Thursday, September 19, 2024

Chân trời tìm Pháp: Liên đài triển thánh | Khám phá sinh mệnh

Liên Quan

Tác giả: Thạch Phương Hành

[ChanhKien.org]

Hôm nay một lần nữa tôi lại nhìn thấy bài chia sẻ của các đồng tu trên tập san Chánh Kiến bàn về nhìn nhận chính diện và lý tính đối với các bài viết trong loạt bài Luân hồi ký sự, đối với việc này tôi thực sự cảm thấy rất an tâm. Trong bài chia sẻ có đề cập đến việc hy vọng tôi có thể chọn lấy một đề tài để thể hiện thì hiệu quả sẽ càng tốt hơn. Vì vậy, tôi muốn chia sẻ với mọi người cách nhìn nhận của tôi:

Bài chia sẻ của đồng tu có đề cập đến “Tây du ký”, tác phẩm này xác thực có tác dụng rất lớn đối với người Trung Quốc đương đại trong việc nhận thức về vấn đề tu luyện. Ngô Thừa Ân đã dùng hình thức câu chuyện để biểu đạt nhận thức của mình đối với tu luyện và loại bỏ chấp trước, điểm này là thực sự vô cùng đáng quý. Nhưng khi chúng ta xem kỹ Tây du ký sẽ thấy: Đường Huyền Trang từ Trường An đi Tây thiên thỉnh kinh, bất luận là đi qua bao nhiêu quốc gia, gặp gỡ với bao nhiêu người, từ Thần, yêu, ma, cho đến khi tới tận chùa Tuyết Âm ở Tây Thiên thì cả quá trình ấy kỳ thực đều là quá trình đang thành tựu Đường Huyền Trang và ba vị đồ đệ đi cùng. Cũng chính là nói, Tây du ký viết về những sự tình nội trong thể hệ duyên phận của bốn thầy trò Đường Tăng. Tuy nhiên tình huống hiện nay đều không giống như vậy, nếu như chỉ viết về luân hồi của một số người nào đó, dẫu rằng có viết ra nhiều lần luân hồi của nhân vật đó trong lịch sử, bất luận là câu chuyện đó có đặc sắc và nhận được sự hưởng ứng của độc giả đến đâu đi chăng nữa, nhưng nếu mà như vậy thì thể hệ duyên phận liền trở nên vô cùng đơn nhất. Hơn nữa, sự việc hôm nay chúng ta đang làm tuyệt không thể khiến cho duyên phận bị “hạn chế” như vậy, nếu không những sinh mệnh trong các thể hệ duyên phận khác sẽ cảm thấy chúng ta làm sự việc này không công bằng, đây không phải là kết quả mà chúng ta muốn có được.

Lúc ban đầu khi tôi viết về những câu chuyện trong loạt Luân hồi ký sự (bút danh không phải như thế này), trong khi viết cũng không đề cập đến những câu chuyện tìm Pháp của nhân vật, nhưng để cho độc giả có thể dễ dàng tiếp nhận hơn, trong rất nhiều tiêu đề và mục lục tôi đã viết về những câu chuyện duyên phận giữa người với người hoặc giữa các động thực vật với nhau. Sau đó trải qua khoảng thời gian hơn 10 năm tìm tòi và tích luỹ, đồng thời trải qua một đoạn thời gian chiêm nghiệm và suy ngẫm, tôi quyết định từ trên góc độ địa lý, chủng loại và thời gian mà trực tiếp phân loại ra hai loạt bài liên quan đến tìm Pháp là “Gian khổ tìm Pháp” và “Thiên tải Pháp duyên” để đặt định một tính khái quát, sau đó dùng loạt “Chân trời tìm Pháp” để viết một cách chi tiết. Thời gian trôi qua thực là nhanh, chặng đường này thoáng chốc đã được 15 năm rồi.

Tôi cân nhắc viết loạt bài này bởi vì nhà sáng lập Pháp Luân Công ngài Lý Hồng Chí đã từng nói rằng:

“Mỗi triều đều như vậy, tất cả các dân tộc trên toàn thế giới đều qua chuyển sinh tại Trung Quốc. Bao gồm nhân dân của các quốc gia; trừ một số lớn những sinh mệnh thượng giới đã đến [chuyển sinh] vào lúc cận kỳ bắt đầu truyền Pháp trở về sau, thì nhân dân các nước trong lịch sử đều chuyển sinh qua Trung Quốc. Bất kể là con người của quốc gia nào, thì đầu tiên lúc chư vị vào địa cầu thì là người Trung Quốc, bởi vì lần thứ nhất chuyển sinh của chư vị chính là ở đó.” (01)

Vào lúc đó tôi đã nghĩ rằng, trên mảnh đất Trung thổ này đã ngưng kết các nhân tố duyên phận của tất cả con người trên thế giới, vậy nên tôi sẽ từng chút từng chút mà đặt trọng điểm viết về những câu chuyện tìm Pháp trên phạm vi Trung thổ. Bởi vì phạm vi của Trung Quốc hôm nay so với phạm vi trong lịch sử là không giống nhau, sợ rằng sẽ bị thiếu sót vậy nên tôi liền đem cả những vùng đất không thuộc vào bản đồ Trung Quốc hiện nay mà viết cả vào đây, vốn dĩ những vùng đất này cũng nằm trong phạm vi văn hóa của Đại Trung Hoa. Trong quá trình viết về cơ bản thì tôi cũng chia các địa khu trên đơn vị tỉnh thành và quốc gia để viết (những quốc gia nằm ngoài Trung thổ được chia thành nước hoặc các tỉnh tương tự nhau và quốc gia lần lượt đều được gộp lại với nhau).

Phạm vi mảnh đất Trung thổ từ những niên đại xa xưa đã sớm được Sáng Thế Chủ an bài xong để trở thành “nơi tập kết” của các chủng loại Pháp duyên, đương nhiên đây chỉ là một sự hình dung, bởi vì tương lai hôm nay khi Đại Pháp hồng truyền tại đây, những con người thuộc các dân tộc khác nhau trong đời này trong khi chuyển sinh tại Trung Quốc đều lưu lại những ký ức, họ là những sinh mệnh được Sáng Thế Chủ lựa chọn cần được đắc Pháp. Vậy nên nói một cách cụ thể thì những con dân của Thần – những người đã từng “kiều cư” (ngụ cư) tại các quốc gia và dân tộc khác khi chuyển sinh vào Trung thổ thì sẽ chuyển sinh vào các địa phương khác nhau. Chỉ có thể án chiếu theo tỉnh thành và các quốc gia ngoại vi bên cạnh Trung Quốc đại lục ngày hôm nay thì mới có thể bao trùm được tất cả các Pháp duyên mà các sinh mệnh đã kết tại Trung thổ. Đương nhiên, quảng đại dân chúng trên các khu vực trên toàn thế giới trong quá trình luân hồi đều đã chủ động đi tìm Sáng Thế Chủ, chỉ là Trung Quốc là khu vực hạt nhân mà thôi.

Kỳ thực khi tôi chấp bút viết về quá trình tìm Pháp của một nhân vật A tại một địa khu nào đó thì việc viết về quá trình của bản thân người đó chỉ là biểu hiện văn chương bề mặt nhất, tôi cần thông qua mạch truyện chính của nhân vật này mà biểu đạt ra được tất cả mục đích nguyên lai căn bản của các yếu tố từ địa lý, văn hóa cho đến tất cả các nhân tố khác của địa khu đó cùng với sự an bài của Thần và quá trình cũng như trạng thái của các Thần có quan hệ với điều đó, mà đây mới chính là điều quan trọng nhất trong loạt bài này. Ví dụ như khi tôi dùng phương thức của mình để viết về mục đích và sự chờ đợi của cặp tảng đá Thiên Nhai và Nam Thiên Nhất Trụ Thạch nằm ở khu vực thắng cảnh Hải Nam Thiên Nhai Hải Giác (Hải Nam, Trung Quốc), vậy thì có thể sẽ thức tỉnh được tất cả các phong ấn bụi trần trong nội tâm của các sinh mệnh từ cổ chí kim đã từng kết duyên với hai tảng đá này. Mà việc này thì trên biểu hiện chỉ là tôi đang thông qua câu chuyện tìm Pháp của một người hoặc một số người mà đề cập đến hai tảng đá này mà thôi, đương nhiên cũng vẫn cần các sinh mệnh đó xem được bài viết ấy.

Chúng ta đều biết rằng trong quá trình thức tỉnh của sinh mệnh thì lực lượng của Đại Pháp và Sư phụ là có tác dụng lớn nhất. Trong bất cứ thời điểm nào cũng cần tôn trọng điểm này. Tôi chỉ nói là đối với các sinh mệnh khác nhau mà nói, sau khi sinh mệnh ấy kết duyên với một địa khu nào đó thì tự trong nội tâm của sinh mệnh sẽ có sự hướng về và tìm kiếm đối với địa khu này, nếu như chúng ta đem những nội hàm mà Thần cấp cho địa khu ấy triển hiện ra thì điều này sẽ có tác dụng nhất định đối với sinh mệnh, ví như việc giải khai tâm kết, tư duy trở nên khoáng đạt, trở nên coi trọng, trân quý cơ duyên, nỗ lực tinh tấn,v..v… Đương nhiên, những sinh mệnh khác nhau bởi vì kinh nghiệm không giống nhau, sở thích cũng bất đồng nên hiệu quả vì vậy cũng khác nhau. Thậm chí có một số người còn không muốn xem những bài viết thuộc thể loại này, cho rằng chẳng có gì đáng xem cả. Tại đây tôi xin nhấn mạnh một chút: bất luận là thích hay không thích xem, xin độc giả hãy đối đãi một cách lý tính, không được sản sinh bất kỳ sự kích động nào, vào bất kỳ thời điểm nào cũng đều phải dĩ Pháp vi Sư, và cho dù có thích xem những thể loại bài viết này, cũng cần phải là sau khi đã làm tốt những việc nên làm, có thời gian rảnh rỗi thì lật qua xem một chút. Tôi nói vui thế này: “Đối với những độc giả nam đã kết hôn, giả như bà xã có yêu cầu chư vị quét nhà, thì cũng là nên đi quét nhà trước đã, đừng vì mải mê đọc mà quên không làm việc, nếu làm cho vợ bạn tức lên, thì tôi không chịu trách nhiệm đâu nhé, ha ha!”

Lần này là tôi muốn thông qua cơ hội viết về mục đích ban sơ khi thực hiện thể loại này và nguyên nhân của việc vì sao cần đối chiếu theo tỉnh thành mà viết để chia sẻ cùng mọi người.

Việc phân chia chương đoạn để viết về Đôn Hoàng so với tính chất khi viết về một chuyên đề nào đó để đăng tải liên tục thì có điểm khác biệt rất lớn. Một chuyên đề nào đó đăng tải nhiều kỳ thì trên bề mặt là một cái trung tâm. Tuy nhiên, Đôn Hoàng lại không giống như vậy, những bức hình điêu khắc và tranh màu trong hang động Mạc Cao và rất nhiều điều khác nữa đều là quá trình Thần dùng hàng ngàn năm tích lũy mà hoàn thành, nó liên quan một cách gián tiếp đến lần văn minh lần này từ ban sơ cho đến hiện tại, nó là sự tích hợp của việc đặt định trực tiếp và triển hiện trên phương diện tín ngưỡng mà Thần đã ban cấp cho con người khi chuyển sinh tại Trung thổ trong các triều đại khác nhau. Khi tôi viết về những đề mục khác nhau của Đôn Hoàng, tôi đều sẽ chọn một chủ đề có liên quan, mỗi một đề mục đều có thể hình thành một bài viết độc lập, nhưng giữa các bài viết với nhau đều có một mối liên hệ nhất định, tuy nhiên tính chất liên hệ lại không thực sự lớn. Bài viết này chính là cần viết về Liên Hoa (hoa sen nơi Phật quốc).

Đối với những người có tín ngưỡng tại phương Đông, hoa sen là sứ giả tượng trưng cho sự thánh khiết và đem theo tín tức của Thần Tiên, nó có địa vị rất cao trong tâm thức của con người. Nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, ngài Lý Hồng Chí đã từng giảng:

“Liên hoa là sinh ra trong thế giới Phật, liên hoa trong thế giới Phật lại cũng không được coi là một loài hoa, mà được coi là quả vị và uy đức của Phật. Liên hoa không phải là hoa trong khái niệm của con người, nhưng có thể coi như hoa. Hiện nay trong Phật giáo dùng hoa sen để ví với sự thánh khiết, mọc từ bùn mà không bị nhiễm, mọc ra từ trong bùn, nhưng không bị ô nhiễm, sạch sẽ, thánh khiết như vậy. Trở thành một kiểu ví von, nhưng nó tuyệt đối không phải là liên hoa của Phật.” (02)

(Tranh 01: Tranh thuyết Pháp, động số 260, Bắc Ngụy)

(Tranh 02: Tranh Phật thuyết Pháp, động số 392, thời Tùy)

(Trang 03: Tranh Thuyết Pháp, động số 205, thời Thịnh Đường)

(Tranh 04: Bức vẽ Bồ Tát, động số 306, thời Tây Hạ)

Chúng ta hãy quan sát kỹ hoa sen trong bốn bức họa trên, trong bức tranh thứ nhất vẫn còn những nhân tố của Ấn Độ và La Mã cổ, cánh hoa sen rất nhỏ nhọn, có nhà nghiên cứu cho rằng đây là cách vẽ hoa súng của Ấn Độ cổ, hơn nữa cách vẽ này là bắt nguồn từ cách vẽ một loại lá cây trong văn hóa cổ Hy Lạp. Tuy nhiên, bắt đầu từ thời nhà Tùy, họa pháp (cách vẽ) của Trung Nguyên bắt đầu hoàn thiện, lá hoa sen được vẽ rất tròn đầy, tiến đến thời kỳ thịnh Đường, cánh hoa sen được vẽ thành một trạng thái rất bầu bĩnh và đa sắc, thể hiện khí chất rộng lớn, vươn tầm, sự khoáng đạt của Đại Đường; đến thời kỳ Tây Hạ, hoa sen lại được vẽ khá đơn giản nhưng rất lớn, tạo cho người ta cảm giác thanh thoát dễ chịu thêm vào đó có một chút gì đó vừa hăng hái hào hùng lại vừa trống trải mênh mang ẩn chứa bên trong.

Phần luận thuật bên trên là chúng ta đứng từ góc độ cải biến bề mặt nhất trong cách vẽ hoa sen mà nói. Vậy thì đứng từ góc độ bản thân của hoa sen mà nói, thì khi những người tu luyện tại các thời đại khác nhau hay những người tín ngưỡng Thần trong lúc vẽ hoa sen thì trạng thái triển hiện ra cũng không giống nhau, còn chưa nói đến việc trong các thời đại khác nhau có những Thần khác nhau đều đang an bài sự tình trên phương diện này một cách có trật tự. Vậy thì những Thần khác nhau sẽ triển hiện cho con người những điều khác nhau, hơn nữa liên đài mà những vị Thần khác nhau trên thượng giới ngồi tọa cũng có sự khác biệt rất lớn.

Những người không tin vào Thần khi nghiên cứu sự biến thiên của văn vật tại Đôn Hoàng chỉ biết đứng tại tầng diện xã hội nông cạn nhất để xem xét vấn đề, còn về chân tướng và lịch sử có liên quan đến tín ngưỡng và Thần thì chỉ có những người có tín ngưỡng mới chân chính hiểu biết được. Người ta có câu nói rằng: “Cách hành như cách sơn”. (03) Tất cả những điều mà một người theo thuyết vô thần nghiên cứu về Thần đó không chỉ là “cách hành” mà nói một cách nghiêm khắc thì đó là một sự “khinh nhờn” đối với Thần. Bởi vì người đó về căn bản là không thừa nhận Thần, vậy mà còn đi thực hiện công việc nghiên cứu lịch sử có liên quan đến Thần, vậy thì về căn bản là Thần sẽ không triển hiện chân tướng cho người ấy, do vậy người đó sẽ chẳng bao giờ làm rõ được chân tướng cuối cùng là gì. Đương nhiên có những nhà nghiên cứu mà ban đầu là người không tin vào Thần, đợi cho đến khi người này ở Đôn Hoàng một thời gian lâu, tâm của họ sẽ “quy y” tại nơi này, kỳ thực thì người đó đã gián tiếp tín ngưỡng vào Thần rồi, chỉ là không trực tiếp thể hiện ra điều đó mà thôi. Tuy nhiên điều đó cũng là rất hiếm có khó tìm trong xã hội hiện nay. Cần phải biết rằng cuộc sống của những người trong sở nghiên cứu hang Mạc Cao từ khi thành lập đến nay đều rất cực khổ, mặc dù hiện nay điều kiện đã tốt hơn nhiều so với những năm 60 của thế kỷ trước nhưng không có cách nào so sánh với các thành phố khác. Trong sa mạc rộng lớn, phác thảo lại những bức vẽ trong hang động thì một khi thời gian lâu dần sẽ cảm thấy vô cùng cô độc, kỳ thực có thể kiên trì ở lại đây là một quá trình tu hành.

Trong hai bài viết trước chúng ta đã nói về hai nhân vật tại thời kỳ đầu có quan hệ với việc tạc tượng, trong bài viết này chúng ta sẽ nói về việc Liên Hoa Tiên Tử trong thời Bắc Ngụy đã làm như thế nào để triển hiện được vẻ “phương dung” của cô ấy cho người họa sĩ thể hiện ra thành những bức bích họa tại nơi đây.

Trong đoạn văn dẫn dắt bên trên, chúng ta đã biết được rằng liên hoa và hà hoa (hoa sen chốn nhân gian) là hoàn toàn khác biệt với nhau, liên hoa sinh ra trong thế giới Phật quốc, ở tại đó mà triển hiện ra quả vị và uy đức của Phật. Vậy thì phương thức triển hiện này cũng là cơ chế của Đại Pháp vũ trụ đang khởi tác dụng.

Từ những bức bích họa và tượng màu trong hang Mạc Cao có thể thấy rằng, Thần triển hiện cho chúng sinh màu sắc và dáng vẻ của liên hoa với rất nhiều loại khác nhau. Đây là những màu sắc mà con người có thể vẽ ra hoặc có thể nói rằng đây là những màu sắc dùng chất liệu màu nơi nhân gian có thể pha ra được (có rất nhiều chất liệu màu trải qua thời gian dài, bị oxy hóa trở thành màu đen). Trên Thiên thượng liên hoa có thể được gọi là “Thần”, chỉ là trạng thái biểu hiện ra là khác so với Thần Phật thông thường. Bởi vì quả vị, uy đức cùng đặc điểm nguyên lai cũng như rất nhiều các phương diện của các vị Thần khác nhau là khác nhau vậy nên triển hiện ra từ cánh hoa, màu sắc, kích cỡ, tầng của liên đài cho đến trạng thái cảnh giới trong cánh hoa cũng không giống nhau. Do phương diện này vô cùng phức tạp vậy nên bài viết này chỉ chọn ra một dạng trong hàng ngàn vạn trạng thái trong đó để làm ví dụ thuyết minh, hy vọng độc giả sẽ có được nhận thức sơ bộ về hoa sen trong thế giới Phật quốc.

Trong một cảnh giới rất cao khi một vị Phật Đà được đản sinh, cơ chế của Pháp vũ trụ đồng thời liền tạo ra một liên đài. Bởi vì tầng thứ nơi này không tính là rất cao, vậy nên liên đài được được tạo ra cố định là 81 tầng. Bên ngoài cánh hoa sen là màu xanh ngọc, tiến vào bên trong là màu cam vàng, tiếp sau đó là màu vàng kim. Vị Phật Đà được đản sinh trong cảnh giới này liền ngồi trên liên đài, thêm vào đó là vô lượng Phật quang cùng các phương diện khác của uy đức được triển hiện ra, khiến cho chúng sinh đều vô cùng kính ngưỡng.

Có một lần, khi vị Phật Đà này cùng một vị đại Đạo cùng nhau bàn luận về việc làm thế nào để khiến cho cảnh giới này càng trở nên thuần tịnh, phồn vinh, cuộc sống của chúng sinh nơi đây càng trở nên mỹ hảo, thì tại một cánh hoa sen tại tầng thứ 45 của liên đài liền triển hiện ra một cảnh tượng vô cùng vĩ đại, đó là một cảnh tượng vô cùng tráng lệ: có vô số Phật và Bồ Tát đang ở tại đó mà triển hiện ra sự mỹ hảo và thần thánh mà cảnh giới đó ban cấp cho sinh mệnh; còn có lực sĩ kim cang và phi thiên lần lượt dùng phương thức cương – nhu triển hiện ra sự uy nghiêm và tường hòa; cuối cùng là hộ pháp xuất hiện triển hiện ra sự uy nghiêm vô hạn. Khi bên vị Phật này triển hiện xong thì liên đài nơi vị đại đạo kia đang ngồi cũng triển hiện ra vẻ huy hoàng chí thiện, vẻ tự tại trong cảnh giới trầm tịnh uy nghiêm. Bởi vì ngoại trừ việc hình tượng có sự khác biệt, thì chính ngộ của Phật và Đạo đối với Đại Pháp vũ trụ là không giống nhau, vậy nên đặc điểm sinh tồn của sinh mệnh cũng có chỗ khác biệt rất lớn. Đối với Phật thì phương diện Thiện và Từ Bi được triển hiện nhiều hơn một chút nên sự phong phú trong cảnh giới của Phật so với sự phong phú mà Đạo gia dùng “Chân” để thể hiện là hoàn toàn không giống nhau. Điều này cũng giống như âm nhạc mà chúng ta quen thuộc, có những âm nhạc sẽ khiến người ta cảm nhận được lực lượng của Thiện; cũng có loại âm nhạc có thể thể hiện ra lực lượng có thể khiến sinh mệnh bảo trì được một trạng thái vĩnh hằng của “Chân”. Đương nhiên, đây chỉ là thông qua ngôn ngữ thô tục nhất, chung chung nhất của con người để khái quát mà nói về một trong hàng ngàn vạn biểu hiện về đặc điểm của nó mà thôi.

Chúng Thần Phật có mặt lúc đó đều cảm thấy vô cùng kinh ngạc, tất cả đều cảm nhận được lực lượng của sự vĩ đại và thần thánh của Phật Pháp. Kỳ thực, không chỉ có vậy, tiếp sau đó những cánh hoa sen khác trong liên đài mà vị Phật đang ngự cũng nhân cơ hội này mà triển hiện ra vẻ đẹp của riêng mình, đây đúng là:

Vũ động càn khôn triển phương hoa
Liên biện kinh động vạn tường nạp
Thù thắng thiên ba Phật địa thụy
Phật Pháp huyền diệu ánh quang hà

Tạm dịch

Vũ điệu chuyển động càn khôn triển hiện ra vẻ đẹp hoa lệ
Cánh sen khẽ động vạn điều lành
Ngàn vạn điều thù thắng nơi Phật địa
Phật Pháp huyền diệu tỏa ra ánh sáng tốt lành

Thông qua sự kiện lần này, sinh mệnh trong tầng thứ đó đã có nhận thức sâu sắc hơn về liên đài, liên hoa và những cánh sen trên đó.

Thuận theo thời gian dần trôi qua, liên đài cảm giác thấy tại sao mình không còn trạng thái thuần tịnh và thần thánh như trước được nữa vậy? Phật Đà cũng phát hiện ra cảnh giới sở tại của mình không còn vẻ mỹ hảo như lúc nguyên lai, vậy nên Ngài bèn cho triệu tập rất nhiều các vị Thần để cùng nhau bàn thảo, muốn giải quyết vấn đề này, tuy nhiên đối với sự việc này các vị Thần đều không có phương thức nào cả, tất cả đều cảm thấy lực bất tòng tâm.

Lại qua một khoảng thời gian rất lâu sau này, sự biến dị tại nơi đây càng trở nên nghiêm trọng hơn, đối diện với điều này chúng Thần đều chỉ có thể khoanh tay đứng nhìn, không có kế sách. Một ngày nọ (chúng ta cứ hình dung như vậy, kỳ thực tại nơi đó thì không có khái niệm về từng “ngày” như thế giới của chúng ta), vị Phật Đà này khi đó dáng vẻ đã trở nên vô cùng mệt mỏi, ngồi trên liên đài buồn bã, đúng lúc đó từ trên liên đài có một cánh hoa rơi xuống, hóa thành một vị Tiên Tử tiến tới hành lễ trước Phật Đà rồi nói: “Sự khổ não của Ngài con đều biết và hiểu được, thay vì cứ ngồi đợi ở nơi đây thì chẳng bằng để con đến cảnh giới khác thử tìm hiểu xem, xem xem có biện pháp nào để giải quyết vấn đề này hay không”. Phật Đà nghe xong liền nói: “Những nơi cần đến ta đã dùng phương thức của mình đến đó cả rồi, con còn có thể đến nơi mà ta không đến được hay sao?” Liên Hoa Tiên Tử liền mỉm cười: “Chúng con là Thần triển hiện ra uy đức và quả vị của Phật, vậy nên có sự khác biệt so với các Thần thông thường, chúng con có thể đi đến nơi mà Phật Đà trong cảnh giới này không đến được. Ngài hiểu như vậy là được rồi. Con xin phép rời đi một khoảng thời gian”. Nói xong Liên Hoa Tiên Tử bèn rời đi khỏi cảnh giới đó.

Có thể cơ duyên đắc độ của sinh mệnh trong cảnh giới này đã chín muồi, vậy nên khi Liên Hoa Tiên Tử vừa rời đi khỏi cảnh giới này chưa xa, liền gặp được một nhóm chư Thần, những chư Thần này đang vô cùng phấn khích nói (“Phấn khích” là một tính từ để hình dung mà thôi, Thần không có biểu hiện giống như con người chúng ta): “Lần này chúng ta được cứu rồi”. Nghe thấy vậy, Liên Hoa Tiên Tử liền vội vã bay đến hỏi chuyện chúng Thần. Các chư Thần nơi đây nói: “Trong cảnh giới đó của chúng tôi xuất hiện nhân tố bại hoại và biến dị, một thời gian dài trôi qua cũng không giải quyết được, đang lúc chúng tôi không biết nên làm như thế nào thì Sáng Thế Chủ giáng lâm. Thông qua Ngài chúng tôi biết rằng: Bởi vì tại nơi cảnh giới rất cao đều đã xuất hiện vấn đề, nên Sáng Thế Chủ mới đích thân hạ xuống, từ tầng thứ thấp nhất mà Chính Pháp, cứu độ chúng sinh. Chỉ có phương thức như vậy thì toàn bộ vũ trụ và cảnh giới sở tại của chúng ta mới được cứu độ. Sau đó Sáng Thế Chủ nói: Nếu như nguyện ý đi cùng Ngài, thì có thể theo Ngài hạ xuống, trong tương lai khi cơ duyên tới có thể làm đệ tử của Sáng Thế Chủ khi Ngài hồng truyền Đại Pháp vũ trụ tại nhân gian. Do vậy chúng tôi liền theo Ngài hạ xuống”. Một vị Thần khác bổ sung thêm: “Vì có hy vọng được đắc cứu nên chúng tôi mới trở nên phấn khích như vậy”. Nghe xong, Liên Hoa Tiên Tử vội vã hỏi: “Hiện tại Sáng Thế Chủ đang ở nơi nào rồi? Tôi cũng muốn kết duyên cùng Ngài, tương lai làm đệ tử của Sáng Thế Chủ khi Ngài truyền Pháp tại nhân gian”. Vị Thần khi nãy đáp lời Tiên Tử: “Chắc Ngài đã đi xuống cảnh giới thấp hơn nữa rồi”. Nghe được lời ấy, Liên Hoa Tiên Tử liền nói: “Xin nhờ một trong số các ngài, xin hãy đem sự tình tôi gặp được ở nơi đây trở về cảnh giới sở tại của tôi nói cho vị Phật Đà trong cảnh giới ấy một tiếng. Giờ tôi phải đi xuống dưới tìm Sáng Thế Chủ đây”. Nói xong vị Liên Hoa Tiên Tử này không chút do dự liền hướng tới cảnh giới thấp hơn mà đi xuống. Nhìn thấy vậy, những Thần Tiên có mặt khi đó đều cảm thấy vô cùng phục nể dũng khí của vị Liên Hoa Tiên Tử này, vậy nên họ đã cùng nhau tìm đến cảnh giới sở tại của Liên Hoa Tiên Tử, đem nguyên do sự tình nói với Phật Đà. Trong sự mừng vui khi biết tin, tâm trạng của Phật Đà cũng ngập tràn sự quan tâm và “nhung nhớ” Liên Hoa Tiên Tử (tình huống và biểu hiện của điều này so với con người là hoàn toàn khác biệt, trong cảnh giới đó từng mối duyên phận đều có sự liên hệ với nhau).

Chúng ta lại nói về Liên Hoa Tiên Tử. Trong quá trình đi xuống, cô ấy cũng gặp muôn vàn gian khổ, loại khổ này mặc dù không giống như trong nhân gian con người, nhưng đối với sinh mệnh ở trên cảnh giới cao hơn mà nói thì khi đi xuống cảnh giới thấp vậy thì hiển nhiên sẽ cảm thấy rất khổ. Ngoài ra, đối với việc xuyên việt các thời không mà nói thì bởi vì nguyên nhân về thời gian và cơ duyên cho nên nó sẽ không giống như việc chúng ta tưởng tượng rằng sẽ trôi qua trong chớp mắt ngắn ngủi, ngược lại cô ấy phải lưu lại trong những cảnh giới và trạng thái khác nhau trong những khoảng thời gian khác nhau, mà thời gian có khi dài ngắn bất đồng.

Có một lần, trong một tầng thứ nọ đang diễn ra trận đại chiến giữa Thần và Ma, kết quả là khi cô ấy xuyên việt qua nơi này, đúng lúc Ma dùng Pháp khí tấn công vị Thần, vô tình ma khí từ pháp khí kia khiến cho thân thể của cô bị thương. Vậy nên cô phải ở trong cảnh giới đó trải qua một thời gian rất lâu. Một ngày nọ, cô cảm thấy trong lòng vô cùng hân hoan, nhìn lại vết thương trên thân thể trong thoáng chốc đã hoàn toàn bình phục. Vào lúc này xuất hiện một vị Thần mà trước nay cô chưa từng gặp qua, vị Thần ấy mỉm cười nói với cô: “Vết thương trên thân thể của con đã lành lại, chúng ta hãy cùng đến một nơi nhé, tại đó ta có một số sự tình cần thương lượng với con”. Vậy nên Liên Hoa Tiên Tử bèn đi theo vị Thần này đến một cảnh giới khác. Tại nơi này, cô triển hiện ra trong hình dáng một đóa hoa sen (giống như bức hình số 05, nhưng các vị Thần nơi đây vẫn gọi cô ấy bằng danh xưng: Liên Hoa Tiên Tử.

(Hình số 05: Liên hoa, người thiết kế: Thấm Hương)

Những vị Thần cùng đến nơi này đều quỳ xuống bái kiến vị Thần đã đem Liên Hoa Tiên Tử đến nơi đây. Cho đến lúc này, cô mới biết rằng hóa ra chính là Sáng Thế Chủ đã cứu mình. Sáng Thế Chủ nói: “Điều trân quý của Liên Hoa Tiên Tử ở chỗ, khi tại tầng thứ cao còn chưa gặp ta, liền có thể vứt bỏ tất cả những điều trong tầng thứ ấy không chút do dự mà đi xuống cùng ta kết duyên. Loại dũng khí này thì một vị Thần thông thường đều không có được. Cô ấy không vì bản thân mình mà là vì tất cả các sinh mệnh trong tầng thứ ấy”. Nói xong, Sáng Thế Chủ mở cánh cửa thời không, để Phật Đà trong cảnh giới nguyên lai của Liên Hoa Tiên Tử có thể nhìn thấy cô, đồng thời dặn dò Phật Đà rằng cần phải tận sức trông giữ và bảo hộ cảnh giới nơi ấy. Kỳ thực, mặc dù nói vậy nhưng Sáng Thế Chủ cũng là thông qua việc này mà cấp thêm lực lượng để gia trì cho Phật Đà.

Lúc này, một vị Thần nói với Liên Hoa Tiên Tử: “Chúng tôi tìm cô tới đây là để thương lượng một chút, tại nhân gian chúng tôi cần phải an bài bố cục tín ngưỡng một cách đồng đều, bố cục này sẽ dùng đến hình thức điêu khắc và vẽ màu để triển hiện, vậy thì trong quá trình ấy sẽ triển hiện trạng thái của Thần Phật và thế giới Thiên quốc, hơn nữa tất cả những triển hiện này đều không thể tách rời được sự liên hệ với hoa sen. Cô có suy nghĩ như thế nào về việc này?” Khi Liên Hoa Tiên Tử chưa có câu trả lời, Sáng Thế Chủ bèn nói tiếp: “Tại nhân gian, cần căn cứ theo hệ thống văn hoá mà Thần của những thời đại khác nhau cấp cho con người để triển hiện, đây là nguyên tắc. Ví dụ như Thần cấp cho những dân tộc thiểu số vào thời điểm đó những gì trên phương diện ăn ở đi lại cùng tất cả các biểu hiện khác như thế nào thì hội hoạ cũng sẽ trở thành loại hình như thế ấy. Thần cũng sẽ triển hiện cho con người những điều phù hợp với trạng thái và biểu hiện của đặc điểm nhận thức của nhân loại vào thời điểm đó”. Thông qua lời giảng của Sáng Thế Chủ, chúng Thần đều đã minh bạch, Liên Hoa Tiên Tử liền nói: “Sáng Thế Chủ đã nói như vậy thì đến lúc đó con sẽ hoàn toàn phối hợp với văn hoá mà hệ thống Thần đã an bài cho nhân loại vào một thời kỳ nào đó, để triển hiện tốt hơn nữa uy đức, quả vị và sự uy nghiêm của Phật Đà”.

Sau này, Liên Hoa Tiên Tử tại nhân gian đã trải qua rất nhiều lần luân hồi, thấu hiểu được trạng thái tâm lý chân thực của sinh mệnh trong tầng thứ này. Vào thời kỳ Bắc Ngụy, Liên Hoa Tiên Tử tạm thời hồi thiên. Khi ngự tại Thiên giới, Liên Hoa Tiên Tử nhìn thấy một vị hoạ sĩ đang vẽ Phật Đà nên liền cấp cho anh ấy một linh cảm: trước mắt anh ấy mà triển hiện ra trạng thái của hoa sen. Bởi vì xã hội lúc đó vừa bước vào quá trình Hán hoá, ảnh hưởng của phong cách Hồ Phong, Tây Vực cho đến Ấn Độ và Cổ Hy Lạp còn rất lớn, Liên Hoa Tiên Tử làm theo lời dạy của Sáng Thế Chủ trước đây, dưới sự an bài tín ngưỡng một cách hệ thống của Thần tại nhân gian con người, nên đã để cho người hoạ sĩ kia vẽ ra bức tranh hoa sen có hình dáng như vậy (giống như ảnh 01).

Đương nhiên, hoạ sĩ của các thời đại sau này khi vẽ hoa sen là dựa vào các Thần khác nhau cấp linh cảm cho họ, căn cứ vào những an bài có trật tự của các Thần của các thời đại khác nhau mà triển hiện ra. Sau này, Liên Hoa Tiên Tử cũng chuyển sinh thành thân người trong nhiều lần khác nhau, vào thời nhà Thanh cô chuyển sinh thành một Lạt Ma, tại hang Mạc Cao mà thầm lặng bảo vệ cho nơi này. Đời này, Liên Hoa Tiên Tử chuyển sinh tại Chile, sớm đã đắc Pháp, vì giới hạn của bài viết nên tại đây xin không nói chi tiết.

Đây chính là:

Liên đài triển thánh uy đức hiển
Biến dị tiệm mạn thương vũ gian
Tiên tử phấn dũng tầm xuất lộ
Cơ duyên sở trí ngộ Thần điểm

Tầng tầng hạ tẩu lịch ma nạn
Vạn kiếp kiên trì tiếp Pháp duyên
Hạ giới điểm ngộ hội hoạ giả
Trùng triển uy đức quang vạn thiên

Tạm dịch:

Trên liên đài triển hiện uy đức
Biến dị chầm chậm xảy ra khắp thương vũ
Tiên tử trí dũng tìm ra đường
Cơ duyên chín muồi gặp được Thần chỉ điểm

Tầng tầng hạ xuống kinh qua ma nạn
Vạn kiếp kiên trì nối Pháp duyên
Nơi hạ giới mà điểm ngộ cho những người hoạ sĩ
Triển hiện lại uy đức trong vạn ánh quang huy

Chú thích:

(01) Trích trong “Giảng Pháp trong chuyến đi quanh Bắc Mỹ [2002]” của nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp ngài Lý Hồng Chí.

(02) Trích trong “Giảng Pháp tại miền Tây Mỹ quốc [1999]” của nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp ngài Lý Hồng Chí.

(03) “Cách hành như cách sơn”, thành ngữ, ý chỉ rằng: Không phải người trong ngành nghề này mà thực hiện việc của ngành nghề đó thì sẽ không hiểu cách thức thực hiện như thế này (chú thích của người dịch).

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/263350

Ngày đăng: 04-08-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.

ChanhKien.org

Thiên thư "Chuyển Pháp Luân" - vạn năm khó gặp - Click xemspot_img
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Chuyển Pháp Luân
spot_img
Xem nhiều

Vì sao có nhân loại

Đại sư Lý Hồng Chí là người sáng lập môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công. Môn tu...

Bài liên quan

Cảnh sát đang luyện khí công - Click học miễn phíspot_img
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x