Sunday, December 22, 2024

Nhìn thấu ‘Thuyết tiến hóa’ (Chương 6): Giả thuyết tiến hóa khiến khoa học lạc lối (Phần 2.3) | Khoa học

Liên Quan
Click Xem

Mời quý vị đón đọc Chuyên đề “Nhìn thấu Thuyết tiến hóa.”

Tiếp theo: Nhìn thấu ‘Thuyết tiến hóa’ (Chương 6): Giả thuyết tiến hóa khiến khoa học lạc lối (Phần 2.2)

5.3 Vật lý lượng tử chứng minh tinh thần con người ảnh hưởng đến thế giới khách quan

Các thí nghiệm của hai nhà nghiên cứu Baxter và Masaru Emoto đã tiết lộ rằng thực vật, nước, lá cây, tế bào đều có tinh thần và năng lực cảm ứng. Sinh mệnh và nước có khả năng giao tiếp qua cự ly xa, chúng có thể nhìn, nghe và tiếp nhận những cảm xúc cũng như suy nghĩ thiện, ác từ con người. Đồng thời, chúng tùy vào những thay đổi trong suy nghĩ của con người mà thay đổi theo.

Mối liên hệ giữa thực vật và con người, con người và tế bào bạch cầu của chính họ, nước và môi trường khách quan, cũng như suy nghĩ của con người với nhau dường như chỉ ra rằng, có những mối liên hệ tinh thần vượt qua vật chất vĩ mô giữa những sự vật trong vũ trụ của chúng ta.

Mối liên hệ tâm linh này giữa các sự vật có thể được hiểu rõ nhờ hiện tượng vướng mắc lượng tử (quantum entanglement) trong vật lý hiện đại. Cái gọi là “vướng mắc lượng tử” là chỉ một số hạt tồn tại trong thế giới vi mô. Nếu ở trạng thái vướng mắc thì dù chúng có cách nhau bao xa, chúng vẫn có thể cảm nhận được trạng thái tồn tại của nhau mà không cần bất kỳ sự giao tiếp nào theo cách vật lý hiện đại đã biết. Khi một số hạt thay đổi trạng thái do ảnh hưởng của sự quan sát bên ngoài, thì các hạt khác cũng sẽ có những thay đổi tương ứng. Hiện tượng này có thể dùng để thực hiện sự giao tiếp lượng tử vượt qua giới hạn của thời gian và không gian.

Điều đáng chú ý hơn nữa là, nghiên cứu về vật lý lượng tử cho thấy tinh thần con người có thể thay đổi trạng thái tồn tại của lượng tử. Trong thế giới vĩ mô, ranh giới giữa tính chủ quan và tính khách quan [dường như] trở nên mờ nhạt. Nói cách khác, trong thế giới lượng tử, người ta nhận ra rằng có lẽ tính chủ quan và tính khách quan vốn là một chỉnh thể không thể chia cắt.

Có một thí nghiệm vật lý lượng tử cổ điển được gọi là Thí nghiệm khe đôi, hay “Thí nghiệm khe Young” hoặc “Thí nghiệm giao thoa hai khe Young”, chuyên dùng để chứng minh hành vi giao thoa của sóng ánh sáng. Đây là thí nghiệm nổi tiếng của nhà vật lý Thomas Young (1773-1829). ⁶²⁰

Thiết kế cơ bản của thí nghiệm khe đôi rất đơn giản. Một chùm ánh sáng được chiếu lên một tấm chắn ánh sáng đục có hai khe nhỏ. Hai chùm ánh sáng lọt qua khe sẽ hiện lên tấm màn thăm dò ở phía sau. Bản chất sóng của ánh sáng làm cho hai chùm ánh sáng truyền qua hai khe giao thoa với nhau, tạo thành vân sáng và vân tối xen kẽ trên màn thăm dò. Đây chính là vân giao thoa nổi tiếng của thí nghiệm hai khe.

Hình 6-15: Sơ đồ của thí nghiệm hai khe (Tác giả gốc: NekoJaNekoJa. Vectorization: Johannes Kalliauer – File:Double-slit.PNG, CC BY-SA 4.0, https://commons.wikimedia.org/w/index.php ?curid =61496401)Hình 6-15: Sơ đồ của thí nghiệm hai khe (Tác giả gốc: NekoJaNekoJa. Vectorization: Johannes Kalliauer – File:Double-slit.PNG, CC BY-SA 4.0, https://commons.wikimedia.org/w/index.php ?curid =61496401)
Hình 6-15: Sơ đồ của thí nghiệm hai khe (Tác giả gốc: NekoJaNekoJa. Vectorization: Johannes Kalliauer – File:Double-slit.PNG, CC BY-SA 4.0, https://commons.wikimedia.org/w/index.php ?curid =61496401)

Sự phát triển nhanh chóng của cơ học lượng tử trong thế kỷ 20 đã dẫn đến những cuộc thảo luận mới về việc ánh sáng là sóng hay hạt, khiến thí nghiệm giao thoa hai khe được đẩy lên hàng đầu. Các nhà khoa học đã tiến hành một phiên bản nâng cấp của thí nghiệm giao thoa hai khe. Thông qua một thiết bị thí nghiệm đặc biệt, từng photon được phát ra và truyền qua tấm chắn ánh sáng đục ở phía trước. Kết quả là các vân giao thoa vẫn được quan sát thấy, nghĩa là một photon có thể giao thoa với chính nó.

Sau đó, các nhà khoa học tiếp tục bổ sung thêm các thiết bị thí nghiệm dựa trên thí nghiệm giao thoa photon đơn lẻ này. Họ lắp đặt một thiết bị để quan sát đường đi của photon, với hy vọng biết được một photon đơn lẻ đi qua khe hở nào. Kết quả là, một khi thiết bị quan sát được thêm vào để biết đường đi của photon, thì các vân giao thoa sẽ biến mất. Nếu thiết bị quan sát đường đi bị loại bỏ thì các vân giao thoa sẽ xuất hiện trở lại. Các nhà khoa học đã lặp lại thí nghiệm vô số lần và kết quả đều giống nhau. ⁶²¹

Các nhà khoa học hiện nay vẫn đang tranh luận về cơ chế và nguyên tắc đằng sau phiên bản nâng cấp này của thí nghiệm giao thoa hai khe. Nhưng có một điều đã được công nhận, đó là ý thức và tinh thần của con người có thể ảnh hưởng đến trạng thái tồn tại của thế giới lượng tử.

Điều này phải chăng đang nhắc nhở chúng ta rằng, toàn bộ thế giới có thể là một khung cảnh khác và đầy biến động. Do con mắt của con người, thế giới mà chúng ta nhìn thấy đã bị lọc hoặc cố định lại, trở thành thế giới như hiện nay.

Trong cuốn “The Feynman Lectures on Physics” của nhà vật lý đạt giải Nobel nổi tiếng Richard Feynman (1918-1988) đã giải thích như thế này, theo nguyên lý bất định của cơ học lượng tử, không thể thiết kế một thiết bị bảo đảm rằng các electron có thể đi qua mà không làm ảnh hưởng đến hình ảnh giao thoa hình thành sau đó. Nói cách khác, nếu một thiết bị có thể xác định được lỗ trống nào mà một electron đã đi qua, thì chắc chắn nó sẽ làm xáo trộn hình ảnh. ⁶²²

Hầu hết các thí nghiệm khoa học hiện đại đều cố gắng loại bỏ ảnh hưởng của ý thức chủ quan của con người đối với đối tượng quan sát khách quan. Từ thí nghiệm của ông Baxter, thí nghiệm tinh thể nước và thí nghiệm giao thoa hai khe nâng cấp, chúng ta [có thể] thấy rằng ý thức của con người kỳ thực có mối liên hệ mật thiết với môi trường xung quanh. Ý thức của người bình thường có thể tác động và thay đổi trạng thái tồn tại của sự vật xung quanh. Điều này đặc biệt đúng trong các lĩnh vực vi mô và lượng tử.

Trên thực tế, không có thế giới “khách quan” nào thực sự độc lập. Cái gọi là môi trường khách quan kỳ thực đã in sâu vào ý thức của con người. Tuy nhiên, những tác dụng này của ý thức và tinh thần vừa vặn đã bị giả thuyết tiến hóa bỏ qua hoàn toàn.

Kỳ thực, ý thức và tinh thần của con người có thể thay đổi những sự vật xung quanh. Nếu sức mạnh tinh thần đạt đến một mức độ nhất định, họ có thể bộc lộ một số khả năng đặc biệt, có thể thay đổi sự vật xung quanh và làm những việc mà người bình thường trong trạng thái bình thường không thể làm được. Loại năng lực này chính là công năng đặc dị.

6. Giả thuyết tiến hóa không thể giải thích được những công năng đặc dị của cơ thể con người

Khi nhắc đến những công năng đặc dị của cơ thể con người, có lẽ mọi người sẽ nhớ đến câu chuyện Đạo sỹ Lao Sơn đi xuyên tường trong “Liêu trai chí dị”. Ngoài ra còn có điển cố về việc Hoa Đà nhìn thấy khối u trong não Tào Tháo nhờ khả năng thấu thị, bản lĩnh siêu phàm du hành xuyên thời không của các anh hùng trong phim bom tấn khoa học viễn tưởng v.v., mang đầy màu sắc thần kỳ.

Mọi người thường nghĩ rằng những công năng đặc dị của cơ thể con người chỉ có trong tiểu thuyết và phim ảnh. Chúng dường như chỉ tồn tại trong trí tưởng tượng của con người. Những công năng đặc dị của cơ thể con người rốt cuộc có thực sự tồn tại hay không?

6.1 Có phải ‘mắt’ thấy thì mới là thực?

Trên thực tế ngay từ năm 1979, Trung Quốc đã từng dấy lên cơn sốt nghiên cứu về công năng đặc dị, sau đó kéo dài suốt 20 năm. Chúng ta hãy bắt đầu với một học sinh tiểu học tên là Đường Vũ.

6.1.1 Tai nhận biết được chữ

Vào một ngày cuối năm 1978, ở huyện Đại Túc (nay là khu Đại Túc), thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc, học sinh tiểu học Đường Vũ đang chơi với người bạn Trần Hiểu Minh thì tai cậu vô tình chạm vào túi áo khoác của Trần Hiểu Minh. Lúc này đột nhiên hai từ “Phi Nhạn” xuất hiện trong đầu của Đường Vũ. Trần Hiểu Minh cảm thấy rất kỳ lạ, Đường Vũ làm sao có thể dùng tai nhìn thấy bao thuốc lá nhãn hiệu “Phi Nhạn” trong túi áo mình? ⁶²³

Khi mọi người nghe được điều dường như là không thể này, họ đã tiến hành thí nghiệm nhiều lần với Đường Vũ và phát hiện ra hiện tượng này thực sự tồn tại. Sự việc này cũng được báo chí đưa tin.

Sau khi điều tra và nghiên cứu, tổ khảo sát chung của huyện Đại Túc, Tứ Xuyên đã viết “Báo cáo khảo sát liên quan đến tai của Đường Vũ nhận biết màu sắc và ký tự”. Họ kết luận rằng tai của Đường Vũ quả thực có thể phân biệt màu sắc và đọc chữ. Đây là thực tế tồn tại khách quan và đã được đăng trên tập san khoa học công nghệ Thượng Hải “Chinese Journal of Nature” số 12 năm 1979. ⁶²⁴

Kể từ khi hiện tượng đặc biệt về tai của Đường Vũ được báo cáo, trong 20 năm qua, một nhóm trẻ em và người lớn được gọi là người có công năng đặc dị đã lần lượt được phát hiện ở Trung Quốc đại lục. Vào thời điểm đó, ở Trung Quốc đã khởi lên cơn sốt “đọc chữ bằng tai.”

Vào tháng Bảy năm 1979, ban biên tập của “Chinese Journal of Nature” cũng khảo sát hai trẻ khác là Vương Bân và Vương Cường ở Bắc Kinh. Họ đã xuất bản “Báo cáo quan trắc về nhận dạng hình ảnh phi thị giác.” Bài báo tin rằng công năng nhận dạng hình ảnh phi thị giác thực sự là có thật và đáng để khám phá. ⁶²⁵

6.1.2 Từ nghi ngờ, tự thân kiểm chứng đến vững tin

Ông Trần Thủ Lương, giáo sư sinh học tại Viện Khoa học Đời sống thuộc Đại học Bắc Kinh, chưa bao giờ tin vào những điều kỳ quái như vậy trước đây. Ông đi từ phủ nhận đến nghi ngờ, và từ nghi ngờ đến tự thân điều tra. Qua việc đích thân điều tra và trắc nghiệm một số trẻ em có công năng đặc dị, ông đã thu được kết quả khẳng định. Tháng Tám năm 1979, ông Trần hoàn thành luận văn “Báo cáo điều tra liên quan đến chức năng cảm nhận đặc biệt của cơ thể con người (1).” ⁶²⁶

Trong “Báo cáo điều tra liên quan đến chức năng cảm nhận đặc biệt của cơ thể con người”, Giáo sư Trần Thủ Lương ghi lại các ghi chú và hộp đựng được thiết kế đặc biệt để bảo đảm tính nghiêm ngặt của các phương pháp kiểm tra. Chúng bao gồm cả các mẫu thử nghiệm duy nhất, không thể thay thế, không thấu quang và được đóng gói không thể đảo ngược. Chẳng hạn, họ nhét tờ giấy có chữ vào chai thủy tinh rồi thiêu kết miệng chai để không thể lấy tờ giấy ra mà không làm hỏng chai; hoặc họ dùng hộp nhựa đen để đựng thẻ chữ, thẻ tranh và bịt kín bằng xi gắn nút chai. ⁶²⁷

Họ sử dụng phương pháp làm mù để tách người tạo ra tài liệu thử nghiệm với người giám sát. Người giám sát không biết nội dung của tờ giấy để ngăn chặn việc đưa ra gợi ý, đồng thời ghi lại video ở địa điểm thử nghiệm. Kết quả thực nghiệm như vậy tất có ý nghĩa thống kê.

Ngay cả dưới điều kiện được kiểm soát chặt chẽ như vậy, những trẻ em có công năng đặc dị như Vương Cường và Vương Bân về cơ bản vẫn có thể xác định chính xác các từ và hình ảnh bị che kín.

Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm Vương Cường và Vương Bân tổng cộng 109 lần bằng phương pháp mù đôi kín. Vương Cường đã thử nghiệm 57 lần, trong đó 47 lần xác định chính xác, tỷ lệ chính xác là 82%, 2 lần đúng một phần và 8 lần sai. Vương Bân đã kiểm tra tổng cộng 52 lần, trong đó có 44 lần xác định chính xác, tỷ lệ chính xác là 85%, 3 lần đúng một phần, 4 lần không chính xác và 1 lần không thể kết luận.

Ngoài việc liên tục kiểm tra xem phương pháp thử nghiệm có nghiêm ngặt và đáng tin cậy hay không, Giáo sư Trần Thủ Lương còn mời một số nhà sinh vật học, nhà vật lý và nhà hóa học từ Đại học Bắc Kinh và Viện Khoa học Trung Quốc đích thân tham gia vào quá trình thử nghiệm. Mọi người đều cho rằng kết quả thí nghiệm là đáng tin cậy. Các nhà khoa học tham gia thí nghiệm lúc đó về cơ bản đều là những nhân vật hàng đầu trong giới học thuật, muốn lừa dối là điều không thể.

6.1.3 Ngón tay cũng có thể nhận được chữ

Có thể nói, nhận định “mắt thấy mới là thật” là quá tuyệt đối. Không chỉ mắt người mới có thể nhìn thấy sự vật mà cả tai của chúng ta cũng vậy. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng rất nhiều bộ phận trên cơ thể con người, chẳng hạn như tai, ngón tay v.v. đều có thể nhận ra màu sắc, hình ảnh, văn tự, v.v., có thể gọi chung là khả năng nhận dạng hình ảnh phi thị giác.

Nhật Bản và Đài Loan đã liên tiếp khai triển nghiên cứu khoa học về khả năng đọc chữ bằng ngón tay. Một lượng lớn bằng chứng thực nghiệm không thể chối cãi từ các phòng thí nghiệm khác nhau và các đối tượng khác nhau đã cho thấy công năng dùng tay đọc chữ là có tồn tại. Công năng này cũng có thể được phát triển thông qua việc đào tạo thanh thiếu niên.

Ông Lý Tự Sầm, Giáo sư khoa kỹ thuật điện tại Đại học Quốc gia Đài Loan, và là Tiến sỹ tại khoa kỹ thuật điện tại Đại học Stanford, Hoa Kỳ, đã bắt đầu tiến hành thí nghiệm về các công năng đặc dị như ngón tay đọc chữ vào năm 1987. Kết quả nghiên cứu của ông đã đảo lộn nhận thức của nhiều nhà khoa học, trong đó có chính bản thân ông. ⁶²⁸

Trong quá trình ông Lý Tự Sầm nghiên cứu về công năng đặc dị, có một ví dụ gây chấn động. Vào ngày 26/08/1999, hơn mười giáo sư của Hiệp hội Vật lý Trung Hoa Dân Quốc, Khoa Vật lý của Đại học Quốc gia Đài Loan, Khoa Vật lý của Đại học Thanh Hoa, Khoa Tâm lý học của Đại học Quốc gia Đài Loan và Viện Hàn lâm Khoa học Đài Loan, với phong thái sảng khoái bước vào phòng họp 142 ở tòa nhà thứ hai của khoa kỹ thuật điện tại Đại học Quốc gia Đài Loan, để cùng đến với thử thách. Đối tượng thí nghiệm là một cô gái người Nhật gốc Đài Loan 17 tuổi tên là Cao Kiều Vũ.

Kết quả là chỉ cần tờ giấy đặt trong hộp không được bọc chì, cô Cao Kiều Vũ có thể nói ra hoặc mô tả chuẩn xác các từ ngữ và màu sắc trên tờ giấy hoặc nhiều hình vẽ kỳ lạ khác nhau. Cô Cao có thể nhận ra các từ và hình ảnh thông dụng, chẳng hạn như các từ về hoa, động vật, v.v. mà không mắc lỗi nào. Không lâu sau khi thí nghiệm được thực hiện, các giáo sư này đều nói rằng điều đó thật khó tin.

Ông Lý Tự Sầm còn tổ chức một lớp đào tạo để rèn luyện công năng dùng tay đọc chữ cho thanh thiếu niên từ 6 đến 14 tuổi. Mỗi lần đào tạo kéo dài bốn ngày, hai giờ một ngày. Sau ba năm và bốn lần mở lớp, 6 trong số 60 thanh thiếu niên ghi danh đã xuất hiện công năng.

6.1.4 Thấu thị còn chuẩn xác hơn CT

Còn có một công năng khác liên quan đến nhận chữ bằng tai hoặc tay, chẳng hạn như công năng “thấu thị”.

Hai cuộc khảo sát của bác sỹ sản phụ khoa người Nhật Akira Ikegawa (1954-?) mà chúng tôi giới thiệu ở Chương 5 cho thấy, có 33% đến 53% trẻ có ký ức trong tử cung. Bác sỹ Akira Ikegawa, tác giả cuốn sách “Cha mẹ được con cái lựa chọn”, đã mô tả bào thai trong bụng mẹ có công năng thấu thị, có thể nhìn rõ ai đang làm gì bên ngoài xuyên qua bụng mẹ. ⁶²⁹

Ví dụ, một em bé từng kể rằng mẹ cậu đã ngất xỉu trong siêu thị vì thiếu máu khi mang thai. Khi đó nhân viên cửa hàng đã chăm sóc nhiệt tình, thậm chí còn chở mẹ cậu bé về nhà. Nhưng người mẹ chưa bao giờ nhắc đến việc này với cậu bé.

Một người mẹ khác từng ở một ngôi nhà bên bờ biển của mình ở Sasebo, Nhật Bản khi đang mang thai. Em bé sau khi sinh ra chưa từng đến đó, nhưng lại mô tả rõ ràng với mẹ mình cảnh tượng khi hai mẹ con được vây quanh bởi những người khác, mọi người nằm mãn nguyện trên bãi biển và ngắm cảnh.

Ngoài ra còn có những ví dụ thú vị về việc trẻ nhỏ có thể biết được thai nhi trong bụng mẹ là trai hay gái. Một số còn nói cho mẹ biết tình trạng hiện tại của thai nhi trong bụng là đang “cười” hay “ngủ.”

Các bác sỹ từ Bệnh viện Ung thư thuộc Viện Khoa học Y tế Trung Quốc và Viện Nghiên cứu Khoa học Nhân thể Trung Quốc đã từng tiến hành thí nghiệm thấu thị nhân thể. Trong số những người tham gia có một người có công năng đặc dị tên là Nghiêm Bình Sinh đến từ Tây An. Các bác sỹ tạm thời chỉ định một bệnh nhân sắp phẫu thuật để Nghiêm Bình Sinh chẩn đoán. ⁶³⁰

Theo yêu cầu của thí nghiệm, anh Nghiêm Bình Sinh cần thấu thị để kiểm tra toàn diện cơ thể bệnh nhân, như thế có thể loại trừ một số gợi ý mà anh có thể đã nhận được. Kết quả thấu thị của anh sẽ được đối chiếu với kết luận của các bác sỹ, và còn được nghiệm chứng bởi kết quả phẫu thuật.

Kết quả thấu thị của anh Nghiêm Bình Sinh là: Trong gan có một khối u to gần bằng quả óc chó, viền hơi mờ. Qua hai lần chụp CT, các bác sỹ chẩn đoán là tổn thương gan khu trú. Mô tả của anh Nghiêm Bình Sinh về hình dạng và vị trí của nó tương đối phù hợp với kết quả chụp CT, nhưng kết quả chụp CT cho thấy khối u có kích thước hơn 5cm, lớn hơn quả óc chó mà anh Nghiêm nói (thường là 2.5~3cm). Rốt cuộc ai là người đúng hơn?

Sau ca phẫu thuật, khi mổ gan ra, các bác sỹ thấy một khối u màu vàng sẫm. Ở giữa khối u có một khoang trống đặc biệt rõ ràng. Kích thước của khối u khoảng 1,5 × 2cm. Tại sao kết quả thấu thị của anh Nghiêm Bình Sinh lại gần với kích thước khối u hơn kết quả chụp CT?

Hóa ra đường phân chia khối u trên phim CT là do mật độ khác nhau của các mô cơ thể có sự thấu xạ khác nhau đối với tia X. Còn những gì anh Nghiêm Bình Sinh nhìn thấy qua thấu thị thì gần với kích thước thực tế của khối u hơn. Từ điểm này mà xét, kết quả thấu thị của anh Nghiêm còn chuẩn xác hơn kết quả kiểm tra CT.

6.2 Rào cản bị đột phá

Ông Trương Bảo Thắng sinh năm 1958, sống ở Bản Khê, Liêu Ninh. Trong một lần tình cờ, ông đã nhìn thấy nội dung bức thư qua phong bì trước khi người nhận mở nó ra. Do ông đã biết việc riêng tư của người nhận, vậy nên giữa họ đã nảy sinh hiểu lầm. Để chứng minh mình chưa từng mở thư của người khác, ông đã cho mọi người xem khả năng đọc chữ qua phong bì, từ đó dẫn đến việc phát hiện ra công năng đặc dị của ông Trương. ⁶³¹

Sau đó, ông Trương Bảo Thắng được biệt phái đến Cục Công an Bản Khê để giúp phá án. Ông cũng từng đến Học viện Trung Y Thẩm Dương để hợp tác nghiên cứu tác dụng chẩn đoán và điều trị của công năng đặc dị, bao gồm cả thấu thị kinh lạc, v.v. Năm 1982, ông được tiến cử đến Học viện Sư phạm Thủ đô để tham gia một cuộc thử nghiệm chung về công năng đặc dị của cơ thể con người với sự tham gia của 40 nhà nghiên cứu từ 27 trường cao đẳng, đại học và các đơn vị nghiên cứu trong nước vào thời điểm đó.

Ông Tống Khổng Trí, người đứng đầu Hiệp hội Khoa học Nhân thể Trung Quốc, nhà nghiên cứu tại Sở nghiên cứu Kỹ thuật Y tế Hàng không Vũ trụ, tốt nghiệp Đại học Bắc Kinh năm 1963 với chuyên ngành sinh lý con người và động vật, sau đó được bổ nhiệm vào Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Sinh học Thiên văn của Sở nghiên cứu Vật lý Sinh học thuộc Viện Khoa học Trung Quốc. Năm 1968, phòng thí nghiệm nghiên cứu này sáp nhập với một số tổ chức nghiên cứu ngang hàng để thành lập Sở nghiên cứu Kỹ thuật Y tế Hàng không Vũ trụ (Sở 507), trực thuộc Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Công nghiệp Quốc phòng lúc bấy giờ. ⁶³²

Ông Tống Khổng Trí lần đầu tiên gặp ông Trương Bảo Thắng vào năm 1983, lúc đó ông Trương 25 tuổi. Sau đó, ông Tống đã nhiều lần quan sát ông Trương biểu diễn nhận dạng ký tự đặc biệt, dịch chuyển đồ vật, v.v. Có một lần, ông Trương đã dịch chuyển thẻ công tác của một người vào một bình giữ nhiệt có nắp, và một lần khác, ông lấy thuốc ra từ một chai thuốc còn nguyên. Mặc dù tất cả đều có vẻ rất thần kỳ, nhưng trong tư tưởng ông Tống Khổng Trí vẫn bán tín bán nghi về tính chân thực của công năng đặc dị.

6.2.1 Miếng nhựa trong hố chì

Có một thí nghiệm tại Sở nghiên cứu Vật lý Cao năng lượng thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc đã gây ấn tượng sâu sắc với ông Tống Khổng Trí. Lúc đó, các nhà nghiên cứu đã thiết kế để đặt một miếng nhựa có kích thước bằng đồng 5 xu chứa một lượng nhỏ đồng vị natri vào một hố chì. Hố chì này sâu và hẹp đến mức không thể đặt hai ngón tay cạnh nhau vào. Bên trên hố chì có một tấm vải nỉ lớn hai lớp màu đen và đỏ để chặn ánh sáng. Cường độ phóng xạ của tấm nhựa được đo bởi cảm biến bên dưới hố chì và được truyền đến thiết bị đo độ phóng xạ ở phòng bên cạnh, nơi nó được hiển thị trên màn hình huỳnh quang theo từng giây. Thông thường, con số được hiển thị là khoảng từ 9,000 đến 10,000.

Người chủ trì thí nghiệm lúc đó là ông Triệu Vĩnh Giới. Ông theo dõi các con số hiển thị trên màn hình của dụng cụ đo trong phòng đo đồng vị.

Ông Tống Khổng Trí ở trong phòng có hố chì, chịu trách nhiệm theo dõi chặt chẽ nhất cử nhất động của ông Trương Bảo Thắng. Đột nhiên, ông Trương Bảo Thắng vung tay qua hố chì mấy lần. Gần như cùng lúc đó, ông Triệu phát hiện lượng phóng xạ hiển thị trên màn hình giảm mạnh, nên vội vàng chạy tới kiểm tra. Khi kéo tấm vải chắn sáng phía trên hố chì ra, ông phát hiện mảnh nhựa nhỏ đã nhô lên đến giữa hố chì. Điều này cho thấy công năng đặc dị của ông Trương Bảo Thắng đã bắt đầu phát huy tác dụng, nó đã di chuyển mảnh nhựa đồng vị natri.

Các nhà nghiên cứu đã dùng nhíp đặt miếng nhựa trở lại chỗ cũ, sau đó phủ vải chắn sáng lên và tiếp tục tiến hành thí nghiệm.

Một lúc sau, ông Trương Bảo Thắng lại nắm tay bên trên hố chì vài lần, rồi nhanh chóng chộp lấy một vật tròn từ tấm vải chắn sáng, hóa ra đó là mảnh nhựa đồng vị. Ông Tống Khổng Trí nhanh chóng kiểm tra tấm vải chắn sáng, phát hiện nó không hư hại gì. Lúc này, ông Triệu Vĩnh Giới chạy đến và nói với ông Tống Khổng Trí rằng con số trên máy dò đã giảm đáng kể xuống còn khoảng 20.

Thí nghiệm này khiến ông Tống Khổng Trí bắt đầu tin vào sự tồn tại của công năng đặc dị.

6.2.2 Trò đùa dịch chuyển khoai lang

Ngay sau thí nghiệm này, ông Tống Khổng Trí và những người khác đã đi ăn ở một nơi gần đó. Ông Trương Bảo Thắng cùng hai người khác đi trước, còn ông Tống Khổng Trí ở phía sau cách họ vài mét.

Trên đường đi, họ đi ngang qua một quán bán khoai lang nướng. Ông Trương đi tới trước bếp, tay phải cầm một củ khoai lang nướng hỏi: Bao nhiêu tiền một cân? Sau khi chủ quán trả lời giá, ông Trương đặt củ khoai lang trở lại vị trí ban đầu, sau đó rời khỏi và đi tới bãi đậu xe. Động tác này ngắn gọn rõ ràng, ông Tống Khổng Trí nhìn rất rõ ràng từ phía sau.

Tuy nhiên, khi ông Tống Khổng Trí bước lên xe, ông rất kinh ngạc khi thấy ông Trương đang chia sẻ khoai lang với mọi người. Họ đang vừa ăn vừa cười nói.

Mặc dù trò đùa này không phải là một thử nghiệm chính thức, nhưng toàn bộ quá trình diễn ra rất rõ ràng, khiến ấn tượng với công năng đặc dị của ông Tống Khổng Trí càng thêm sâu sắc.

6.2.3 Lấy thuốc ra từ trong không khí

Sau đó, ông Trương Bảo Thắng được sắp xếp hợp tác với ông Tống Khổng Trí và các nhà nghiên cứu khoa học khác để tiến hành nghiên cứu về công năng đặc dị trong khoảng thời gian 16 năm. Các nhà nghiên cứu như ông Tống Khổng Trí gần như mỗi ngày đều có thể xem màn biểu diễn của ông Trương Bảo Thắng, đồng thời tự thân ghi lại tại hiện trường.

Vào thời điểm đó, tần suất kiểm tra rất cao, chẳng hạn như trong 100 ngày sắp xếp 29 ngày kiểm tra, trung bình cứ ba hoặc bốn ngày lại có một ngày kiểm tra. Các mẫu được kiểm tra gồm có một chữ, nhiều chữ; dùng bút viết, dùng dao rạch; có chữ lớn, có chữ nhỏ; có chai thuốc thủy tinh phong kín, chai đựng mẫu vật thí nghiệm được xử lý đặc biệt, v.v.

Ông Trương Bảo Thắng đã nhiều lần công khai biểu diễn cho mọi người thấy ông lấy thuốc từ lọ thuốc chưa từng mở ra.

Có một lần, tại cuộc họp Ủy ban trù bị lần thứ tư của Hội Nghiên cứu Khoa học Nhân thể Trung Quốc ở Nội Mông, ông Trương Bảo Thắng đã lấy 21 viên vitamin ra khỏi lọ vitamin mới mua chỉ trong vài giây mà không cần mở nắp. Nút của lọ thuốc vẫn còn nguyên vẹn, không có vật phẩm khác can thiệp, ông Trương cũng không có động tác thừa nào. Mọi người có thể nhìn thấy toàn bộ quá trình rất rõ ràng.

Đây là một trong những màn biểu diễn đẹp nhất của ông Trương Bảo Thắng kể từ khi đến Sở 507, Nó đã thuyết phục được rất nhiều nhà nghiên cứu vốn còn hoài nghi về sự tồn tại của công năng vượt qua rào cản không gian.

Sau này, độ khó và sự khắt khe của bài kiểm tra ngày càng tăng, chẳng hạn nhiều mẫu thử nghiệm khác nhau được đặt trong chai thủy tinh và miệng chai được thiêu kết bằng lửa.

Ông Tống Khổng Trí và những nhà nghiên cứu đã từng cẩn thận thiết kế một chai thủy tinh trong suốt bịt kín với nhiều dấu hiệu đặc biệt khác nhau. Bên trong chai chứa các tấm mica với nhiều loại màu sắc. Sau khi trải qua nỗ lực, ông Trương Bảo Thắng đã nhiều lần lấy thành công tấm mica ra khỏi chai mẫu mà không làm hỏng chai. Toàn bộ quá trình thí nghiệm đã được ghi lại và lưu trữ.

Một lần khác, ông Tống Khổng Trí và những nhà nghiên cứu cố định một đầu sợi chỉ vào đáy chai, đầu còn lại luồn qua nút bần và cắt bỏ. Sau khi cân, nó được giao cho ông Trương Bảo Thắng để làm thí nghiệm. Ông Trương đã thành công lấy ra hai viên thuốc và đem cân. Cái chai ít đi trọng lượng bằng hai viên thuốc, chỉ và nắp chai đều không bị hư hại.

6.2.4 Viên thuốc đi qua thành bình

Các thí nghiệm về công năng đặc dị của nhân thể đã tác động mạnh mẽ đến rào cản về mặt nhận thức của mọi người. Ông Trương Bảo Thắng khiến những viên thuốc xuyên qua thủy tinh mà không để lại bất kỳ dấu vết nào. Điều này đã vượt xa lẽ thường của con người, khiến mọi người cảm thấy bối rối. Đây có phải là phép thuật không? Rất nhiều người đã đặt ra câu hỏi như vậy.

Ông Tống Khổng Trí muốn có được bằng chứng cho thấy những viên thuốc đã xuyên qua thành hộp đựng khi chúng ra ngoài, vậy nên ông đã áp dụng phương pháp chụp ảnh tốc độ cao 400 khung hình mỗi giây. Ông chụp được cảnh một viên Manyprinckle Acanthopanax đang xuyên qua thành chai, khoảng 2/3 viên nằm bên ngoài chai và 1/3 còn lại trong chai. Hình ảnh này cho thấy một viên thuốc với đường kính 10mm đã đi xuyên qua thành chai thủy tinh trong thời gian 1/400 giây.

Ông cũng lặp lại thí nghiệm bằng cách sử dụng các mẫu thử nghiệm khác nhau, và cũng chụp thành công những bức ảnh tương tự về việc xuyên qua thành chai.

Trong chuyên luận dài 107 trang “Khải ngộ về công năng đặc dị của ông Trương Bảo Thắng”, ông Tống Khổng Trí viết rằng: “Kết quả nghiên cứu này đã chứng minh đầy đủ sự tồn tại của công năng đặc dị. Bởi vì, trong 1/400 giây, bất kỳ hành động giả mạo nào cũng không thể hoàn thành mà không bị phát hiện bởi camera tốc độ cao. Hơn nữa, nó tiết lộ sự tồn tại của trạng thái trung gian khi một vật thể xuyên qua một vật thể khác.” ⁶³³

Để nghiên cứu cẩn thận trạng thái trung gian này, ông Tống Khổng Trí từng hy vọng ông Trương Bảo Thắng sử dụng công năng để duy trì trạng thái này. Tuy nhiên ông phát hiện ra rằng ông Trương không thể duy trì quá trình ở trạng thái trung gian xuyên tường này. Không phải ông Trương không muốn, mà là khả năng của ông hoặc bản thân công năng này khiến ông không thể duy trì trạng thái trung gian này.

6.2.5 ‘Kéo ra’ đồng nhân dân tệ từ trên mu bàn tay

Dựa trên các thí nghiệm chuyên sâu và lặp đi lặp lại, ông Tống Khổng Trí cuối cùng rút ra kết luận rằng, công năng đặc dị đột phá rào cản không gian này dường như nằm ngoài sức tưởng tượng của mọi người. Nó thực sự tồn tại.

Vật mà công năng đưa đi đột phá rào cản không gian có thể là kim loại, gỗ, nhựa, giấy, thuốc, kẹo hoặc thậm chí là chất lỏng, v.v. Chướng ngại vật cũng rất đa dạng, có thể là hộp kim loại, hộp gỗ, chai thủy tinh, hộp Bakelite, túi vải, túi nhựa, túi giấy, v.v. Điểm đột phá của mục tiêu có thể nằm trên thành vật chứa.

Có một lần, Chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu Khoa học Nhân thể Trung Quốc Trương Chấn Hoàn đã đưa cho ông Tống Khổng Trí một mẫu thử. Đó là một đồng nhân dân tệ mệnh giá 1 hào được đựng trong một chai nhựa, miệng chai được dán lại bằng keo. Theo ghi chép trong luận văn của ông Tống Khổng Trí, khi ông Lam (đồng nghiệp của ông Tống Khổng Trí) dùng hai tay ôm lấy chai mẫu này, ông Trương Bảo Thắng thực sự đã “kéo ra một đồng nhân dân tệ” từ trên mu bàn tay của ông Lam. ⁶³⁴

Hóa ra, ông Trương Bảo Thắng đã dùng công năng để làm cho đồng nhân dân tệ đầu tiên xuyên qua thành chai, sau đó đi qua tay ông Lam. Lần này, bàn tay con người cũng là chướng ngại vật bị “vượt qua.”

Lúc đó, hai người họ đang trong trạng thái trò chuyện cười đùa, ông Trương Bảo Thắng vô cùng thoải mái và hưng phấn. Bởi vì mẫu vật này không được liệt vào trong thiết kế thí nghiệm, vậy nên kết quả của nó không được ghi vào kết quả thí nghiệm.

Loạt kết quả thí nghiệm công năng đặc biệt của ông Trương Bảo Thắng mà ông Tống Khổng Trí thực hiện, trải qua nhiều tầng biện luận, còn được tiến cử bởi các nhà khoa học nổi tiếng như Triệu Trung Nghiêu, Bối Thì Chương, Dương Long Sinh, Triệu Y Quân, Trần Thủ Lương, v.v. Vào năm 1986, những thí nghiệm này đã đạt được giải nhì Giải thưởng Tiến bộ Khoa học Công nghệ cấp Ủy ban của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Công nghiệp Quốc phòng, đặt ra nền tảng rất tốt cho các nghiên cứu trong tương lai về công năng đặc dị.

Công năng đặc dị của ông Trương Bảo Thắng cũng đã được các nhà nghiên cứu khác kiểm chứng, trong đó có Tiến sĩ Lý Khánh Lợi (1941-) của Viện Năng lượng Nguyên tử Trung Quốc (IAE) và Tiến sĩ Vật lý Hạt nhân Thực nghiệm Châu Âu Wadyslaw I. Trzaska (1955-). ⁶³⁵

6.2.6 Niệm lực của con người có thể mạnh mẽ đến mức nào?

Khả năng di chuyển đồ vật trong chai thông qua ý niệm của ông Trương Bảo Thắng ở phương Tây gọi là telekinesis hay psychokinesis. Nó phản ánh rằng niệm lực tinh thần của con người có thể đột phá rào cản không gian và biến thành năng lượng di chuyển các vật thể trong thế giới vĩ mô của chúng ta. Đây là một bằng chứng trực tiếp khác về thuộc tính vật chất của tinh thần.

Năng lượng do ý niệm của ông Trương Bảo Thắng tập hợp cũng có thể bẻ cong cán thìa thép và khiến đồ vật bốc cháy ⁶³⁶. Tương tự như ông Trương Bảo Thắng, trợ lý nghiên cứu Tôn Trữ Lâm tại Đại học Địa chất Trung Quốc cũng sở hữu đặc dị tụ năng, bao gồm việc tập trung năng lượng đặc dị thông qua suy nghĩ, có thể sinh ra các hiện tượng như di chuyển đồ vật, đốt tiền xu, đốt quần áo, đốt giấy và khoan lỗ trên đồng xu, v.v. ⁶³⁷

Dưới sự quan sát nghiêm cẩn của các nhà khoa học, cô Tôn Trữ Lâm đã từng biến những hạt ngô trên tay thành bỏng ngô, biến trứng cút đã luộc trong nước sôi 40 phút thành trứng sống. Trong 37 phút, cô cũng từng làm sống lại những cây lạc Đài Nam số 11 đã được xử lý ở nhiệt độ cao và độ ẩm cao trong một tháng, với chồi mọc dài 2.8cm. Thí nghiệm này được thực hiện bởi Giáo sư Lý Tự Sầm từ Khoa Kỹ thuật Điện của Đại học Quốc gia Đài Loan và đã được xuất bản luận văn. ⁶³⁸

Một nghiên cứu của Hoa Kỳ về telekinesis cho thấy, 857 trong số gần 1,000 đối tượng thử nghiệm thể nghiệm được kim loại ở trong tay trở nên mềm hơn, với tỷ lệ thành công là hơn 85%. ⁶³⁹

6.2.7 Định luật vạn vật hấp dẫn bị thách thức

Ông Vương Hữu Thành, Giáo sư mỹ thuật tại Bảo tàng Thành phố Cát Lâm, được mệnh danh là “kỳ nhân Quan Đông” vì sở hữu nhiều công năng đặc dị. Ông Vương từng biểu diễn trước mặt mọi người với khả năng khiến năm đồng xu xếp chặt dính vào quần áo trên ngực mà không rơi xuống. Ông thậm chí còn dùng một sợi chỉ mỏng xuyên từ trên xuống dưới từ mặt đồng xu dính vào quần áo mà chúng vẫn không nhúc nhích. Một luận văn ở tập 1, kỳ 3 của tập san “Khoa học nhân thể Trung Quốc” cũng ghi nhận công năng đặc dị tương tự của ông Vương Hữu Thành. ⁶⁴⁰

Cơ học cổ điển là ngành phát triển sớm nhất trong khoa học tự nhiên. Và một trong những khám phá quan trọng nhất của cơ học cổ điển là định luật vạn vật hấp dẫn. Nhà nghiên cứu Newton phát hiện ra lực hấp dẫn sau khi được truyền cảm hứng từ một quả táo rơi xuống đất. Theo định luật vạn vật hấp dẫn, những đồng xu này phải rơi xuống đất như những quả táo chín, nhưng tại sao chúng lại vi phạm định luật này? Cái gì đang chống lại trọng lực? Điều gì khiến đồng xu trên ngực ông Vương Hữu Thành không động đậy?

Cho đến nay, khoa học đã phát hiện ra bốn loại lực tương tác trong tự nhiên. Ngoài lực hấp dẫn còn có lực điện từ, lực hạt nhân yếu và lực hạt nhân mạnh. Nhưng lực hạt nhân yếu và mạnh chỉ có thể khởi tác dụng trong hạt nhân nguyên tử. Vậy nên, trong khuôn khổ lý thuyết khoa học hiện nay, thứ duy nhất có thể khiến đồng xu kháng lại được trọng lực chính là lực điện từ. Nhưng khi ông Vương Hữu Thành dính lát khoai tây vào ngực, thì lực điện từ cũng không thể giải thích được.

Ông Trương Chấn Hoàn, Chủ tịch đầu tiên của Hiệp hội Khoa học Nhân thể Trung Quốc và Viện Nghiên cứu Khoa học Nhân thể Trung Quốc, từng nói rằng theo thói quen chung của chúng ta, khi một hiện tượng xảy ra, chúng ta sẽ dùng các quy luật khoa học hiện có để đo lường. Nhưng mấu chốt của vấn đề là, nếu xảy ra một hiện tượng mới không phù hợp với các quy luật khoa học hiện có, khoa học hiện đại vẫn chưa giải thích được nguyên nhân xuất hiện của nó, vậy chúng ta nên cố gò ép cho vừa, lấy các định luật khoa học hiện có để quy chụp, hay là nên phát triển khoa học?

Xem thêm: Nhìn thấu ‘Thuyết tiến hóa’ (Chương 6): Giả thuyết tiến hóa khiến khoa học lạc lối (Phần 2.4)

Tài liệu tham khảo:

  1. Young, T., & Adam, J. A. The Bakerian Lecture: Experiments and Calculations Relative to Physical Optics. Philosophical Transactions of the Royal Society of London, 1804; 94, 1-16.https://www.jstor.org/stable/107135
  2. Brukner C, Zeilinger A. Young’s experiment and the finiteness of information. Philosophical Transactions of the Royal Society. 2002, 360: 1061–1069.https://sci-hub.st/10.1098/rsta.2001.0981; https://en.wikipedia.org/wiki/Double-slit_experiment#cite_note-Feynman-8
  3. Feynman, Richard P.; Robert B. Leighton; Matthew Sands (1965). The Feynman Lectures on Physics, Vol. 3. Addison-Wesley. pp. 1.1–1.8. ISBN 978-0201021189.https://www.feynmanlectures.caltech.edu/III_01.html#Ch1-S6
  4. 钱学森等着《创建人体科学》(一)(人体科学丛书)。四川教育出版社。1980年5月第一次印刷。
  5. 何大华,丁先发,申政伦,钱帮伦,朱永弟,胡正书。四川大足县联合考察组。关于唐雨耳朵辨色认字的考察报告。《自然杂志》1979年第12期。https://drive.google.com/file/d/1ZujUwAof9sSPfvMi0a-Gm_yH0VEpSoD3/view?usp=drive_link
  6. 自然杂志记者。非视觉图像识别的观测报告。《自然杂志》1979年7月。https://drive.google.com/file/d/1pXXSghyfvDkrqReaGXdkgw7cVLscgyXD/view?usp=share_link
  7. 陈守良,贺慕严。关于人体一种特殊的感应机能的调查报告(一)──特殊感应机能的真实性问题。https://drive.google.com/file/d/10R4Pep91fCL_JwLLJS3ux8UCdtFphbq6/view?usp=drive_link
  8. 陈守良。人体特异性功能的调查报告(2011-04-18 15:53:58)https://blog.sina.com.cn/s/blog_62890f110100rdjw.html
  9. 由手指识字实验辨识特殊关键字所观察到的异象。李嗣涔,国立台湾大学电机工程学系,台北,台湾;陈建德,国立台湾大学物理学系,台北,台湾;唐大崙,国立台湾大学心理学系,台北,台湾。https://drive.google.com/file/d/1dYeIqMhm-lidQi5NA0xjct4c3dddAg-2/view?usp=drive_link
  10. 父母是孩子选择的:育儿从孩子出生前开始。池川明着。卢佳女译。中国友谊出版公司 2010年10月。ISBN978-7-5057-2811-0。https://zlibrary-africa.se/s/
  11. 【真实历史影像】钱学森谈特异功能,507所研究档案,中国人体科学探索。时间12分55秒:https://www.ganjingworld.com/s/0zXqJwwez4?t=776
  12. 【真实历史影像】钱学森谈特异功能,507所研究档案,中国人体科学探索。时间4分10秒:https://www.ganjingworld.com/s/0zXqJwwez4?t=250
  13. 宋孔智。张宝胜特异功能的启示。2008年7月。https://drive.google.com/file/d/1n9ffaU-mjVOUpRWqOTg5l8DQMKYqTrkB/view?usp=drive_link; 【独家访谈507所研究员宋孔智】神秘的超自然现象研究档案,揭秘749局、507所!那些不为人知的惊人实验!特异功能的科学研究!
  14. 宋孔智。张宝胜特异功能的启示。2008年7月。https://drive.google.com/file/d/1n9ffaU-mjVOUpRWqOTg5l8DQMKYqTrkB/view?usp=drive_link; 【独家访谈507所研究员宋孔智】神秘的超自然现象研究档案,揭秘749局、507所!那些不为人知的惊人实验!特异功能的科学研究!
  15. 宋孔智。张宝胜特异功能的启示。2008年7月。https://drive.google.com/file/d/1n9ffaU-mjVOUpRWqOTg5l8DQMKYqTrkB/view?usp=drive_link; 【独家访谈507所研究员宋孔智】神秘的超自然现象研究档案,揭秘749局、507所!那些不为人知的惊人实验!特异功能的科学研究!
  16. LETTER TO THE EDITOR NATURE. Document Type: CREST; Collection: STARGATE; Document Number (FOIA) /ESDN (CREST): CIA-RDP96-00792R000200650001-4; Document Page Count: 33; Document Creation Date: November 4, 2016; Document Release Date: October 28, 1998; Publication Date: July 23, 1991; Content Type: LETTER
  17. 张宝胜特异功能表演纪录片(1994年)。新中国频道。https://www.youtube.com/watch?v=Hnsi7A3v8Po
  18. 沈今川,孙储琳。孙储琳心灵(深层意识)聚能现象的验证与思考。中国地质大学人休枓竽研究所,100083。P92-97。6孙储琳心灵(深层意识)聚能现象的验证与思考p92-97.pdf
  19. 意识调控花生起死回生之研究。李嗣涔(台湾大学电机工程学系,台北,台湾106);孙储琳 沈今川(中国地质大学人体科学研究所,北京100083);侯金日(嘉义技术学院农艺科,嘉义,台湾)
  20. PK APPLICATIONS BY JACK HOUK Document Type: CREST; Collection: STARGATE; Document Number (FOIA) /ESDN (CREST): CIA-RDP96-00789R003000020015-1; Release Decision: RIFPUB; Original Classification: U; Document Page Count: 2;Document Creation Date: November 4, 2016; Document Release Date: October 21, 1998; Sequence Number:15; Case Number: Publication Date: May 5, 1983; Content Type: RP.https://www.cia.gov/readingroom/document/cia-rdp96-00789r003000020015-1
  21. 万金书。访王友成。138。中国人体科学,第1卷第3期。1991年5月。Approved For Release 2000/08/10 : CIA-RDP96-00792R000300010001-3。https://drive.google.com/file/d/1QgwBp2U65cG9NZtNnuBI_Pu_vPaCCFYb/view?usp=share_link

Nhóm biên soạn “Nhìn thấu Thuyết tiến hóa”.

(Bản quyền thuộc về The Epoch Times và Nhóm biên soạn, hoan nghênh đăng lại và không sửa đổi)


Toàn Phong biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ

Epoch Times Tiếng Việt

Thiên thư "Chuyển Pháp Luân" - vạn năm khó gặp - Click xemspot_img
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Chuyển Pháp Luân
spot_img
Xem nhiều

Vì sao có nhân loại

Đại sư Lý Hồng Chí là người sáng lập môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công. Môn tu...

Bài liên quan

Cảnh sát đang luyện khí công - Click học miễn phíspot_img
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x