ nửa thùng nước thôi. An toàn là trên hết”. Vị hòa thượng trẻ nghĩ thầm: “Việc này không khó đối với ta, đổ đầy thùng cho nhanh chóng”.
Anh ta đến bên giếng nước và ỷ vào chính mình thân thể khỏe mạnh cường tráng. Tuy nhiên, đường núi gập ghềnh, hiểm trở và vị hòa thượng trẻ ngày càng khó đi. Cuối cùng, anh ta kiệt sức và ngã xuống lưng chừng núi cùng với chiếc thùng gỗ của mình.
Mọi thứ trong cuộc sống rất phức tạp và bạn phải biết cách đi theo con đường của riêng mình. Có một loại hùng mạnh gọi là tỏ ra yếu kém. Có một loại trí tuệ gọi là biết mình biết người. Có một loại sức mạnh gọi là biết tiến biết lùi. Khiêm tốn là trọng yếu, nhưng sự khoan dung cũng trọng yếu, có chừng có mực rất trọng yếu và sự kiên nhẫn cũng rất quan trọng. Người dũng cảm thực sự hiểu được rằng lùi một bước biển rộng trời cao.
Nhìn thấy rõ là quan điểm. Nhìn thấy rộng là trí tuệ. Nhìn xa và thấy mô hình. Nhìn vững vàng là có niềm tin. Cùng với nhau, chính là chất lượng cuộc sống.
Trong lúc đi trên đường, thấy có người đang bước đi vui vẻ và thoải mái. Hỏi anh ấy: “Sao anh có thể thoải mái tự tại như vậy?”
Anh mỉm cười đáp: “Tôi mang theo ít đồ hơn nên đi lại dễ dàng và thoải mái”.
Hóa ra hạnh phúc đơn giản đến thế. Thực sự, sự thoải mái tự tại của cuộc sống không nằm ở việc bạn có bao nhiêu mà nằm ở chỗ bạn có thể buông bỏ được bao nhiêu.
Mỗi người sống trên thế gian đều cõng theo chiếc thùng gỗ của riêng mình.
Một số người giữ quá nhiều nước và cảm thấy mệt mỏi khi đi bộ. Một số người đong ít nước hơn và cảm thấy nhẹ nhõm khi bước về phía trước. Vì vậy, dù ở đâu, khi nào, hãy nhớ đến câu chuyện nửa thùng nước để gánh nặng của bạn trở nên nhẹ nhàng hơn.
Bạn đã nghe qua câu chuyện về ngọn giáo và chiếc khiên chưa?
Những người khoe khoang quá nhiều thường khó lấy được lòng tin của người khác. Nếu cứ khoe khoang mãi thì bạn sẽ chỉ tự đặt mình vào tình huống xấu hổ mà thôi.
Có một thương nhân ở nước Sở bán giáo và khiên cùng một lúc. Anh ta khoe rằng ngọn giáo của anh ta đánh đâu thắng đó và có thể xuyên qua bất cứ thứ gì rắn chắc kiên cố. Anh ta còn khoe rằng chiếc khiên của mình chắc chắn đến mức không vật sắc nhọn nào có thể xuyên thủng được. Lúc này có người đến hỏi: “Nếu ta dùng thương đâm thủng khiên của ngươi thì sao?”
Điều đó không khỏi khiến mọi người xung quanh mỉm cười.
Bạn biết đấy, nếu bạn khoe khoang quá nhiều thì đó là khoác lác, hay chính là nói dối. Không ai có thể đảm bảo rằng sự đảm bảo của họ nhất định sẽ thực hiện được. Vì vậy, hãy dành một chút thời gian và suy nghĩ trước khi nói.
Khi bạn nói, đừng nói hết mà hãy chừa chỗ cho người khác. Lời nói như thùng nước, nếu nói quá vẹn toàn sẽ tràn ra và làm ướt quần áo của bạn. Tiến hay lui đều có quy tắc của nó, cho nên nói chuyện cũng cần có chừng có mực, phù hợp trong lời nói. Chỉ khi đó bạn mới có đủ không gian để lùi lại một bước và cho phép bản thân tiến về phía trước.
Kỳ Mai biên dịch
Thanh Liên – secretchina
Xem thêm
Vạn Điều Hay