Monday, December 30, 2024

Đối mặt với sự sỉ nhục, bị đối xử bất công mà vẫn “nhẫn” tốt: Người ấy ắt làm nên đại sự!

Liên Quan
Click Xem

Lão Tử giảng: “Đại trí nhược ngu, đại dũng nhược khiếp, đại xảo nhược chuyết”, ý tứ rằng, kẻ đại trí trông như ngu đần, kẻ đại dũng trông như khiếp sợ, kẻ khôn khéo thì trông như vụng về.

Người có tài thực sự thường không để lộ tài năng ra bên ngoài. Năng lực của họ như châu ngọc, không hiển thị để làm lóa mắt người khác. Vẻ ngoài nhu nhược, dường như là ngốc nghếch lại ẩn chứa tâm rộng như biển cả, nội lực thâm hậu phi thường.

Phải là người có đức Nhẫn cao, trí huệ lớn mới ẩn giấu được tài năng của bản thân. Người xưa cho rằng “Chân nhân bất lộ tướng, lộ tướng bất chân nhân”. Nhưng con người hiện đại thường làm điều ngược lại, cho rằng phải thể hiện cái tôi mạnh mẽ, khoe khoang năng lực để mưu cầu tiến thân. Kỳ thực là chạy theo lợi ích, ham hư vinh mà không nghĩ đến lập Đức. Do vậy, khi gặp mâu thuẫn và đứng trước cám dỗ, họ thường không Nhẫn được.

Câu chuyện về hòa thượng Đại Hưng đức cao, có thể nhẫn trước tủi nhục

Hòa thượng Đại Hưng là người lương thiện, rộng lòng khoan dung và nhân từ, suốt đời chịu đựng gian khổ để tu hành. Dưới chân núi Cửu Hoa, có một thiên kim tiểu thư của một gia đình đông con, cha mẹ đính ước gả cô cho một gia đình giàu có.

Nhưng 3 năm trước khi lễ kết hôn diễn ra, cô đột nhiên hạ sinh một đứa con. Cha mẹ cô vô cùng tức giận, bức bách hỏi cô thực hư câu chuyện, cô tức tưởi trong nước mắt: “Khi con lên tư viện núi Cửu Hoa dâng hương, bị hòa thượng Đại Hưng làm ô nhục, cuối cùng sinh ra đứa bé này”.

Người cha nghe xong hỏa khí liền bốc lên, ông phẫn nộ vô cùng, sau đó ông đưa người lên núi Cửu Hoa. Sau khi lên núi, ông đã đánh hòa thượng Đại Hưng một trận, trước khi đi, ông còn để đứa trẻ lại chùa. Lúc ấy, hòa thượng Đại Hưng vẫn bình tĩnh, không nửa lời giải thích, nhận đứa trẻ trong tay và ông nói một câu: “Thiện tai! A Di Đà Phật!”

Kể từ đó, hòa thượng Đại Hưng vốn đức cao vọng trọng, bỗng chốc thanh danh lụi bại, đi đến đâu cũng bị người đời sỉ nhục, chế giễu. Hòa thượng không hề để trong tâm, hàng ngày đều xuống núi xin sữa cho đứa trẻ. Trước những lời chế giễu, lăng mạ của mọi người, ông cũng không hề động tâm, từ đó chuyên tâm nuôi dạy đứa trẻ thành người tử tế.

Cứ như vậy, đã ba năm trôi qua. Cô gái kết hôn với người đàn ông đã đính ước trước đó. Trong đêm động phòng hoa chúc, người đàn ông hỏi tung tích của đứa trẻ, cô gái khóc lóc kể lại sự việc từ đầu đến cuối. Ngày hôm sau, hai vợ chồng bái kiến cha mẹ chồng và kể cho họ nghe sự thật về đứa trẻ (cũng chính là cháu ruột của họ)! Khi trở về nhà ngoại, hai vợ chồng kể lại cho họ nghe đầu đuôi câu chuyện, người cha của cô lúc này vô cùng sửng sốt và hối hận.

Sau đó, cha mẹ hai bên cùng hai vợ chồng đến núi Cửu Hoa để tạ tội với hòa thượng Đại Hưng. Hòa thượng Đại Hưng chỉ mỉm cười rồi sau đó dẫn đứa bé đến trước mặt họ, đứa bé xà vào lòng người mẹ. Hòa thượng cười hiền từ, và nói: “Thiện tai! A Di Đà Phật!”

Nhẫn là cảnh giới trí huệ tinh thần cao, người làm nên đại sự đều có khả năng Nhẫn. Nhẫn nói thì dễ, nhưng để làm được thì không hề dễ dàng chút nào. Muốn nhẫn được vững vàng thì cần quá trình tu đưỡng, nỗ lực tu hành.

Đại tướng quân Hàn Tín chịu nhục chui háng

Điển cố “Hàn Tín chịu nhục chui háng” là minh chứng lịch sử cho bậc đại trí nhược ngu. Thời ấy, gia cảnh bần cùng, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc nhưng chí hướng của Hàn Tín đặt ở nơi cao xa, lại là người luyện võ nên ông thường đeo bên mình một thanh bảo kiếm.

Trong thành Hoài Âm có một kẻ vô lại là con trai của một người đồ tể, kẻ vô lại này rất ngang ngược, thường hay bắt nạt người khác.

Một lần vì muốn hạ nhục Hàn Tín nên hắn ta đã ở nơi đông người mà chặn đường ông. Kẻ vô lại nói: “Ngươi khoác kiếm làm gì? Ngươi dám sát nhân không? Ngươi dám sát nhân thì chặt đầu của ta xem. Nếu ngươi không dám sát nhân thì ngươi chui háng ta mà đi”.

Đối mặt với sự khiêu khích đột nhiên xảy đến này, Hàn Tín không hề sợ hãi mà nhìn thẳng vào kẻ vô lại thật lâu. Cuối cùng, thần sắc không hề thay đổi, ông thực sự đã chui qua háng của kẻ vô lại mà đi.

Nếu khi ấy Hàn Tín lấy đầu kẻ vô lại bằng thanh bảo kiếm của mình, ông sẽ không phải chịu nỗi nhục chui dưới háng của hắn. Nhưng ông đã nhẫn chịu nỗi nhục này để tránh lấy đi một mạng người.

So với chí hướng cao xa, lòng ôm hoài bão lớn thì những việc vô cớ trở thành không đáng kể. Người mong muốn làm việc đại sự, ắt phải có tâm đại nhẫn, có tĩnh khí, và Hàn Tín thực sự đã làm được điều này.

Từ cổ chí kim, bậc Đế vương vì đại nhẫn mà được thiên hạ, tướng lĩnh vì đại nhẫn mà được lâu dài, thương nhân vì đại nhẫn mà được giàu sang phú quý, người thường vì đại nhẫn mà có được tri kỷ.

Sau này, Hàn Tín trở thành đại tướng quân của Hán Cao Tổ Lưu Bang, giúp ông sáng lập triều Hán. Công lao vĩ đại của Hàn Tín đối với triều Hán đã chứng minh ông là một bậc đại trí.

Lan Hòa biên dịch
Nguồn: Sound Of Hope – Lý Trí

Vạn Điều Hay

Thiên thư "Chuyển Pháp Luân" - vạn năm khó gặp - Click xemspot_img
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Chuyển Pháp Luân
spot_img
Xem nhiều

Vì sao có nhân loại

Đại sư Lý Hồng Chí là người sáng lập môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công. Môn tu...

Bài liên quan

Cảnh sát đang luyện khí công - Click học miễn phíspot_img
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x