Sunday, September 8, 2024

Chăm lo cả sức khoẻ và tinh thần của cha mẹ, mới tròn đạo làm con

Liên Quan

Trong xã hội hiện đại xô bồ bận rộn, tác giả Nhã Lan sẽ cùng bạn đọc khám phá về con đường tìm đến sự bình yên trong tâm hồn thông qua văn hoá truyền thống. Trong bài viết hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về một khía cạnh khác về sự hài hoà giữa thân và tâm.

Nói về hiếu thuận với cha mẹ, không phải cứ răm rắp vâng lời, nghe theo cha mẹ sai bảo mới là hiếu thảo. Vậy đâu mới thực sự là thương yêu, kính trọng cha mẹ mình? Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau thảo luận về phần nuôi dưỡng cả tâm lẫn thân trong đạo làm con.

Trong chúng ta có khá nhiều người băn khoăn không biết phải chăm sóc cha mẹ làm sao cho tốt. Chẳng lẽ, chỉ cần lo cho cha mẹ ăn ngon, mặc ấm đã đủ rồi sao?

Chúng ta hãy cùng đọc lại câu chuyện của Tăng Tử. Tăng Tử là một người con vô cùng hiếu thuận, khi ông phụng dưỡng cha mình là Tăng Tích, bữa nào cũng có đầy đủ rượu thịt. Khi cha dùng bữa xong, Tăng Tử sẽ hỏi cha rằng số thức ăn còn lại dành cho ai vì ông biết cha luôn quan tâm đến con cháu trong gia tộc và cả những người hàng xóm nghèo khó. Tăng Tử không những chăm lo cho cha mà còn chú ý đến cả những người mà cha quan tâm. Khi cha hỏi ông thức ăn còn dư dả không, ông đều trả lời là có, vì ông hy vọng cha không phải phiền muộn và có thể an tâm ăn uống nhiều hơn.

Con trai của Tăng Tử là Tăng Nguyên, mặc dù cũng mang rượu thịt để phụng dưỡng cha, nhưng không bao giờ hỏi rằng thức ăn còn lại sẽ cho ai. Khi cha hỏi liệu còn thức ăn không, anh đều đáp rằng đã dùng hết rồi, nếu muốn ăn thêm thì phải nấu tiếp. Thế là Tăng Tử cũng ngại ngùng không muốn ăn thêm.

Từ câu chuyện này chúng ta có thể thấy trong gia đình ba thế hệ này, Tăng Nguyên chỉ đáp ứng đủ ba bữa cho cha. Còn Tăng Tử không chỉ chăm lo cho sức khoẻ của cha mà còn chăm chút cả tinh thần của cha. Ông quan tâm cha mình từng chút một với tấm lòng vô cùng chân thành.

Do đó trong “Luận Ngữ” mới nói rằng: “Kim chi hiếu giả, thị vị năng dưỡng. Chí ư khuyển mã giai năng hữu dưỡng; bất kính, hà dĩ biệt hồ?” Ý tứ là cái gọi là hiếu thảo ngày nay, chỉ là lo cái ăn cái mặc đầy đủ cho cha mẹ là xong. Tuy nhiên, ngay cả các vật nuôi như chó và ngựa ngoài kia, đều có thể được cho ăn uống no nê. Vậy nếu trong lòng mỗi người không giữ tâm hiếu kính cha mẹ, thì phụng dưỡng cha mẹ với chăn nuôi chó ngựa có gì sai biệt đâu?

Thực ra có những lúc, tâm tình thoải mái còn quan trọng hơn nhiều cho với để cha mẹ ăn no mặc ấm. Rất nhiều người cho rằng phụng dưỡng cha mẹ chính là chăm sóc tốt cho sức khoẻ, để cha mẹ được khoẻ mạnh nên mua rất nhiều thực phẩm dinh dưỡng, nhiều khi cha mẹ không muốn sử dụng thì lại ép buộc phải dùng. Ví như có người nghe nói sữa bò tươi rất tốt cho sức khoẻ nên sáng nào cũng mang sữa bò cho cha mẹ uống. Cha mẹ nói rằng không muốn uống sữa thì cô liền ngăn cản: “Không được, người ta bảo cần phải uống sữa dinh dưỡng mới tốt cho hệ xương.” Mẹ cô nghe thế mới bảo: “Con ạ, mẹ cứ uống là bị tiêu chảy.” Cô con gái vẫn khăng khăng nói: “Nhưng vẫn phải uống, con đã đặt sữa cho mẹ một tháng rồi!”

Nếu đặt mình vào vị trí của cha mẹ lúc bấy giờ, chúng ta sẽ cảm thấy thế nào? Uống thứ sản phẩm dinh dưỡng ấy sẽ thực sự bồi bổ sức khoẻ không?

Một ví dụ khác, có một ông lão tuổi tác đã cao, vì đã già yếu nên không thể làm công việc chân tay gì. Nhưng ông lại thuộc tuýp người không quen nhàn rỗi và luôn muốn làm chút chuyện gì đó, nên nhiều lần đưa ra ý tưởng như mở một cửa hàng nho nhỏ hoặc buôn bán chút gì đó, v.v. Nhưng tất cả đều bị người nhà từ chối, người nhà nói ông cứ an dưỡng tuổi già, gia đình không thiếu thốn đến mức để ông tuổi cao sức yếu vẫn phải đi làm kiếm tiền. Người nhà cho rằng, không để ông làm bất cứ việc gì mới là tốt nhất cho ông, để ông thảnh thơi hưởng phúc. Nhưng bất ngờ là, cuối cùng ông lão đã nhảy lầu tự tử, có thể bởi vì đối với kiểu người không quen sống nhàn rỗi, nếu để họ ngồi yên một chỗ thì chính là sự dày vò lớn nhất. Bởi vì điều đó sẽ làm họ cảm thấy bản thân thật thừa thãi, cho rằng thế giới này không còn cần họ nữa rồi.

Trong một báo cáo nói rằng, Trung Quốc hiện là đất nước có tỷ lệ già hoá dân số lớn nhất thế giới. Hiện 67.5% hộ gia đình ở Trung Quốc có ít nhất một người già trên 65 tuổi, và có đến 16.4% người già đang sống neo đơn. Trong những năm gần đây, tỷ lệ tự tử của người cao tuổi đang tiếp tục tăng cao, gấp 3 đến 7 lần so với người bình thường. Trong đó, tỷ lệ tự tử của người cao tuổi ở nông thôn cao hơn thành thị.

Tại sao cấu trúc xã hội của Trung Quốc lại xảy ra những thay đổi lớn đến vậy? Nhiều người trẻ tuổi đi làm ăn xa, để người trung và cao tuổi ở lại thôn quê. Họ sống trong cô đơn lạc lõng, nhớ nhung con cái, lo lắng không biết con cái sống ra sao nơi đất khách quê người, không tìm được niềm vui trong cuộc sống, v.v đều có thể là những lý do dẫn họ bước đến tuyệt lộ. Hoặc là khi người cao tuổi biết mình mắc bệnh gì đó, nhiều người trong số họ dưới áp lực kép của việc bị con cái đối xử lạnh nhạt, một mặt lại không muốn trở thành gánh nặng cho con nên đành chọn phương pháp pháp tử tự để kết liễu đời mình.

Một bài báo trên Internet có tiêu đề: “Tôi sẽ chọn cái chết khi không có gì để làm”, kể về một ông lão quá chán ngán và mệt mỏi cuộc sống khi ngày ngày đơn độc chờ bình minh lên và hoàng hôn tắt nắng, để rồi cuối cùng chọn cái kết cho mình là tự tử. Câu chuyện này đã phản ảnh hiện trạng cuộc sống của nhiều người già, họ vốn nên được sống trong ngôi nhà rộn rã tiếng cười, con cháu sum vầy, nay lại rơi vào cảnh neo đơn, cô độc.

Mỗi người con chúng ta đều mong muốn cha mẹ mình có một cuộc sống khoẻ mạnh, an hưởng tuổi già, nhưng chúng ta có thực sự làm được điều ấy chưa? Hay chỉ vì bộn bề công việc, cứ nghĩ rằng gửi tiền, vật chất về cho cha mẹ là đủ? Nếu chúng ta thực sự quan tâm đến cha mẹ mình, hãy quan tâm nhiều hơn đến đời sống tinh thần của họ, hỏi han họ có gì phiền muộn không, có tâm nguyện gì không, hay đơn giản như điều gì làm họ thực sự hạnh phúc. Đừng đợi đến khi cha mẹ không còn nữa, lúc ấy dù nhận ra mình đã thực sự sai lầm, muốn cha mẹ quay lại thì cũng đã quá muộn rồi….

Thời gian cứ thế trôi đi và không bao giờ chờ đợi chúng ta, hãy trân trọng từng giây phút quý báu bên cha mẹ mình, chăm chút hơn về cuộc sống nội tâm và tinh thần của họ, làm trọn chữ hiếu trong đạo làm con.


Nhã Lan

BTV Epoch Times Hoa Ngữ


Lâm Phương Vũ biên tập
Minh Phương biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ

Epoch Times Tiếng Việt

Thiên thư "Chuyển Pháp Luân" - vạn năm khó gặp - Click xemspot_img
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Chuyển Pháp Luân
spot_img
Xem nhiều

Vì sao có nhân loại

Đại sư Lý Hồng Chí là người sáng lập môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công. Môn tu...

Bài liên quan

Cảnh sát đang luyện khí công - Click học miễn phíspot_img
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x