Monday, September 16, 2024

Bậc tài tử được triệu về Thiên Đình, trong điện Diêm Vương cảnh tỉnh thế nhân

Liên Quan

Văn học gia Tưởng Đào là người thời Minh, tự Ngưỡng Nhân, là cháu ngoại của Vũ Công bá Từ Hữu Trinh thời Hoàng đế Minh Anh Tông. Ông từ nhỏ đã rất thông minh, tài trí mẫn tiệp. Lên năm tuổi, mẹ ông đọc cho ông nghe cuốn “tiểu học”, Tưởng Đào nghe xong liền thuộc lòng. Năm 11 tuổi, ông đã giỏi viết văn chương, câu chữ lúc ấy khiến người ta kinh ngạc, vì thế mà có tiếng tăm trong làng.

Một ngày, bạn của cha Tưởng Đào đến chơi, mọi người ở sảnh ngâm thơ, ra câu đối, Tưởng Đào cũng ngồi bên cạnh lắng nghe. Đột nhiên bên ngoài mưa to gió lớn nổi lên, tiếng mưa rơi lộp bộp va vào cửa sổ. Có một vị khách tức cảnh sinh tình, liền xuất một vế đối: “Đống vũ sái song, đông lưỡng điểm tây tam điểm” (Dịch nghĩa: Mưa lạnh vẩy cửa sổ, phía đông hai hạt phía tây ba hạt). Đây là vế đối hay, chữ “đống” (冻) trong “đống vũ” (冻雨) là chữ “đông” (东) và hai nét nữa (lưỡng điểm) tạo thành, chữ “sái” (洒) trong “sái song” (洒窗) do chữ “tây” (西) và ba nét nữa (tam điểm) tạo thành. Do đó, vế sau không dễ đối, bởi vì việc nói đến trong nửa câu sau phải liên quan với nửa câu trước , còn phải ghép thành chữ thứ nhất và chữ thứ ba trong nửa câu trước.

Đang lúc những vị khách suy nghĩ khổ não chưa ra thì người hầu mang dưa hấu lên, cha của Tưởng Đào đứng dậy mời các vị khách ăn dưa. Tưởng Đào lập tức nghĩ được vế đối sau là: “Thiết qua phân khách, hoành thất đao thụ bát đao” (Dịch nghĩa: Bổ dưa đãi khách, ngang bảy lát dọc tám lát), khiến mọi người đều kinh ngạc cảm thán.

“Thiết qua phân khách” là nói việc ăn dưa lúc ấy, nửa câu sau “hoành thất đao” và “thụ bát đao” là chỉ việc bổ dưa, cũng có quan hệ trực tiếp đến nửa câu trước. Đồng thời, “thất” (七), “đao” (刀) từ trái qua phải hợp lại thành chữ “thiết” (切); “bát” (八) và “đao” (刀) nhìn dọc từ trên xuống dưới hợp lại thành chữ “phân” (分), lại cũng là chữ thứ nhất và chữ thứ ba của nửa câu trước.

Tưởng Đào tài trí mẫn tiệp, năm 14 tuổi đã tham gia kỳ thi ở kinh đô tại Kim Lăng (nay là Nam Kinh), văn chương của ông đều được các vị công khanh trong triều khen ngợi. Đáng tiếc là sau đó ba năm, Tưởng Đào qua đời. Về chuyện ông qua đời, có một điều kỳ lạ.

Sử chép, trước khi mất, ông thường mộng thấy Thiên Đế triệu mình đến viết “Đan thai ký”, ông lấy cớ mẹ già không thể rời đi để từ chối. Anh rể của ông từng vào thư phòng của Tưởng Đào, nhìn thấy bài từ chối Thiên Đế do ông viết, liền đem việc này nói lại cho mẹ Tưởng Đào. Người mẹ cảm thấy có chuyện chẳng lành, bèn quỳ trên mặt đất thỉnh cầu Thiên Thượng đừng đưa con trai bà đi. Tuy nhiên, vẫn không có cách nào ngăn việc ông rời đi.

Bậc tài tử được triệu về Thiên Đình, trong điện Diêm Vương cảnh tỉnh thế nhân
Năm 11 tuổi, Tưởng Đào đã giỏi viết văn chương, câu chữ lúc ấy khiến người ta kinh ngạc, vì thế nổi danh trong làng. Ảnh minh họa, một phần bức “Sơn quan độc thư đồ” (tương truyền) Lưu Tùng Niên người thời Nam Tống vẽ. (Ảnh: Tài sản công)

Ngày trước, khi mẹ của Tưởng Đào chuẩn bị sinh ông, từng hoảng hốt nhìn thấy ba vị đạo sĩ cao lớn bước vào phòng, trong khoảnh khắc một vị đạo sĩ biến mất, bà sau đó đã sinh hạ Tưởng Đào. Bà hoài nghi rằng con trai mình chính là vị đạo sĩ kia chuyển sinh. Đến lúc Tưởng Đào qua đời, bà vô cùng bi thương, đã viết 13 bài thơ tưởng nhớ con trai, khiến người nghe không khỏi rơi lệ.

Một ngày nọ sau khi con trai mất, mẹ Tưởng Đào đột nhiên mộng thấy con trai nói với bà: “Con ở chỗ Thiên Đế rất vui”. Bà lại hỏi việc sau khi con trai chết, Tưởng Đào nói: “Sau khi con chết, hồi về nơi nguyên lai. Con tuy chết nhưng không tiêu không tán”.

Trong điện Diêm Vương cảnh tỉnh thế nhân

Đến giữa những năm thời Gia Tĩnh, Chiêm sự Lục Thâm sau khi chết ba ngày thì sống lại. Sau khi sống lại, ông gọi con trai Tử Tiếp đi lấy giấy bút, bảo anh ta viết lại những gì mình nói.

Lục Thâm nói rằng: “Lúc bệnh của ta mỗi ngày càng thêm trầm trọng, đột nhiên cảm thấy mình đang ngồi trong sảnh đường, nhưng không thấy được người nhà. Có hai người mặc áo vàng quỳ trong đình viện nói phụng mệnh Đại Vương triệu ta đến, ta muốn hỏi rõ chi tiết, thì phát hiện thân thể mình đã ở trong kiệu. Người mặc áo vàng ở phía trước, theo sau là mười mấy người, đều là thuộc hạ đã qua đời của ta, ta vô cùng kinh sợ.

Kiệu đi nhanh như bay, rất nhanh đã đến một tòa thành trì. Người áo vàng tiếp tục quỳ thỉnh ta xuống kiệu đi bộ. Sau khi ta bước xuống, cái kiệu trong chốc lát đã biến mất. Tức thời, có hai người xốc ta nhanh chóng đi về phía trước, chân không chạm đất. Rất nhanh bọn ta lại đến dưới một tòa thành trì, người áo vàng mời ta thay áo. Trong phút chốc, y phục của ta đã thay xong.

Sau đó lại trải qua một đoạn thời gian rất dài, bọn ta đi đến một thành trì rất cao, tương tự như kinh thành, đại khái dài hơn mười dặm. Bọn ta đến cổng lớn , rồi lại đi qua mấy cánh cửa, đến trước một đại điện lộng lẫy. Trên đại điện có một vị vương giả đội mũ vương giả. Một người áo vàng tiến vào đại điện trước, báo cáo rằng đã đưa Tùng Giang Lục Thâm đến rồi. Vị vương giả bảo ta vào đại điện”.

Bậc tài tử được triệu về Thiên Đình, trong điện Diêm Vương cảnh tỉnh thế nhân
Một Người áo vàng tiến vào đại điện trước, báo cáo rằng đã đưa Tùng Giang Lục Thâm đến rồi. Vị vương giả bảo ta vào đại điện. Ảnh minh họa, tranh do người Cao Ly vẽ, Ngũ điện Diêm La Vương trong Thập điện Diêm Vương. (Ảnh: Tài sản công)

“Ta từ bậc thềm phía đông tiến vào đứng ở mặt phía bắc, Đại Vương đứng ở phía nam, nói với ta rằng: “Tử Uyên có biết ta không?”. Ta nhìn ông ấy một chút rồi hỏi: “Điện hạ chẳng phải là Tưởng Đào năm đó sao?”. Nói như vậy là vì bọn ta từng là bạn học rất thân thiết.

Sau khi ta nói xong, trên đại điện có người nói: “Sao lại mạo phạm húy danh của Đại vương bọn ta”. Đại vương nói: “Đây là cố nhân của ta, các người không cần dọa nạt ông ấy”. Tiếp đó ông ấy nói với ta: “Tử Uyên, ông vốn có thể làm quan đến nhất phẩm, thọ 80 tuổi, nhưng bởi vì phạm phải ba tội lớn, mười hai tội nhỏ, cho nên giáng quan xuống tam phẩm, thọ giảm một kỷ”. Một kỷ là 12 năm.

Năm nay ta vừa đúng 68 tuổi. Nghe được lời này, trong lòng mười phần kinh hãi, hoang mang hỏi: “Có thể không chết không?”. Đại vương nói: “Nếu muốn ông lập tức chết, ông đã không thể đến được đây rồi”. Nói xong, bảo quan viên lấy sổ sách ghi chép việc thường ngày của Lục Thâm đến. Sau một lát, quan viên mang sổ sách đến, ta mở ra nhìn, thấy những lời nói, việc làm hằng ngày, không gì không chép. Sau cùng thì vị quan viên dùng bút đỏ đối chiếu lại những tội đã phạm phải. Sau khi ta nhìn xong, Đại vương nói sẽ cho ta hai tuần xử lý hậu sự, và cảnh báo ta không được mưu tính cho con cháu.

Sau khi Đại vương lệnh cho người áo vàng mang ta trở về thì lại triệu hồi ta, bảo ta đi một chuyến đến địa ngục để cảnh tỉnh thế nhân. Ta được dẫn đến nơi địa ngục, cảnh tượng thê thảm khiến mắt ta không nỡ nhìn, chỉ có thể luống cuống mà đi. Sau đó, ta được mang ra khỏi thành, đi trong bóng tối u ám. Đột nhiên ta nhìn thấy một tia sáng, thì ra là đã về đến nhà rồi. Nhìn thi thể của mình trên giường, trong lòng rất chán ghét. Người áo vàng mang hồn phách của ta đẩy xuống gần thân thế. Ta liền tỉnh lại”.

Sau hai tuần, người áo vàng lại đến, lần này Lục Thâm xác thực là phải rời đi rồi. Còn Tưởng Đào ông nhìn thấy trong âm phủ, có lẽ đã làm Diêm Vương. Có lẽ, Tưởng Đào đã thông qua chuyến đi đến âm phủ của Lục Thâm để lần nữa cảnh tỉnh thế nhân rằng: Những việc làm của con người, Thiên thượng đều ghi chép và cân đếm, thiện ác hữu báo không phải là điều hư ảo.

Tư liệu tham khảo:

“Dũng tràng tiểu phẩm”
“Tứ khố toàn thư tổng mục đề yếu”, Tập 29, quyển 176


Chu Hiểu Huy thực hiện
Lý Tinh Thành biên tập
Toan Đinh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ

Epoch Times Tiếng Việt

Thiên thư "Chuyển Pháp Luân" - vạn năm khó gặp - Click xemspot_img
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Chuyển Pháp Luân
spot_img
Xem nhiều

Vì sao có nhân loại

Đại sư Lý Hồng Chí là người sáng lập môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công. Môn tu...

Bài liên quan

Cảnh sát đang luyện khí công - Click học miễn phíspot_img
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x