Vào thời điểm danh sách được công bố, cả hai cử nhân đều đã rớt khỏi danh sách. Ngay sau đó, bài thi của trạng nguyên đã được in và bán. Hai vị cử nhân đem nó ra so sánh với ghi chép của mình trong miếu, thì không sai một chữ nào…
Câu chuyện 1: Biết trước đề thi và đáp án vẫn thi trượt
Vào thời Tường Phủ nhà Tống, ở Tứ Xuyên có hai người bạn đồng học cùng lúc thi cử nhân, muốn đến Bắc Kinh để thi trạng nguyên. Vì nhà nghèo, không có tiền lộ phí, nên phải lặn lội ra ngoài xin giúp đỡ, kiếm được chút tiền mới có thể lên kinh.
Lúc này đã gần cuối năm. Sợ trễ ngày thi, họ vội vã lên đường, đi cả ngày lẫn đêm. Trong lộ trình, họ đi ngang qua miếu Trương Ác Tử của kiếm môn. Vị thần tiên được thờ trong miếu này là Anh Hiển Vương đặc biệt linh nghiệm, nổi tiếng ở Tứ Xuyên, bất cứ ai đi qua đều vào miếu cầu nguyện. Khi hai người họ đi ngang qua miếu Trương Ác Tử, trời đã khuya, gió lạnh tuyết rơi, đi trong đêm tối, họ chịu không nổi cái lạnh buốt giá. Cả hai cùng đến ngôi miếu cầu nguyện, thỉnh thần tiên thác mộng để bói ra kết quả kỳ thi tương lai.
Hai người vừa đặt lưng xuống đã ngủ ngay tại chỗ ngoài hành lang. Càng về khuya, bão tuyết càng dày đặc. Hai người chợt thấy trong miếu sáng rực như ban ngày, người người ra vào bày tiệc. Một lúc sau, âm thanh mở đường từ xa tiến đến gần, rung chuyển cả ngọn núi phía tây. Toàn bộ chư thần tiên đến từ sông từ núi. Sau khi chư thần tiên bước vào miếu, họ cũng chúc rượu nhau như những tục nhân. Hai cử nhân rất sợ hãi, nhưng không còn cách nào, họ bí mật nhỏm dậy, theo dõi từ trong bóng tối.
Chư thần tiên uống một hồi rượu, một vị thần tiên nói: “Thượng đế mệnh lệnh cho chúng ta viết một bài phú trạng nguyên cho sang năm, nên nghị luận về chủ đề này”. Một vị thần tiên khác nói: “Hãy lấy ‘Đúc đỉnh tượng vật’ làm đề đi”.
Theo đó các chư thần tiên đều viết một bài, họ cũng sửa chữa và thương lượng với nhau. Họ mất một thời gian dài để viết, và sau đó dõng dạc đọc to. Một vị thần tiên nói: “Gọi linh hồn của người nên đỗ trạng nguyên năm sau đến, cho anh ta nghe”.
Hai vị cử nhân cao hứng, thì thầm với nhau rằng: “Đây chính là điều chúng ta đã chuẩn bị!”
Khi trời gần sáng, các vị thần tiên lần lượt đứng dậy chào tạm biệt và ra về trong tiếng hò reo của con đường. Ngôi miếu trở lại vắng lặng không khác gì khi xưa. Hai cử nhân này đều rất thông minh, họ ghi nhớ tất cả các bài thơ do chư thần tiên viết ra, vội vàng chép vào vở, không sót một chữ nào.
Hai người đi dọc theo đại lộ, vừa đi vừa trò chuyện cười đùa, còn lo lắng rằng tài phú sẽ đến.
Khi được hoàng đế diện thí, cả hai đang ngồi dưới hành lang đông tây của cung điện. Hoàng thượng đích thân ra đề bài, chính là “đúc đỉnh tượng vật”, ngay cả vận cước cũng đều không sai. Vị cử nhân ngồi ở hành lang phía đông hồi tưởng tờ đáp án đã ghi lại trong miếu, nhưng chàng ta bỗng nhiên không thể nhớ ra chữ nào, liền chuyển sang hành lang phía tây hỏi bạn của mình. Cử nhân ngồi tại hành lang phía tây thấy bạn mình đã chuyển chỗ qua, liền hỏi: “Đề bài của hoàng thượng đã ứng nghiệm, nhưng tôi không thể nhớ nổi đáp án. Tôi nghĩ qua hỏi cậu, hy vọng cậu đừng giấu tôi!”
Cử nhân ở hành lang phía đông nói: “Tôi cũng định hỏi anh!”
Hai người nghi hoặc, chất vấn lẫn nhau: “Đối diện với lợi hại, mới hiển xuất ra tình bạn cả đời. Thần tiên đã ban, cậu một mình chiếm dụng, thiên thượng có thể phù hộ cho cậu chăng?”
Cả hai người đều rất tức giận, họ viết vội vào bài thi rồi đi ra ngoài.
Vào thời điểm danh sách được công bố, cả hai cử nhân đều đã rớt khỏi danh sách. Người trúng khảo trạng nguyên là Từ Thích. Ngay sau đó, bài thi của trạng nguyên đã được in và bán. Hai vị cử nhân đem nó ra so sánh với ghi chép của mình trong miếu, thì không sai một chữ nào. Hai người thở dài, nhận ra rằng mọi thứ đều là định mệnh. Thế là hai người vứt bút, trốn vào núi sâu, không bao giờ lộng ngôn nữa.
Câu chuyện 2: Tồn tâm hại bạn, Thiên lý không dung
Vào thời nhà Minh, có hai vị tú tài, đều có tài danh. Thông thường, cả hai thân thiết lẫn nhau, có mối quan hệ rất tốt. Đêm trước kỳ thi hương, hai người ngủ chung một giường. Sau khi B chìm vào giấc ngủ, A lặng lẽ nhỏm dậy, lấy chiếc bút tốt mà B mai sẽ dùng khi viết bài thi, cho vào miệng nhai nát đến mức cụt cả lông, rồi lại đặt nó vào nguyên vị.
Ngày hôm sau, B vội vã vào trường thi mà không hề hay biết. Khi viết xong bản nháp và dùng đến bút, chàng thấy nó không thể sử dụng được, chàng ngạc nhiên đến mức phải dùng bút viết nháp thay thế. Rốt cuộc, bút nháp không đủ tốt để viết các ký tự thông thường. Chàng mượn bạn bên cạnh, nhưng không ai cho mượn. Không làm được bài, chàng ngã vật ra khóc lóc thảm thiết, tính vứt đống giấy tờ xuống bỏ ra ngoài phòng thi.
Đột nhiên có chút mệt mỏi, chàng cảm thấy thế nào cũng không làm được, liền đơn giản ngả lưng xuống đánh một giấc. Một lúc sau, chàng chợt cảm thấy có ai đó đang vuốt lưng mình và nói: “Mau dậy! Viết! Mau dậy! Viết!” Chàng thanh tỉnh lại, thấy chiếc bút bị nhai của mình đã trở nên nguyên vẹn, bèn cầm nó và viết, trong lòng đầy nghi hoặc. Vừa viết xong, cái bút trụi trở lại như cũ.
Khi bài thi được giao thì A cũng có mặt. B bước lại gần hỏi: “Văn chương bài thi viết tốt không?” “Đâu có? Chỉ là miễn cưỡng làm xong bài thi đó”. A trả lời xong mặt bất giác đỏ bừng, anh ta nhanh chân chạy ra ngoài tìm chỗ trọ khác.
Ngày hôm sau, A do bài thi phạm quy nên bị buộc đình chỉ thi. B thuận lợi thi đỗ, được phong làm thủ khoa kinh “Xuân Thu”, sau đó lại đỗ tiến sĩ. Có thể thấy, phú quý là định mệnh, sức người không thể can thiệp.
Nguồn: dkn
Vạn Điều Hay