Vài ngày trước, tôi đã xem bộ phim “Ngàn năm có một” do hãng New Century Films sản xuất được công chiếu trên nền tảng Gan Jing World. Là một người sinh ra, lớn lên và sống nhiều năm ở Hoa lục trong những năm 1970, tôi vô cùng chấn động sau khi xem xong bộ phim này. Câu chuyện mà bộ phim kể và tái hiện, dù là bối cảnh xã hội được phục dựng lại, hay tình huống phong trào Pháp Luân Công được truyền rộng khắp Trung Quốc nhờ hiệu quả chữa bệnh khỏe người thần kỳ vào thời điểm đó, đều là những điều chính bản thân tôi từng chứng kiến và trải nghiệm khi còn ở Hoa lục. Vì vậy, khi xem bộ phim này, tôi có cảm xúc rất đặc biệt.
Bộ phim đã tái hiện một số cảnh sinh hoạt của người dân trong những năm 1980 đến những năm 1990, làm tôi nhớ lại những chiếc quần ống loe, áo caro, tóc uốn gợn sóng, băng đô cài tóc, máy nghe băng cassette, và còn cả những sở thích của giới trẻ lúc bấy giờ như uống rượu, hút thuốc, đánh nhau, nhảy disco… Nhiều thứ trong đó ngày nay được xem là “cổ vật”, nhưng vào thời điểm đó lại rất thời thượng và phổ biến. Khi nhìn thấy những hình ảnh này, tôi rất khâm phục nỗ lực của đội ngũ sản xuất phim trong việc phục dựng lại hình ảnh lịch sử chân thực, bao gồm cảnh trí, đạo cụ, trang phục, hóa trang,… Còn có cảnh những thanh niên “ngỗ ngược” trong nhà máy cơ khí Hồng Phát không làm việc đàng hoàng, đánh nhau, đi trễ, bỏ bê công việc; rồi cả cảnh chi bộ Đảng ngày ngày “hô khẩu hiệu” đàn áp tư tưởng người dân… Tất cả đều khiến tôi cảm thấy rất kinh ngạc.
Về phần diễn xuất, các diễn viên cũng rất tài tình, đã khắc họa sinh động và chân thật từng nhân vật trong phim. Các diễn viên đã thể hiện xuất sắc các hình tượng nhân vật như “Bí thư Cẩu” vô văn hóa, chỉ biết nói về Đảng mà không nói nhân tính, miệng toàn lời đạo đức nhân nghĩa nhưng trong lòng lại đen tối và xấu xa; hay hình tượng “Tiểu Bá Vương” chỉ thích ăn chơi phóng túng nhưng không quan tâm ngó ngàng đến cha mẹ; và hình tượng “Xưởng trưởng Hà” với chủ nghĩa nam quyền trong gia đình, chỉ biết cơm đưa tận miệng, áo đưa tận tay… Với sự dẫn dắt khéo léo của tình tiết câu chuyện, lúc thăng lúc trầm, đầy thú vị và hấp dẫn, đã cùng nhau tạo nên một bức tranh lịch sử chân thực. Đồng thời còn thể hiện được sự thần kỳ của Pháp Luân Đại Pháp trong việc cải biến tâm tính của con người, và nói rõ đạo Trời thiện ác hữu ứng. Qua đó khiến người xem bàng hoàng nhận ra, Trung Quốc vốn đã từng là như vậy.
Trong phim có những hình ảnh phim sử liệu chân thực về hàng trăm, thậm chí hàng ngàn người học và luyện Pháp Luân Công. Đối với con người hiện nay, đặc biệt là người dân Trung Quốc ngày nay, những hình ảnh đó dường như rất xa lạ, họ thậm chí còn cảm thấy không thể nào tin được. Có thể có người sẽ nghĩ rằng điều này có thật không? Thực ra, đây chính là những hình ảnh chân thực ở Trung Quốc trước khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu đàn áp và bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999. Trong hơn 20 năm qua, ĐCSTQ đã lợi dụng truyền thông để tuyên truyền bịa đặt, bôi nhọ, và đàn áp dư luận đối với Pháp Luân Công, đặc biệt là sử dụng bộ máy nhà nước để bức hại tàn khốc Pháp Luân Công. Cuộc đàn áp khiến cho ở Trung Quốc ngày nay gần như không thể nhìn thấy hình ảnh của các học viên Pháp Luân Công trong các trường hợp công khai, càng không biết Pháp Luân Công thực sự là gì. Những gì người dân nghe được chỉ toàn là lời vu khống, bịa đặt của ĐCSTQ. Là một nhân chứng lịch sử, điều mà tôi đã chứng kiến chính là rất nhiều trường hợp thực tế như Pháp Luân Công giúp những người khuyết tật đứng dậy từ xe lăn, bệnh nhân nằm liệt giường nhiều năm đã hoàn toàn bình phục, những căn bệnh nan y nhiều năm biến mất… Tôi biết một bác gái, bác ấy bị bệnh tim, thể chất hư nhược, ngồi xe lăn nhiều năm, mỗi khi đi ra ngoài đều cần phải mang theo bình oxy. Vậy mà sau khi tu luyện Pháp Luân Công, chỉ mấy ngày thôi bác ấy đã khỏi bệnh. Những câu chuyện thần kỳ như vậy, vào thời đó có rất nhiều, và ở khắp mọi nơi. Đây chính là lý do thật sự khiến Pháp Luân Công có thể nhanh chóng truyền rộng ở Trung Quốc và thu hút hàng trăm triệu người tu luyện.
Một cảnh khác trong phim thu hút người xem, đó là hình ảnh những thanh niên “ngỗ ngược” và “côn đồ” trong nhà máy, dù bị lãnh đạo quát mắng hay người thân van nài cũng không thể nào thay đổi. Nhờ tình cờ biết đến Pháp Luân Công, được âm nhạc yên bình, tường hòa và mỹ diệu làm cho xúc động mà họ tự nguyện bước vào con đường tu luyện. Sau khi nghe bài giảng của Sư phụ Lý, cả thể chất lẫn tinh thần của họ đều có sự thay đổi tích cực rất lớn: trong công việc, họ trở thành những công nhân tốt chủ động làm thêm giờ; trong gia đình, vợ chồng trở nên hòa thuận, con cái hiếu thuận với cha mẹ,… Giống như lời thoại của nhân vật Thạch Đầu trong phim: “Sư Phụ bảo tôi làm người tốt, tôi phải cố gắng thực hiện điều đó!” Về mặt đề cao đạo đức, các học viên Pháp Luân Công đã thực hành theo giá trị phổ quát “Chân, Thiện, Nhẫn” để làm người tốt. Do đó, bộ phim “Ngàn năm có một” này giống như đã ghi lại đoạn lịch sử chân thực của thời kỳ đó, có sức mạnh trấn áp đối với những lời dối trá và tà ác, và có tác dụng khơi dậy sự thiện lương trong xã hội.
Tóm lại, trong xã hội ngày nay với những thảm họa liên tiếp, lòng người hỗn loạn, việc có thể xem và hiểu bộ phim này thực sự là một điều may mắn. Nội tâm tôi vừa cảm động vừa xúc động, thực sự hy vọng những người thân và bằng hữu xung quanh mình cũng có cơ hội thưởng thức bộ phim này. Cảm ơn đội ngũ sản xuất của bộ phim, các bạn đã ghi lại những hình ảnh lịch sử chân thực và lan tỏa năng lượng thiện lành ra khắp thế giới. Xin gửi đến các bạn những lời khen tặng và cảm ơn!
Xem phim tại link: https://www.ganjingworld.com/vi-VN/live/1gscm313ehh4ygaPfDUU5H6Ms1e61c
Epoch Times Tiếng Việt