Chạm đến nội tâm: Những điều nghệ thuật truyền thống mang lại cho trái tim.
Chúng ta không thể phủ nhận rằng hành động của chúng ta luôn để lại những hậu quả. Hậu quả này không chỉ ảnh hưởng đến bản thân chúng ta mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của chúng ta. Nhà cửa, gia đình và bạn bè của chúng ta đều có thể bị tác động bởi cách chúng ta quyết định hành xử.
Hành động của một cộng đồng có thể làm gia tăng hậu quả do hành động của một cá nhân gây ra và cuối cùng toàn bộ thành phố, tiểu bang hoặc quốc gia đều bị ảnh hưởng. Câu chuyện về hai thành phố Sodom và Gomorrah là minh chứng cho chân lý: hành vi xấu xa của một cộng đồng sẽ dẫn đến sự hủy diệt của cộng đồng đó.
Các thành phố của cái ác
Hai thành phố Sodom và Gomorrah nổi tiếng về tội lỗi của chúng. Thượng Đế muốn tiêu diệt Sodom và Gomorrah vì những điều ác mà cư dân nơi đây đã làm, nhưng Abraham đã thay mặt họ cầu nguyện. Ông cầu xin Thượng Đế tha mạng sống cho những người chính trực, và Thượng Đế đồng ý tha cho tất cả nếu tìm ra được 10 người chính trực.
Thượng Đế phái hai thiên sứ đến với gia đình Lot, cháu trai của Apraham. Lot tiếp đón các thiên thần vào nhà mình với lòng hiếu khách, nhưng một đám đông độc ác tụ tập bên ngoài nhà Lot và yêu cầu anh giao các thiên thần cho họ. Lot xin được giao nộp các con gái của mình để thế thân, nhưng đám đông nhất quyết muốn các thiên thần. Các thiên thần đáp trả bằng cách tấn công đám đông và khiến họ bị mù mắt.
Đó cũng là lúc Đức Chúa Trời chứng kiến không một ai có lòng ngay thẳng ngoại trừ Lot và gia đình anh, đó là lý do Người phá hủy các thành phố. Các thiên thần hướng dẫn Lot và gia đình anh rời đi và dặn họ không được nhìn lại phía sau. Lưu huỳnh và lửa rơi xuống thành phố, bao trùm lên những cư dân xấu xa. Vợ của Lot đã không nghe theo lời dặn, quay đầu nhìn lại chứng kiến cảnh tàn sát, kết quả, cô ấy bị biến thành bức tượng muối.
John Martin
John Martin là một họa sĩ thế kỷ 19, nổi tiếng với những bức tranh phong cảnh và cảnh quan thành phố về tôn giáo. Trong bức tranh “Sự hủy diệt của thành Sodom và Gomorrah”, Martin khắc họa khoảnh khắc mà Lot và gia đình anh rời khỏi những thành phố đang bốc cháy.
Phía bên trái của bố cục thể hiện các thành phố đang bốc cháy và là cảnh nền của bức tranh. Nếu liếc nhìn bức tranh, chúng ta sẽ thấy các thành phố tối đen đến mức nào so với độ sáng của những ngọn lửa màu vàng với sức nóng dữ dội.
Bức tranh có sự tương phản cao giữa bóng tối của các thành phố và ngọn lửa sáng rực; thiếu chúng thì bức vẽ sẽ mất đi tính sống động. Khói bao trùm các thành phố như thể đây là một căn phòng mà ngọn lửa có thể cháy sáng rực hơn nữa. Đám mây khói này bay từ trái sang phải và cũng góp thêm năng lượng cho bức tranh.
Ở phía dưới các thành phố, chia bố cục ra làm đôi, chúng ta có thể thấy vợ của Lot. Cô ấy xuất hiện khi đang quay đầu nhìn lại các thành phố bốc cháy và sét đánh về phía cô ấy từ góc một phần tư phía trên bên phải của bức tranh.
Ở góc phần tư phía dưới ở bên phải bức tranh, gia đình Lot đang di tản đến nơi an toàn. Họ luôn cúi đầu và hướng mắt về phía trước. Khung cảnh nơi mà họ đi đến càng ngày càng ít sự tương phản.
Giữ tinh thần tươi sáng và bỏ cái xấu lại phía sau
Khi xem “Sự hủy diệt của thành Sodom và Gomorrah” của họa sĩ Martin, tôi ngay lập tức nghĩ điều này có ý nghĩa gì đối với thế giới nội tâm, trái tim và tâm trí, tính cách của tôi. Đối với tôi, các thành phố là đại diện cho hậu quả do hành động của bản thân gây ra – không chỉ là đối với môi trường xung quanh mà cho chính tâm hồn chúng ta.
Một tâm hồn, giống như một thành phố, được bồi đắp và có thể bị phá hủy bởi chính hành động của mỗi người. Tính cách tốt đẹp sẽ đem lại một tâm hồn mạnh mẽ và phong phú. Tính cách xấu xa dẫn đến bạo lực và sự hủy diệt. Người đức hạnh luôn hành xử phù hợp với phúc lành của vạn vật, và người độc ác hủy diệt mọi thứ bởi sự ích kỷ sinh ra từ những ham muốn cá nhân.
Cái nào trong số này, đức hạnh hay điều gì khác, tạo nên lớp trang điểm của tâm hồn, trái tim và khối óc của chúng ta? Nếu cả hai đều hiện diện thì cái nào chiếm ưu thế?
Sáng tác của họa sĩ Martin mô tả các thành phố rất tối so với ngọn lửa đang phá hủy chúng. Cảnh tượng có độ tương phản cao này khiến tôi xem xét sự khác biệt rõ rệt giữa đức hạnh và cái ác, và rằng ngọn lửa, đại diện cho chính nghĩa, luôn có khả năng nhấn chìm và tiêu diệt cái ác của kẻ xấu. Cái ác không có cơ hội trước sự hiện diện của chính nghĩa.
Và chính nghĩa đòi hỏi chúng ta phải bỏ lại cái ác để hướng thiện. Chúng ta phải bỏ lại cái ác và đừng bao giờ nhìn lại, kẻo chúng ta sẽ đánh mất đi tâm hồn của mình cho quỷ dữ và biến tâm hồn chúng ta yếu ớt như một bức tượng muối. Có thể, khi chúng ta quay lưng lại với điều ác, sự tương phản rõ ràng giữa chính nghĩa và tà ác cuối cùng sẽ tạo ra sự bình yên bên trong mỗi chúng ta, là biểu hiện chúng ta đang gần bên Thượng Đế.
Epoch Times Tiếng Việt