Sunday, December 22, 2024

Hai gam màu lôi cuốn của gốm sứ Trung Hoa trong tranh thời Phục Hưng: Xanh và Trắng

Liên Quan
Click Xem

Vào khoảng năm 1500, họa sĩ miền Bắc nước Ý Andrea Mantegna đã vẽ một cảnh trong họa phẩm “Adoration of the Magi” (Sự tôn thờ của ba nhà thông thái). Đây là chủ đề rất quen thuộc đối với mọi tín đồ Cơ Đốc ở châu Âu thời kỳ Phục Hưng. Khi Chúa Hài Đồng giáng sinh, ba nhà thông thái từ Phương Đông đã lần theo sự chỉ dẫn của một ngôi sao để đến thăm viếng Ngài. Họ mang theo những lễ vật quý giá là vàng, nhũ hương, và mộc dược.

Có lẽ vì lúc đó đang làm việc cho một nhà bảo trợ tư nhân, nên họa sĩ Mantegna đã sắp đặt khung cảnh này trong một bầu không khí thân mật, miêu tả các nhân vật theo kích thước bán thân trong một không gian nhỏ gọn. Ở bên trái, Đức Mẹ Mary và Thánh Joseph giới thiệu Chúa Hài đồng đang giơ cao cử chỉ ban phước; ở bên phải, ba nhà thông thái dâng lễ vật, hướng về phía Thánh Gia với những biểu cảm sống động của lòng mến mộ, khắc khổ, và niềm vui.

Chi tiết những chiếc bình trong tranh của danh họa Mantegna

Tác phẩm “Adoration of the Magi” (Sự tôn thờ của các nhà thông thái) của họa sĩ Andrea Mantegna, vẽ khoảng năm 1495–1505. Tranh sơn distemper trên vải lanh. Trung tâm Getty thuộc Bảo tàng J. Paul Getty, California. (Ảnh: Tài liệu công cộng)
Tác phẩm “Adoration of the Magi” (Sự tôn thờ của các nhà thông thái) của họa sĩ Andrea Mantegna, vẽ khoảng năm 1495–1505. Tranh sơn distemper trên vải lanh. Trung tâm Getty thuộc Bảo tàng J. Paul Getty, California. (Ảnh: Tài liệu công cộng)

Danh họa Mantegna là một bậc thầy trong việc truyền tải cảm xúc, nhưng ông cũng đã không tiếc công sức để khắc họa trang phục và đồ vật. Để mắt đến từng chi tiết, ông khoác lên Chúa Hài Đồng chiếc áo toga La Mã khác thường, và ba nhà thông thái mặc áo khoác lông thú, đồ trang sức, và những chiếc khăn đội đầu xa hoa. Thậm chí những chiếc bình mà họ mang theo còn phong phú hơn nữa: một chiếc bình dạ quang và chiếc còn lại có những vòng xoáy gợn sóng. Hai chiếc bình có nắp đậy phía sau dường như được làm bằng đá quý, trong khi chiếc cốc hở miệng phía trước có vẻ trung thành với kiểu đồ gốm tráng men xanh và trắng của Trung Hoa, loại gốm sứ điển hình triều đại nhà Minh đương thời (1368–1644).

Bên trái là chi tiết món đồ gốm Trung Hoa từ tác phẩm “Adoration of the Magi” (Sự tôn thờ của các nhà thông thái) của họa sĩ Mantegna, và bên cạnh là hiện vật “Chén hoa sen”, tạo tác khoảng đầu thế kỷ 16. Gốm sứ được sơn màu xanh lam tráng men trong. Viện bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, thành phố New York. (Ảnh: Tài liệu công cộng)
Bên trái là chi tiết món đồ gốm Trung Hoa từ tác phẩm “Adoration of the Magi” (Sự tôn thờ của các nhà thông thái) của họa sĩ Mantegna, và bên cạnh là hiện vật “Chén hoa sen”, tạo tác khoảng đầu thế kỷ 16. Gốm sứ được sơn màu xanh lam tráng men trong. Viện bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, thành phố New York. (Ảnh: Tài liệu công cộng)

Họa sĩ Mantegna đã rất thận trọng khi vẽ đường viền hoa cỏ xung quanh mép cốc bằng sắc xanh đậm. Nhưng bằng cách nào mà đồ gốm sứ Trung Hoa lại đến được Ý vào thời kỳ Phục Hưng? Những họa sĩ như ông Mantegna đã nhìn nhận đồ vật này như thế nào, và tại sao ông lại chọn khắc họa chúng trong tay của một nhà thông thái?

Đồ gốm Trung Hoa trong tác phẩm của danh họa Bellini

Các sử gia thời nay đã có thêm hiểu biết về các mạng lưới giao thương rộng lớn trong thời kỳ Phục Hưng; những mạng lưới giao thương này đã mang đồ gốm Trung Hoa và hàng bắt chước theo phong cách Trung Đông đến Venice, trung tâm buôn bán lớn ở miền Bắc nước Ý. Hơn nữa, các tác phẩm nghệ thuật có giá trị cũng được trao tặng như món quà bang giao giữa các quốc gia theo Cơ Đốc Giáo và Hồi giáo. Chẳng hạn, vào năm 1479, danh họa người Venice Gentile Bellini được cử đến phục vụ vương thất Ottoman ở thành phố Constantinople, nơi ông vẽ nhiều bức chân dung cho Quốc vương Mehmed II. Và để đáp lại, Quốc vương cũng gửi những món quà và sứ giả đến phương Tây.

Tác phẩm đúc đồng “Mehmend II, 1430-1481, Sultan of the Turks 1451” (Quốc vương Mehmend Đệ nhị, 1430-1481, Quốc vương của Thổ Nhĩ Kỳ năm 1451) của danh họa Gentile Bellini, thực hiện khoảng năm 1480. Phòng Trưng bày Nghệ thuật Quốc gia, thủ đô Hoa Thịnh Đốn. (Ảnh: Tài liệu công cộng)
Tác phẩm đúc đồng “Mehmend II, 1430-1481, Sultan of the Turks 1451” (Quốc vương Mehmend Đệ nhị, 1430-1481, Quốc vương của Thổ Nhĩ Kỳ năm 1451) của danh họa Gentile Bellini, thực hiện khoảng năm 1480. Phòng Trưng bày Nghệ thuật Quốc gia, thủ đô Hoa Thịnh Đốn. (Ảnh: Tài liệu công cộng)

Thông qua nhiều tuyến đường bang giao, đồ gốm sứ xanh trắng của Trung Hoa đã được đưa đến nước Ý, thu hút sự chú ý của các nghệ sĩ tinh tường và những nhà sưu tầm theo phong cách chiết trung [pha trộn nhiều phong cách, cả phương Đông lẫn phương Tây, cả mới và cũ…] Anh trai của họa sĩ Gentile là danh họa Giovanni Bellini, vốn là người nổi tiếng hơn, đã sao chép ba món đồ lớn vào bức tranh “Feast of the Gods” (Yến tiệc của các vị Thần,) mà ông vẽ vào năm 1514 cho văn phòng nghiên cứu của Công tước Alfonso d’Este xứ Ferrara. Trong các cung điện của Hầu tước Isabella d’Este xứ Mantua và nhà bảo trợ Lorenzo de’ Medici xứ Florence, đồ gốm sứ Trung Hoa cũng được ghi nhận [lưu trữ] cùng với các tác phẩm điêu khắc cổ và tranh thời Phục hưng.

Chúng ta hầu như không biết nhiều việc làm thế nào mà các nghệ sĩ và nhà sưu tầm người Ý quan sát những đồ vật gốm sứ này từ khoảng cách địa lý rất xa. Dẫu sao thì, “Trung Hoa” là một khái niệm mơ hồ — từ “Serica” (chỉ miền Bắc Trung Hoa vào triều đại nhà Chu, Tần, và Hán) trong lĩnh vực dân tộc học cổ điển, và “Cathay” (tức Hoa Bắc, tên lịch sử của Trung Quốc được sử dụng ở châu Âu) trong các câu chuyện du ký thời Trung cổ chỉ đề cập đến một vùng đất xa xôi ở tận cùng châu Á. Những đồ gốm sứ tuyệt đẹp này, trôi dạt từ Trung Quốc thời nhà Minh sang châu Âu thời Phục Hưng, gần như trở thành một biểu tượng không rõ nguồn gốc chỉ dẫn đến một Phương Đông giàu có và huyền bí.

Biểu tượng của phương Đông

Bức tranh “The Feast of the Gods” (Yến tiệc của các vị Thần) của hai danh họa Giovanni Bellini và Titian, vẽ năm 1514 và 1529. Tranh sơn dầu trên vải canvas. Phòng trưng bày Nghệ thuật Quốc gia, thủ đô Hoa Thịnh Đốn. (Ảnh: Tài liệu công cộng)
Bức tranh “The Feast of the Gods” (Yến tiệc của các vị Thần) của hai danh họa Giovanni Bellini và Titian, vẽ năm 1514 và 1529. Tranh sơn dầu trên vải canvas. Phòng trưng bày Nghệ thuật Quốc gia, thủ đô Hoa Thịnh Đốn. (Ảnh: Tài liệu công cộng)

Trong bức tranh “Sự tôn thờ của các đạo sĩ”, danh họa Mantegna đã đưa ra một lập luận Thần học. Chiếc cốc màu trắng xanh trong tay trưởng lão Caspar có thể tượng trưng cho sự thông thái, thịnh vượng, và huy hoàng của phương Đông, đã đi một hành trình từ phương xa để thừa nhận thánh linh của Đấng Christ.

Một lời giải thích tương tự cũng có thể áp dụng cho bức tranh thần thoại của họa sĩ Bellini. Trong bức tranh này, bị lôi kéo bởi rượu của Thần Bacchus trẻ tuổi, các vị Thần ngoại giáo [những tôn giáo khác thuộc một số nền văn hóa cổ đại như Hy Lạp, La Mã, Ai Cập… xuất hiện trước khi Thiên Chúa ra đời] đang say sưa với thiên nhiên cùng thần Rừng Satyr [nửa thân trên là người, nửa thân dưới là dê] và các tiên nữ nymphs phục vụ trái cây và rượu bằng vật dụng gốm sứ, thủy tinh, và đất nung. Điều này có thể đại diện cho một khung cảnh từng được nhà thơ cổ điển Ovid mô tả, và những chiếc tô Trung Hoa có thể khiến liên tưởng đến hành trình của Thần rượu Bacchus ở phương Đông — một sự diễn giải kết hợp làm hài lòng những khán giả được đào tạo theo trường phái cổ điển ở Ferrara thời kỳ Phục Hưng (một thành phố ở miền bắc nước Ý.)

Tuy nhiên, những cách giải thích mang tính phỏng đoán này không mấy công bằng với các bức tranh đầy sức hút này, vốn vẫn là một bí ẩn do không có nhiều tài liệu ghi chép từ thời đó. Trong đó, các nhân vật từ thời cổ xưa trong kinh thánh và thời kỳ Hy Lạp-La Mã tương tác liền mạch với các vật phẩm đương thời và phong cách thẩm mỹ của phương Đông xa xôi. Chúng là minh chứng cho quan điểm của thời kỳ Phục Hưng về một thế giới rộng lớn hơn, kết nối chặt chẽ với nhau, trong đó châu Âu dần nổi lên để đặt định bản sắc văn hóa của riêng mình.


Da Yan

BTV Epoch Times Tiếng Anh

Anh Da Yan là nghiên cứu sinh tiến sĩ về lịch sử nghệ thuật u châu. Anh lớn lên ở Thượng Hải, sống và làm việc ở Đông Bắc Hoa Kỳ.

Epoch Times Tiếng Việt

Thiên thư "Chuyển Pháp Luân" - vạn năm khó gặp - Click xemspot_img
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Chuyển Pháp Luân
spot_img
Xem nhiều

Vì sao có nhân loại

Đại sư Lý Hồng Chí là người sáng lập môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công. Môn tu...

Bài liên quan

Cảnh sát đang luyện khí công - Click học miễn phíspot_img
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x