Sunday, December 22, 2024

Truyền thuyết dân gian: Nguồn gốc giày bồn hoa của phụ nữ Mãn Châu | Khám phá sinh mệnh

Liên Quan
Click Xem

Tác giả: Như Chi

[ChanhKien.org]

Người Mãn Châu sống ở vùng Đông Bắc rộng lớn, phụ nữ ở đây không phải bó chân như phụ nữ người Hán sau thời Tống, họ để đôi chân tự nhiên. Thông thường, phụ nữ Mãn Châu thích đi một loại giày gọi là “giày thốn tử” (còn gọi là giày bồn hoa). “Thốn tử” có thể coi là tổ tiên của giày cao gót hiện đại ở Trung Quốc, nhưng khác với giày cao gót ngày nay, phần gót của nó được gắn ở vị trí lòng bàn chân. Tương truyền rằng phương pháp sản xuất loại giày này cũng rất đặc biệt, một chiếc đế gỗ có chiều cao khoảng 8-10cm được gắn ở giữa đế giày, cũng có những chiếc cao hơn một chút, nhưng không cao đến một thước (30cm) nên người ta gọi loại giày này là “thốn tử”.

Do độ dày của đế gỗ nên “thốn tử” rộng ở hai đầu và mỏng ở giữa, thoạt nhìn trông giống như “móng ngựa” nên được gọi là “đế móng ngựa”, có loại trên rộng dưới hẹp, giống hình thang, có loại giống như “chậu hoa” nên còn gọi là “đế bồn hoa”, ngoài ra còn có loại “đế cá rồng”, “đế tứ thiểm”, v.v. được đặt tên theo tính chất, hình dạng của từng loại đế. Loại giày này phản ánh quan niệm thẩm mỹ của phụ nữ Mãn Châu cho rằng “to lớn” là đẹp.

Tại sao phụ nữ Mãn Châu lại đi những chiếc giày cao gót kỳ lạ như vậy? Dân gian tương truyền một truyền thuyết như sau: phụ vương của công chúa Đa La Cam Châu bị thủ lĩnh của một bộ lạc gian ác A Tư Cổ Hi giết hại, và kinh thành A Khắc Đôn của họ cũng bị chiếm đóng. Công chúa Đa La Cam Châu quyết tâm giành lại kinh thành và trả thù cho cha mình. Tuy nhiên, kinh thành A Khắc Đôn ba mặt được bao vây bởi hồ “Hồng Nhãn Cáp”, dòng nước sâu hơn ba thước (khoảng hơn một mét) khiến người và ngựa không thể qua lại. Công chúa Đa La Cam Châu nghĩ đi nghĩ lại, lấy cảm ứng từ đôi chân của hạc, cô hướng dẫn mọi người làm chân hạc nhân tạo bằng gỗ, thuận lợi vượt qua hồ Hồng Nhãn Cáp, chiếm lại kinh thành A Khắc Đôn và báo thù cho cha mình. Từ đó về sau, phụ nữ Mãn Châu còn dùng chân gỗ này để tránh bị rắn độc cắn khi lên núi hái nấm, hái hạt phỉ. Sau này dần dần phát triển thành giày gỗ cao gót, gọi là “thốn tử”.

Tương truyền vì đi những đôi giày này nên chiều cao của phụ nữ Mãn Châu không chỉ tăng thêm khoảng 10-13cm mà khi đi lại cũng khiến họ trở nên duyên dáng và xinh đẹp. Tuy nhiên, đi loại giày này cũng có một số nhược điểm đó là bạn không thể đi nhanh hoặc đi lâu.

Khi người Mãn Châu ngày càng trở nên hùng mạnh, họ không chỉ chinh phục khu vực Đông Bắc mà còn cả toàn bộ Trung Quốc. Sau khi triều đại Mãn Châu thành lập, nhà Thanh tiến vào Trung Nguyên và dần dần hòa nhập với văn hóa Trung Quốc, phạm vi dùng giày “thốn tử” ngày càng thu hẹp, phụ nữ Mãn Châu chủ yếu đi bốt hoặc giày thêu với đế làm bằng vàng, còn giày gỗ rất hiếm gặp. Đến cuối thời nhà Thanh, chỉ có thể nhìn thấy giày đế gỗ ở các phi tần trong cung, phụ nữ bình thường hiếm khi đi chúng. Ở vùng ngoại ô, vùng biên ải, phụ nữ càng ít đi hơn. Ngày nay người ta chỉ có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của giày “thốn tử” trên sân khấu mà thôi.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/49669

Ngày đăng: 29-11-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.

ChanhKien.org

Thiên thư "Chuyển Pháp Luân" - vạn năm khó gặp - Click xemspot_img
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Chuyển Pháp Luân
spot_img
Xem nhiều

Vì sao có nhân loại

Đại sư Lý Hồng Chí là người sáng lập môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công. Môn tu...

Bài liên quan

Cảnh sát đang luyện khí công - Click học miễn phíspot_img
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x