Monday, December 30, 2024

Những vị thầy thuốc thời nhà Minh có thiện tâm, tế bần đắc phúc báo | Văn Hóa và Nghệ Thuật

Liên Quan
Click Xem

Hầu hết các thầy thuốc thời Trung Quốc cổ đại đều mang tâm tế thế cứu dân, phù nguy trợ khốn. Từ nhiều tư liệu lịch sử có thể nhận thấy rằng họ “vô dục vô cầu, trước hết phát tâm thương xót cảm thông, thệ nguyện cứu độ những đau khổ về tinh thần.” Đây không phải chỉ là những lời nói suông viết trong “Đại y tinh thành”. “Người có bệnh tật đến cầu cứu, không được hỏi sang hèn, giàu nghèo, già trẻ, người có oán hận hay bằng hữu tốt, người Hoa hay người di, người ngu hay người khôn. Họ đều giống nhau, [thầy thuốc] cần nghĩ họ đều giống như người thân vậy]. Những điều này đã được triển hiện ở rất nhiều thầy thuốc có y thuật thần kỳ trong lịch sử.

“Đạo tại tiên, thuật tại hậu”. Tu đạo, hành thiện, tích đức có vẻ như là đem lại lợi ích cho người khác, nhưng thực tế nó có thể giúp bản thân người đó và con cháu của họ đắc được sự bảo hộ của Thượng Thiên. Lão Tử nói: “Nhân hành dương đức, nhân tự báo chi; Nhân hành âm đức, quỷ Thần báo chi” (Tạm dịch: Khi người làm việc có dương đức thì tự nhiên sẽ được người báo đáp; khi con người thực hiện âm đức thì quỷ, Thần sẽ báo đáp). Điều này đã được thể hiện rõ ở nhiều vị thầy thuốc có danh tiếng thời nhà Minh.

Khi đó ở Lâm An, Chiết Giang có một thầy thuốc tên là Trâu Quan, hiệu Giới Am. Ông có y thuật siêu quần, trong tâm ông luôn nghĩ đến những người không có tiền chữa bệnh.

Một lần nọ, một người thôn dân ở làng bên cạnh bị nhọt độc. Trâu Quan biết được chuyện này liền lập tức mang theo dược liệu đi đến người ấy. Trải qua một phen hết lòng điều trị, anh ta đã hồi phục nhanh chóng. Gia đình anh ta nghèo đến mức không có gì để nấu ăn nữa, và thứ duy nhất họ có thể dùng làm quà cảm ơn chính là một con bò đang buộc bên ngoài. Nhưng Trâu Quan nói ông không nhận gì cả và xoay người rời đi.

Hai năm sau, một ngày nọ, ông ra ngoài làm việc và trên đường tình cờ đi ngang qua ngôi làng đó. Lúc ấy, trời đã tối, một con mãnh hổ đột nhiên xuất hiện và chặn đường ông. Vào thời điểm quan trọng, một con bò từ bãi cỏ gần đó lao ra và đâm thẳng về phía con hổ. Cuối cùng, con hổ kia hoảng sợ bỏ chạy.

Không lâu sau, người chủ của con bò nghe thấy tiếng động liền đi tới. Anh nhìn kỹ thì thấy người trước mặt chính là Trâu đại phu, người đã mang dược liệu đến chữa bệnh mụn độc cho anh hai năm trước! Không ngờ con bò của anh chỉ nhìn thoáng qua đã nhận ra vị đại ân nhân này. Có lẽ lần này nó muốn thay chủ nhân báo ân bằng cách đuổi mãnh hổ và cứu được Trâu Quan!

Ở huyện Hạc Khánh, tỉnh Vân Nam, có một thầy thuốc nổi tiếng khắp gần xa tên là Lý Đức Lân. Ông có y thuật siêu phàm, thuật mạch cũng rất tinh thông. Có rất nhiều chứng bệnh nghi nan (nghi vấn khó xử lý), phức tạp mà chỉ có ông mới có thể chữa khỏi. Thế nên, mỗi ngày số lượng bệnh nhân đến nhà tìm ông để khám bệnh rất đông.

Có một người đàn ông nghèo sống ở phía đông sông Nhị Hà. Một ngày nọ, ông ta đột ngột lâm bệnh. Lý Đức Lân biết được, bèn lập tức đến nhà để chẩn trị cho người đàn ông kia. Ông không nhận một xu tiền chữa bệnh nào, còn nhanh chóng chữa khỏi bệnh cho người kia. Sau một đoạn thời gian, một ngày nọ, Lý Đức Lân muốn ngồi thuyền qua sông Nhị Hà. Thuyền sắp rời bến, ông nhanh chóng bước nhanh về phía trước. Lúc này, một người phụ nữ đang bưng chậu nước bất ngờ bước ra khỏi ngôi nhà ven đường. Cô ấy tưởng bên ngoài không có ai nên hắt nước trong chậu ra. Toàn thân Lý Đức Lâm đều bị ướt, không biết phải làm gì. Lúc này, phu quân cô ấy bước ra khỏi nhà, ngước nhìn lên, đây chẳng phải là Lý đại phu đã chữa bệnh miễn phí cho anh lần trước sao? Ông nhận ra đại ân nhân của mình, lập tức quỳ xuống khấu đầu lạy tạ và thịnh tình đón mời ân nhân ở lại nhà một đêm để bù đắp sơ suất của thê tử.

Ngày hôm sau, bỗng có tin truyền đến nói hôm qua thuyền bị lật trên sông. Sau khi biết Lý Đức Lân thoát khỏi tai họa này, người dân địa phương cho rằng đây là do ông đã tích được đại đức.

Thời điểm đó, không chỉ có thầy thuốc không thu phí chẩn bệnh, mà còn có thầy thuốc dùng tiền của mình để tiếp tế người khác. Có một thầy thuốc ở huyện Thượng Nguyên, Nam Kinh, tên là Diêu Khản, tự Văn Cương. Khi còn trẻ, ông theo một vị danh y họ Lý học y thuật, và rất nhanh ông đắc được chân truyền của sư phụ. Những bệnh chữa đã lâu không khỏi, chỉ cần qua tay ông đều có thể thuốc vào là bệnh hết.

Ông không chỉ có y thuật cao, mà còn rất trọng tình nghĩa. Bất cứ khi nào ông thấy bà con xa hoặc người dân trong làng đang sống trong cảnh nghèo khó, không có tiền lo liệu việc tang, ông đều bỏ tiền ra để giúp đỡ. Về sau, con trai Diêu Khản thi đỗ tiến sỹ và được phong quan tiến chức. Lúc đầu, anh làm Chủ sự bộ Công, không lâu sau được thăng chức Tri phủ Vĩnh Châu. Anh thừa hưởng tính khoan hậu, nhân thiện của phụ thân, sau khi trở thành quan viên, anh luôn thi hành thiện chính và rất được người dân địa phương yêu mến kính trọng. Trong những năm cuối đời, Diêu Khản được phong làm Lang trung ở bộ Lễ vì con trai ông được Hoàng đế trọng dụng.

Ở Xử Châu, Chiết Giang cũng có một thầy thuốc như thế. Ông tên là Hứa Thành Nhân, tự là Tử Mỹ. Bản thân ông là một nhà nho và là một thầy thuốc. Hứa Thành Nhân có thiên phú rất cao trong nghiên cứu y thuật. Ông không hề tính toán danh lợi được mất. Khi gặp những người nghèo bị bệnh, ông sẽ tự mình mua thuốc, sắc thuốc, chăm sóc sức khỏe cho họ. Ông hết lòng quan tâm đến bệnh nhân, chỉ cần họ có nhu cầu thì ông liền mang tiền ra và không hề giữ lại bất kỳ khoản tiền dành dụm nào. Tất cả những bệnh nhân được ông hết lòng điều trị đều khỏi bệnh.

Vì những đức hạnh xuất chúng của ông, các quan viên địa phương ở các huyện, quận đều tặng ông tấm biển ngạch để biểu thị sự khen thưởng. Sau này, hai người con trai của ông đều đăng khoa đỗ đạt, cháu trai cũng được chọn vào học ở Thái học. Những người biết rõ ông đều nói rằng đây là phúc báo ông đắc được sau khi tích đức hành thiện!

Ở Vô Tích, Giang Tô còn có một thầy thuốc tên là Thi Giáo, tự Tử Thừa, hiệu Tâm Cúc. Mặc dù ông học Nho gia từ khi còn nhỏ, nhưng khi lớn lên ông liên tục trượt trong các kỳ thi. Thi Giáo thích đọc sách, nên lúc rảnh rỗi ông đều lấy những cuốn y thư cổ đại có tiếng khó học ra để nghiên cứu. Trải qua rất lâu sau đó, y thuật của ông được cải thiện. Ông bắt mạch cho mọi người và có thể nhanh chóng tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Những bệnh nhân uống thuốc ông kê đơn bao giờ cũng thuốc vào bệnh hết.

Mặc dù khá nổi tiếng ở địa phương, nhưng ông không bao giờ dùng điều đó để theo đuổi danh vọng và tiền tài. Chỉ cần có người nghèo đến khám bệnh, ông không những không nhận tiền thù lao mà còn dùng tiền của mình để giúp đỡ họ. Khi không có bệnh nhân, Thi Giáo cũng rất thích làm việc thiện. Gặp người đang cần tiền gấp, ông luôn hào phóng giúp đỡ. Về sau, con cháu của ông làm ăn phát đạt, có được nhiều thành tựu to lớn. Đây chính là “Tích thiện chi gia, tất hữu dư khánh” (Nhà tích thiện thì tất có thừa phúc).

Tài liệu tham khảo: “Khâm định cổ kim đồ thư tập thành”


Nhan Đan thực hiện

Tịnh Tâm biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ

Epoch Times Tiếng Việt

Thiên thư "Chuyển Pháp Luân" - vạn năm khó gặp - Click xemspot_img
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Chuyển Pháp Luân
spot_img
Xem nhiều

Vì sao có nhân loại

Đại sư Lý Hồng Chí là người sáng lập môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công. Môn tu...

Bài liên quan

Cảnh sát đang luyện khí công - Click học miễn phíspot_img
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x