Monday, December 30, 2024

Câu chuyện có thật về luân hồi: Những người hộ vệ của mạt triều – Lục Tú Phu và Viên Sùng Hoán (Phần 5) | Câu chuyện luân hồi

Liên Quan
Click Xem

Tác giả: Lâm Hòa

[ChanhKien.org]

4. Duyên tụ đời này: Một câu chuyện trung nghĩa

Năm 2021, tôi thấy trên mạng có một bài viết đăng rằng: vào buổi đêm sau cái chết của Viên Sùng Hoán, một thị vệ cũ của ông mà hậu thế gọi là Xà nghĩa sỹ, đã lợi dụng màn đêm để trộm đầu của Viên Sùng Hoán mang về, bí mật chôn trong vườn nhà. Trước lúc lâm chung, người thị vệ cũ ấy đã để lại di huấn cho con cháu rằng, một là không được trở về ngôi nhà cũ ở Quảng Đông, mà phải ở đây đời đời canh giữ ngôi mộ của Viên đốc sư, hai là không được làm quan nhưng phải đọc sách, ba là sau khi ông chết thì có thể chôn cất ông bên cạnh ngôi mộ của Viên tướng quân, để bày tỏ tấm lòng sống chết có nhau. Từ đó về sau, người của gia tộc họ Xà tiếp tục sống với thân phận là người canh giữ mộ cho Viên Sùng Hoán. Mãi đến thời Càn Long, Hoàng đế Càn Long phục hồi danh dự và minh oan cho Viên Sùng Hoán, gia tộc họ Xà mới có thể công khai bí mật này.

Vào ngày 12 tháng 8 năm 2020, người giữ mộ đời thứ 17 là nữ sỹ Xà Ấu Chi đã qua đời tại Bắc Kinh, hưởng thọ 81 tuổi. Bà là thế hệ giữ mộ cuối cùng của gia tộc họ Xà, vì để bảo vệ ngôi mộ mà đã phải chịu rất nhiều khổ cực. Tính đến đời của bà thì gia tộc họ Xà đã canh giữ mộ của Viên Sùng Hoán được 390 năm. Ở đây, tôi cũng khâm phục tấm lòng trung nghĩa của gia tộc họ Xà, nhưng điều khiến tôi càng cảm thán hơn chính là sự an bài của Thần: “duyên” ở đời này.

Vào trung tuần tháng 11 năm 2020, một chị đồng tu từ thành phố lân cận đến nhà tôi. Chị ấy rất ngại ngùng hỏi tôi rằng: “Chị có thể ở lại nhà em vài ngày không?” Vậy là từ đó, chị ấy an ổn ở lại nhà tôi đến tận mùa thu năm 2022 mới quay trở về nhà của mình.

Đồng tu đại tỷ ấy và tôi chỉ mới gặp nhau vài năm trước, và chúng tôi cũng không liên lạc với nhau nhiều. Vào mùa thu năm 2020, ở thành phố nơi chị ấy sinh sống, chính quyền đã phái cảnh sát, nhân viên phòng 610 và nhân viên cộng đồng đến nhà chị quấy rối, ép buộc chị ký tên cam kết từ bỏ tín ngưỡng vào “Chân – Thiện – Nhẫn”, đó chính là chiến dịch “Xóa sổ” (Thanh linh hành động) – một chiến dịch bức hại học viên Pháp Luân Công do Trung Cộng phát động. Cảnh sát lái một chiếc xe chuyên dụng đến, vì không gõ cửa được nên họ đã cắt điện nhà chị, nhiều người thân và bạn bè của chị ấy cũng bị quấy rối, đồng tu đại tỷ chỉ còn cách rời nhà ra đi, và cuối cùng tìm đến chỗ tôi. Vị đồng tu đại tỷ này chính là nghĩa sỹ họ Xà năm xưa chuyển sinh. Chị ấy có thể dừng chân lại ở nhà tôi cũng chính là do nhân duyên kiếp trước dẫn dắt. Mọi việc trên đời quả thật không có gì là ngẫu nhiên, hết thảy đều có nguyên nhân đằng sau, có lẽ 390 năm canh giữ mộ là vì để đời này trú tạm ở nhà tôi; đến hôm nay đã không còn những người giữ mộ của gia tộc họ Xà nữa, bởi vì kịch bản về Viên Sùng Hoán đã đến vĩ thanh, câu chuyện cần phải kết thúc, mọi ân oán kiếp trước đều đang được giải quyết rồi.

Đến tận mùa hè năm 2021, tôi mới biết được đồng tu đại tỷ là nghĩa sỹ họ Xà năm xưa, đồng thời giữa tôi và chị ấy còn có một số duyên phận khác, còn có mấy đời cùng nhau luân hồi và kết duyên. Tôi còn gặp được một đồng tu là do Tổ Đại Thọ chuyển sinh, vì để đảm bảo tính chân thực và thuần tịnh của bài viết, tôi sẽ gọi chị ấy là “nhị tỷ”. Đại tỷ và nhị tỷ sống cùng một thành phố. Khi tôi trải qua ma nạn, họ và các đồng tu khác đã giúp đỡ tôi rất nhiều, thật cảm tạ các đồng tu! Đôi khi nhìn những đồng tu xung quanh mình, tôi thực sự cảm khái, trong luân hồi, thiện duyên lẫn ác duyên giao thoa trùng lặp, ân oán đan xen vào nhau như một mớ dây rối, đều là những nút thắt (khổ nạn) khó giải quyết! Sau khi những sinh mệnh cao tầng tiến vào Tam giới và hòa nhập vào vở kịch, thì sẽ nhầm lẫn, coi vũ đài nơi nhân gian là quê hương của mình, sẽ vướng vào những mối ân oán tình thù, việc Viên Sùng Hoán vì nhất quyết đòi nợ Hoàng Thái Cực mà chuyển sinh thành bát hoàng tử là một ví dụ. Nếu như không tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, nếu như Sư phụ không thay tôi gánh chịu vô số món nợ nghiệp cao hơn núi, thì tôi không thể nào tự giải thoát được. Đệ tử cảm ân Sư tôn từ bi khổ độ, đệ tử không có gì báo đáp, chỉ xin được khấu đầu kính bái!

5. Một số ảnh hưởng đến đời này

Trong luân hồi của lịch sử, chúng ta đã từng diễn qua rất nhiều vai, mỗi lần hóa thân đều có trùng trùng các loại cảm thụ về vinh nhục, khổ nạn, sinh tử,… Tất cả đều đã hằn sâu vào ký ức của sinh mệnh, là sự lưu trữ thực sự của tinh thần, đồng thời cũng là sự tích lũy vật chất, chúng sẽ thể hiện ra trong tư tưởng và trên thân thể chúng ta, đồng thời sẽ có ảnh hưởng đến những lần luân hồi trong tương lai của con người. Cuộc đời của Viên Sùng Hoán cũng để lại một số ảnh hưởng đối với tôi, chẳng hạn với các hình thức tra tấn thảm khốc, tôi luôn có một nỗi sợ hãi không thể giải thích được.

Sau ngày 20 tháng 7 năm 1999, khi phải đối mặt với sự đàn áp điên cuồng và vu khống của tà đảng, các đệ tử Đại Pháp đã lần lượt đến Bắc Kinh thỉnh nguyện ôn hòa, chứng thực sự thù thắng và mỹ hảo của Đại Pháp. Khi ấy tôi đọc trên Internet thấy các bài viết vạch trần bức hại, các đệ tử Đại Pháp đi thỉnh nguyện ôn hòa và bị bắt, bị đánh, bị tra tấn bằng đủ loại cực hình, bị bức hại đến tàn tật, thậm chí có vô số người đã bị bức hại đến chết, tôi vừa xem vừa khóc, ngay khi nghĩ tới việc đến Bắc Kinh, tôi liền như bị điện giật, xác thực lúc đó tôi phải kéo suy nghĩ của mình lại, không dám nghĩ tới nữa. Sự bức hại tàn khốc đến cùng cực đó làm tôi sợ hãi, nhưng tôi biết rất rõ trách nhiệm của mình: Đệ tử Đại Pháp cần phải chứng thực Pháp!

Nhớ lại năm xưa tôi từng nói với đồng tu rằng: “Nếu đến Bắc Kinh, nếu chính phủ nói: ‘Khi các học viên Pháp Luân Công đến, cứ bắt họ xếp thành hàng và bắn chết!’, tôi sẽ đứng ra mà không chút do dự, tôi không sợ chết như thế. Nhưng nếu bắt tôi phải sống không bằng chết, nếm đủ một lượt cực hình nào là trói vào ghế cọp, uống nước ớt… thì không biết tôi có chịu nổi hay không”. Nghĩa là tôi không sợ chết, nhưng sợ cực hình. Vào tháng 6 năm 2000, cuối cùng tôi cũng lên tàu đến Bắc Kinh. Trước khi đi, tôi đã viết một bức di thư để lại cho đứa con trai đang học mẫu giáo, viết rằng vì sao tôi phải đến Bắc Kinh, còn bảo ban con về đạo nghĩa và trách nhiệm làm người, mong rằng tương lai sau khi lớn lên, cháu sẽ không bị lừa dối bởi những lời dối trá mà trở nên thù địch với Đại Pháp. Lúc đó tôi cho rằng đến Bắc Kinh là chuyện sinh tử. Năm đó khi đến Bắc Kinh, tôi chỉ mới tu luyện được một năm tám tháng, và hơn sáu tháng trong số đó là để vượt qua nỗi sợ hãi bị tra tấn bằng cực hình tàn khốc, xung phá khỏi cái lồng của sự sợ hãi.

Khi viết bài chia sẻ này, tôi đã minh bạch được nguồn gốc của tâm sợ hãi bị tra tấn tàn khốc này là vì những dấu ấn và cảm thụ trong luân hồi, bao gồm cả nỗi đau đớn và tâm tình bi thảm khi Viên Sùng Hoán bị xử lăng trì. Theo luật lệ cổ, lăng trì có hai loại, hoặc xẻo bằng sáu sáu ba mươi sáu, hoặc 360 nhát đao, hầu hết họ chỉ đơn giản dùng 36 nhát đao để kết liễu sinh mệnh, tức là sáu sáu ba mươi sáu vết thương. Nếu xẻo bằng 360 nhát đao, thì cần dùng lưới đánh cá để trói người, rồi dùng dao cắt từng mảnh thịt người nhú ra khỏi lưới, cho đến khi đủ 360 nhát đao và người đó tắt thở. Nếu như chưa đủ số nhát đao mà tội nhân đã chết, thì người đứng ra hành hình phải chịu trừng phạt. “Luật Đại Minh” quy định rằng: cấp độ lăng trì nặng nhất là 3.543 nhát đao (đây là mức độ hành hình dành cho những kẻ chuyên đàn áp và giết hại dân), đây chính là hình phạt mà Viên Sùng Hoán phải chịu. Những điều này đã trở thành một trở ngại to lớn cho sự tu luyện của tôi trong kiếp này, nỗi sợ hãi thỉnh thoảng trỗi lên, nhưng Đại Pháp vẫn luôn giúp tôi thanh lý những thứ phụ diện này.

Khoảng thời gian mùa xuân năm 2022, Sư phụ đã điểm hóa cho tôi hai từ “cương”, “dũng” (cứng rắn, mạnh mẽ), nhìn từ bề mặt con chữ của hai từ này thật hay. Nhưng tôi nghĩ Sư phụ không phải đang khen ngợi tôi, khẳng định rằng là tôi có vấn đề ở hai phương diện này. Tôi quay đầu nhìn lại con đường tu luyện của mình, nghĩ cả mấy ngày, cuối cùng cũng có cảm ngộ. Sư phụ muốn để tôi tu bỏ những thứ phụ diện, cực đoan của hai mảng “cương”, “dũng”. Trong những ngày đầu của cuộc bức hại, khi bị giam giữ phi pháp và tuyệt thực để phản đối bức hại, để chứng thực Pháp và tu xuất chính niệm trong Pháp, tôi cần “cương”, “dũng”; và hôm nay sau hơn 20 năm tu luyện, cái “cương ngạnh” của tôi: nói chuyện “cương ngạnh”, làm việc “cương ngạnh”, không suy xét xem liệu có làm tổn thương người khác hay không, không kể hậu quả, bộc trực, bất thiện, cố chấp, mạnh mẽ, hung hãn, quyết liệt… đã trở thành một chướng ngại trong tu luyện, đã đến lúc tôi phải quy chính bản thân và tu bỏ những thứ này.

Tái bút:

Có người nói: kế phản gián mà Hoàng Thái Cực sử dụng là một mưu kế hết sức đơn giản, chẳng hiểu sao năm xưa lại lừa được Hoàng đế triều Minh và bá quan văn võ? Có người còn cảm khái, nếu Viên Sùng Hoán vẫn sống để thống lĩnh đội thiết kỵ Quan Ninh dũng mãnh thì lịch sử sẽ ra sao?

Cá nhân tôi thể ngộ rằng: kịch bản đã được định sẵn cả rồi, và sự việc đã được an bài cuối cùng chính là như thế.

Viên Sùng Hoán bị xử lăng trì, từ góc độ của người tu luyện mà xét thì là một quá trình tiêu nghiệp có tính hệ thống. Trong thời gian gần 10 năm Viên Sùng Hoán sống ở Liêu Đông, số người chết được tính bằng đơn vị “vạn”, ông không phải là Võ Linh hạ thế (Võ Linh vất vả chiến đấu, nhưng không có công cũng không tạo nghiệp) mà ở đây có liên quan đến nhân quả. Với nghiệp lực to lớn ngần ấy, nếu có bị giết hết đời này sang đời khác thì cũng chưa hoàn trả xong, bị lăng trì chẳng qua là để phù hợp với tầng lý này của con người, là giúp ông hoàn trả hết mức có thể.

Người ta nói rằng Viên Sùng Hoán rất có tài năng về quân sự, còn đội thiết kỵ Quan Ninh thì dũng mãnh vô song, tôi phát hiện ra còn có một nguyên nhân sâu xa khác: trong lục đạo luân hồi, Viên Sùng Hoán từng chuyển sinh thành A Tu La vương, và một số người của đội thiết kỵ Quan Ninh trong luân hồi cũng từng là đội quân của ông, đã từng cùng ông kết duyên, quả thật trên đời không có việc gì là vô duyên vô cớ cả.

Sự diệt vong của vương triều Đại Minh là biến hóa của thiên tượng, mà không ai có thể ngăn cản được, một triều thiên tử một triều dân chúng, lấy non sông vạn lý làm vũ đài. Triều Minh là do những Thần trên thiên thượng đại biểu cho thể hệ “Quang Minh” hạ thế làm người và kết duyên ở Trung Thổ, lưu lại văn hóa của họ rồi chuyển sinh đến nơi khác. Đặc điểm của vương triều này là tất cả mọi người từ hoàng đế đến thường dân đều biểu hiện ra khí tiết mạnh mẽ, là một đế quốc hùng mạnh, kiên cường, bất khuất với tinh thần “Thiên tử thủ quốc môn, quân vương thủ xã tắc” (câu nói hình dung hai sự kiện lịch sử là Hoàng đế Vĩnh Lạc dời đô về Bắc Kinh, và Hoàng đế Sùng Trinh tự tử ở Môi Sơn), là một vương triều có một không hai trong lịch sử Trung Quốc cổ đại. Vương triều Đại Minh dù là đối nội hay đối ngoại vẫn luôn bảo trì một khí tiết vô cùng cứng cỏi. Đa số người Mỹ ngày nay đều là người triều Minh chuyển sinh đến, đất nước này vẫn còn lưu giữ được nhiều nét đặc biệt của thời đó, bởi theo sự an bài của Thần thì nước Mỹ cần duy trì trật tự thế giới, và là quốc gia gánh vác sứ mệnh cảnh sát quốc tế, nếu như quá yếu đuối thì không thể đảm nhận trách nhiệm này.

Triều Thanh là một thể hệ các vị Thần khác đến Trung Thổ kết duyên, sau khi diễn xong vở kịch lớn, các diễn viên cần rời sân khấu để nhường chỗ cho vở kịch tiếp theo. Những rối ren trong khi thay triều đổi đại chính là quá trình gột sạch trường diễn, cũng là quá trình tiêu trừ nghiệp lực cho con người trên phạm vi lớn. Chiến tranh sẽ mang đến cái chết và đủ loại thống khổ cũng như ma nạn, con người sẽ ở trong bi hoan ly hợp mà chịu đựng đủ loại khổ cực, để tiêu trừ tội nghiệp của mình, để không bị tiêu hủy quá sớm vì tội nghiệp to lớn.

Con người cho rằng chịu khổ là việc xấu, nhưng Thần lại không nhìn nhận như vậy. Sư phụ đã giảng rằng:

“Người đến thế gian vì để được cứu, vì để đợi Sáng Thế Chủ cứu về thế giới thiên quốc nên mới đến làm người; khi chờ đợi đời này đời khác đều đang tích lũy công đức, đó cũng là mục đích của người luân hồi chuyển sinh; loạn thế là vì để thành tựu chúng sinh”. (Vì sao có nhân loại)

Cuối cùng xin được cung kính chép lại bài thơ “Nhân sinh hà vi” trong Hồng Ngâm III của Sư phụ để chia sẻ cùng mọi người, mong tất cả cùng nhau cố gắng.

Lịch sử trường hà lãng thiên trùng
Bách triều văn vật bất tương đồng
Phong vân hào kiệt tri đa thiểu
Nhất đôi hoàng thổ bạn anh hùng
Luân hồi chuyển sinh hà thời cùng
Trường không vạn lý vi hà hoành
Nhân sinh triển chuyển vi đẳng Pháp
Đắc Pháp hồi Thiên thượng thương khung

Tạm dịch:

Đời người để làm gì

Sông dài lịch sử sóng nghìn trùng
Trăm triều văn vật chẳng tương đồng
Anh hùng hào kiệt bao nhiêu nhỉ
Đụn đất vàng làm bạn anh hùng
Luân hồi chuyển sinh khi nào hết
Bầu trời sao rộng lớn khôn cùng
Đời người trăn trở vì đợi Pháp
Đắc Pháp hồi Thiên lên thương khung

Bài chia sẻ này đã bị tạm hoãn nhiều lần, và tôi phải mất hơn một năm mới viết xong, trong quá trình ấy, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ và nhắc nhở từ các đồng tu. Tại đây tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn của mình! Hợp thập!

(Hết)

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/284912

Ngày đăng: 22-09-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.

ChanhKien.org

Thiên thư "Chuyển Pháp Luân" - vạn năm khó gặp - Click xemspot_img
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Chuyển Pháp Luân
spot_img
Xem nhiều

Vì sao có nhân loại

Đại sư Lý Hồng Chí là người sáng lập môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công. Môn tu...

Bài liên quan

Cảnh sát đang luyện khí công - Click học miễn phíspot_img
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x