Sunday, September 8, 2024

Chuyên gia: Mỗi năm có bao nhiêu hằng tinh tử vong trong Dải Ngân hà? | Khoa học

Liên Quan

Khi con người nhìn lên bầu trời đêm, họ sẽ luôn nhìn thấy vô số hằng tinh. Nhưng số lượng hằng tinh nhìn thấy mỗi lần khẳng định là không giống nhau, bởi vì chúng giống như con người sẽ có quá trình sinh tử. Vậy mỗi năm có bao nhiêu hằng tinh trong Dải Ngân hà của chúng ta tử vong?

Theo trang web Live Science, liên quan đến vấn đề tốc độ các hằng tinh trên bầu trời đêm thay đổi như thế nào và mỗi năm có bao nhiêu hằng tinh trong Dải Ngân hà tử vong, nhà khoa học nghiên cứu thuộc chương trình Tìm kiếm trí tuệ ngoài Trái Đất (SETI) của Hoa Kỳ (Search for extraterrestrial intelligence, SETI) James De Buizer cho rằng câu trả lời rất phức tạp.

Ông Buizer cho biết bước đầu tiên cần làm rõ định nghĩa về sự tử vong của hằng tinh. Các hằng tinh là những khí cầu khổng lồ được duy trì nhờ phản ứng tổng hợp hạt nhân. Phản ứng tổng hợp hạt nhân chuyển đổi hydro trong lõi thành heli và khi quá trình này dừng lại, hằng tinh sẽ tử vong. Cách một hằng tinh tử vong phụ thuộc chủ yếu vào khối lượng của nó.

Đối với các hằng tinh có khối lượng thấp, phản ứng tổng hợp hạt nhân kết thúc khi toàn bộ hydro trong lõi được chuyển thành heli. Nếu không có nhiệt và áp suất bên ngoài do phản ứng tổng hợp hạt nhân tạo ra, hằng tinh sẽ tự sụp đổ. Trong quá trình sụp đổ, áp suất trong lõi trở nên lớn đến mức lượng heli còn lại bắt đầu chuyển hóa thành carbon và giải phóng năng lượng.

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) giải thích rằng tại thời điểm này, bầu khí quyển bên ngoài của hằng tinh giãn nở và chuyển sang màu đỏ, hình thành nên hằng tinh khổng lồ đỏ. Những hằng tinh khổng lồ đỏ cuối cùng trút bỏ bầu khí quyển đang giãn nở của chúng, để lại những thiên thể dày đặc gọi là sao lùn trắng.

Ông Buizer cho biết khoảng 97% các hằng tinh trong Dải Ngân hà, bao gồm cả Mặt trời, sẽ trở thành sao lùn trắng.

Ông cho biết, các nhà thiên văn học có thể quan sát các sao lùn trắng vì chúng phát ra một quang phổ đặc biệt. Các nhà thiên văn học sử dụng thông tin này, cùng với tốc độ hình thành và tổng số lượng hằng tinh, để ước tính mỗi năm có bao nhiêu hằng tinh tử vong. Người ta ước tính rằng cứ hai năm lại có một ngôi sao lùn trắng hình thành.

Đối với những hằng tinh có khối lượng gấp 8 lần Mặt Trời trở lên, quá trình tử vong của chúng sẽ khác biệt. Những hằng tinh khổng lồ này chỉ chiếm khoảng 3% số hằng tinh trong Dải Ngân hà, nhưng tác động của chúng thật đáng kinh ngạc. (Đọc thêm: NASA công bố video chấn động về khoảnh khắc cuối cùng của một hằng tinh bị lỗ đen nuốt chửng)

Anh Eric Borowski, một sinh viên tốt nghiệp ngành vật lý thiên văn tại Đại học bang Louisiana, Hoa Kỳ cho biết những hằng tinh như vậy hợp nhất các nguyên tố ngày càng nặng hơn trong lõi của chúng. Cuối cùng những hằng tinh không thể chống lại lực hấp dẫn và sụp đổ, dẫn đến một vụ nổ lớn gọi là siêu tân tinh.

NASA chỉ ra rằng khi siêu tân tinh phát nổ, lõi của nó sẽ trở thành sao neutron hoặc lỗ đen. Vụ nổ siêu tân tinh cuối cùng được quan sát thấy trong Dải Ngân hà là vào năm 1604, nhưng các nhà thiên văn học ước tính rằng Dải Ngân hà sẽ trải qua một hoặc hai vụ nổ siêu tân tinh mỗi thế kỷ.

Ông Buizer kết luận rằng mỗi năm có khoảng 1.9 hằng tinh trong Dải Ngân hà tử vong. Hiểu được các giai đoạn tử vong của một hằng tinh giúp các nhà thiên văn học ghép lại vòng đời của chúng.

The Epoch Times trước đây từng đưa tin rằng trong khoảng 5 tỷ năm nữa, Mặt Trời cũng sẽ tử vong và trở thành một ngôi sao lùn trắng. Và sẽ mất thêm 5 tỷ năm nữa để chúng kết tinh, cuối cùng nguội đi và trở thành chất rắn. Lúc đó, nó là một sao lùn trắng kết tinh.


Trần Tuấn Thôn thực hiện

Tường Vân biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ

Epoch Times Tiếng Việt

Thiên thư "Chuyển Pháp Luân" - vạn năm khó gặp - Click xemspot_img
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Chuyển Pháp Luân
spot_img
Xem nhiều

Vì sao có nhân loại

Đại sư Lý Hồng Chí là người sáng lập môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công. Môn tu...

Bài liên quan

Cảnh sát đang luyện khí công - Click học miễn phíspot_img
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x