Monday, September 16, 2024

Hành trình tìm kiếm sự thật | Văn Hóa và Nghệ Thuật

Liên Quan

Trong thời đại thú vị này, sự thật trở nên khó nhận ra. Một hãng tin tức nói một đằng, hãng khác lại nói một nẻo. Mạng xã hội tấn công chúng ta dồn dập với những buồng vang thông tin (echo chamber) một chiều dựa trên các video chúng ta xem nhiều nhất. Nhịp độ nhanh chóng của tất cả điều này khiến một số người trong chúng ta phải dựa vào tiêu đề và “meme” (hình ảnh hài hước lan truyền) để tìm kiếm thông tin hàng ngày.

Nhưng sự thật là gì? Một trong những nhà điều tra sự thật sớm nhất và nổi bật nhất là Plato, người sống cách đây khoảng 2,500 năm. Những ý tưởng của triết gia Hy Lạp này về sự thật đã ảnh hưởng đến phần lớn văn hóa Tây phương.

Triết gia người Anh Alfred North Whitehead đã nói về Plato như sau: “Cách mô tả tổng quát an toàn nhất về truyền thống triết học Âu Châu là: nền triết học này được hợp thành từ một loạt chú thích về [các tác phẩm của] Plato.” Nói cách khác, mặc dù 2,500 năm qua đã có vô vàn tác phẩm ra đời, thì mọi người [chẳng qua là] đang phát triển thêm dựa trên tư tưởng của Plato mà thôi.

“The Republic” (Cộng Hòa) là một kiệt tác của Plato. Tác phẩm này trình bày về công lý và vai trò của công lý trong việc hình thành nhà nước lý tưởng. Chính trong tác phẩm này, chúng ta tìm thấy một trong những khái niệm có ảnh hưởng nhất của ông: ẩn dụ về hang động.

Sự thật trong hang động của Plato

Trong Quyển 7 của tác phẩm Cộng Hòa, Plato yêu cầu chúng ta hình dung về một hang động ngầm nơi giam giữ tù nhân. Tuy nhiên, những tù nhân này không hề biết mình là tù nhân bởi họ đã ở trong hoàn cảnh này lâu đến mức họ chẳng còn nhớ gì. Những sợi xích giữ đầu họ hướng về bức tường hang động trước mặt, nơi họ theo dõi một vở kịch của những cái bóng.

Những cái bóng này đến từ đâu? Chúng được hắt lên từ một ngọn lửa phía sau họ. Những cái bóng này là tất cả những gì các tù nhân biết. Vì vậy, Plato nói với chúng ta rằng: “Nói chung thì, tất cả những gì các tù nhân xem là thực tại khách quan không gì khác chính là những cái bóng kia.”

Sau đó, Plato đặt câu hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu một trong những tù nhân được trả tự do và có thể nhìn thấy những gì đang diễn ra phía sau họ. Điều này đủ để làm vỡ vụn thế giới quan của anh ta và bắt đầu khiến anh ta bối rối. Ngay cả ánh sáng của ngọn lửa cũng quá chói lóa, và người tù nhân được thả kia sẽ cần thời gian để mắt anh ta thích nghi. Plato liên hệ ngọn lửa với mặt trời, thứ soi sáng cho sự thật trong thế giới hữu hình của chúng ta.

Cho đến lúc này, người tù nhân vẫn đang ở trong hang. Để tiến gần hơn đến sự thật, anh ta phải rời khỏi hang động, nơi mà anh sẽ chứng kiến một sự thật sâu sắc hơn: mặt trời và tất cả những gì nó soi sáng. Ngọn lửa bên trong hang động chỉ như bóng ảnh nếu so với ánh dương rực rỡ [ngoài kia]. Đối với Plato, thế giới bên ngoài hang động này là miền đất của chân lý nội tâm, của trí huệ.

Diễn giải của họa sỹ Jan Saenredam

Họa sỹ người Hà Lan Jan Saenredam (1565–1607) cung cấp cho chúng ta một cách diễn giải trực quan về hang động ẩn dụ của Plato, với một vài điều chỉnh về nội dung để [phù hợp với] bố cục bức họa của ông. Ở phía dưới bên phải của bức tranh, chúng ta thấy một đám đông trong bóng tối sau bức tường. Ông không vẽ họ trong hình tượng bị xiềng xích, nhưng họ chen chúc nhau như thể họ không biết có những chỗ khác mà mình có thể nhích đến.

“Hang động của Plato,” 1604, họa sỹ Jan Saenredam. Tranh khắc, Bảo tàng Nghệ thuật Quốc gia, Hoa Thịnh Đốn. (Ảnh: Tư liệu công cộng)“Hang động của Plato,” 1604, họa sỹ Jan Saenredam. Tranh khắc, Bảo tàng Nghệ thuật Quốc gia, Hoa Thịnh Đốn. (Ảnh: Tư liệu công cộng)
“Hang động của Plato,” 1604, họa sỹ Jan Saenredam. Tranh khắc, Bảo tàng Nghệ thuật Quốc gia, Hoa Thịnh Đốn. (Ảnh: Tư liệu công cộng)

Điều gì giữ chân họ tại vị trí khó chịu đó? Gờ tường phía sau họ có một bộ sưu tập các bức tượng, các tượng này hắt bóng lên tường. Hầu hết các nhân vật đều tập trung cao độ vào những bóng hình, chỉ tay và thảo luận về chúng. Mối bận tâm của họ khiến họ bị cô lập tại chỗ đứng ngột ngạt này.

Ở phía dưới chính giữa bố cục tranh, có hai nhân vật đang thu hút sự chú ý của một số người trong bóng tối. Hai nhân vật này được ngọn đuốc treo phía sau họ chiếu sáng một phần, ngụ ý rằng họ đã tiếp xúc với chân lý mà ngọn lửa này tượng trưng và đang cố gắng truyền tin cho những người trong bóng tối.

Phía sau gờ tường đặt tượng, một nhóm nhỏ đang nhìn lên ngọn lửa và cũng tham gia thảo luận. Những người này, được ánh đuốc chiếu sáng, có độ tương phản cao hơn so với những người không được chiếu sáng. Tuy nhiên, độ tương phản cao ngụ ý rằng những người này phần nào đó vẫn còn trong bóng tối, nghĩa là, phần nào đó vẫn chưa nhận thức được sự thật.

Lùi xa hơn về phía trên bên trái, xuyên qua lối ra của hang, chúng ta có thể thấy ba nhân vật. Ánh sáng bao quanh họ từ mọi hướng, và độ sáng của ánh sáng này tạo thành độ tương phản thấp hơn, ngụ ý rằng những nhân vật này đang đến gần hơn với chân lý — vì có nhiều ánh sáng hơn. Tuy nhiên, một trong những nhân vật đang hướng ngón tay lên trên, cho thấy vẫn còn có nhiều sự thật để [khám phá và] chứng kiến.

Hành trình tìm kiếm sự thật

Đối với tôi, điều thú vị về ẩn dụ này là hành trình tìm kiếm sự thật của Plato đòi hỏi ta phải di chuyển lùi lại ra khỏi hang. Nếu những nhân vật trong bóng tối của hang động đứng dậy, tiến về phía trước để đến gần những bóng hình trên tường, và nghiên cứu chúng một cách cật lực, thì họ sẽ không bao giờ tiến lên phía trước hoặc đạt được tiến bộ: bức tường phía trước sẽ luôn ngăn trở họ.

Plato nói rằng: “Cảnh giới được triển hiện thông qua mắt nhìn thấy nên được ví như một nhà tù. … Và nếu bạn xem việc nhìn thấy những thứ bên trên [hang động] như là chuyến hành trình hướng thượng của linh hồn đến cảnh giới thông tuệ, thì bạn hẳn sẽ hiểu đúng ý định của tôi.”

Một chi tiết trong bức tranh “Hang động của Plato,” năm 1604, họa sỹ Jan Saenredam. Tranh khắc, Bảo tàng Nghệ thuật Quốc gia, Hoa Thịnh Đốn. (Ảnh: Tư liệu công cộng)Một chi tiết trong bức tranh “Hang động của Plato,” năm 1604, họa sỹ Jan Saenredam. Tranh khắc, Bảo tàng Nghệ thuật Quốc gia, Hoa Thịnh Đốn. (Ảnh: Tư liệu công cộng)
Một chi tiết trong bức tranh “Hang động của Plato,” năm 1604, họa sỹ Jan Saenredam. Tranh khắc, Bảo tàng Nghệ thuật Quốc gia, Hoa Thịnh Đốn. (Ảnh: Tư liệu công cộng)

Trớ trêu thay, sự tiến bộ lại xảy ra khi những nhân vật này lùi ra xa bức tường và những bóng hình hắt lên đó, quay lưng lại với ngọn lửa tạo ra chúng, lùi lại cho đến khi thoát ra khỏi hang, rồi hướng lên trên, rời xa khỏi thế giới [quen thuộc] này.

Bởi vì Plato đề xướng hai loại sự thật ở đây, một là sự thật thị giác và một là sự thật trí tuệ, nên chúng ta cũng có thể giả định rằng hành động này là lùi ra khỏi thế giới bên ngoài, hướng vào nội tâm, một hành trình mà ít người sẵn lòng thực hiện.

Việc đi lùi này có thể giúp gì cho chúng ta khi chúng ta hướng vào bên trong và tầm cầu sự thật? Việc đi lùi lại trong hành trình tìm kiếm sự thật này nói lên điều gì về bản chất của sự thật?

Bạn có bao giờ chiêm ngưỡng một tác phẩm nghệ thuật, say đắm trước vẻ đẹp của nó nhưng lại hoàn toàn không hiểu ý nghĩa bên trong? Trong loạt bài “Hướng Về Bên Trong: Những Gì Nghệ Thuật Truyền Thống Dành Tặng Trái Tim” (Reaching Within: What Traditional Art Offers the Heart), chúng tôi sẽ lý giải các tác phẩm nghệ thuật thị giác cổ điển theo những cách thức có thể mang lại giá trị đạo đức sâu sắc cho chúng ta ngày nay. Chúng tôi cố gắng tiếp cận từng tác phẩm nghệ thuật để xem những sáng tạo lịch sử này có thể truyền cảm hứng cho lòng tốt vốn có bên trong mỗi người chúng ta như thế nào.

Chú giải:

(*) Buồng vang thông tin (echo chamber): Độc giả bị xem là ở trong “buồng vang thông tin” khi họ chỉ được tiếp cận với nội dung tin tức phù hợp với sở thích cá nhân, củng cố quan điểm sẵn có, từ đó hạn chế khả năng tiếp xúc với các góc nhìn đa dạng.


Hữu Minh biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times


Eric BessEric Bess

BTV Epoch Times Tiếng Anh

Tiến sĩ Eric Bess là một nghệ sĩ nghệ thuật thị giác, anh chuyên viết về các chủ đề liên quan đến nghệ thuật, và là giáo sư tại Trường Đại học Phi Thiên ở Middletown, New York.

Epoch Times Tiếng Việt

Thiên thư "Chuyển Pháp Luân" - vạn năm khó gặp - Click xemspot_img
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Chuyển Pháp Luân
spot_img
Xem nhiều

Vì sao có nhân loại

Đại sư Lý Hồng Chí là người sáng lập môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công. Môn tu...

Bài liên quan

Cảnh sát đang luyện khí công - Click học miễn phíspot_img
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x