Monday, December 30, 2024

Hành trình trùng tu Tòa nhà Độc lập | Văn Hóa và Nghệ Thuật

Liên Quan
Click Xem

Ngày nay, thật khó để hình dung một chuyến viếng thăm thành phố Philadelphia mà không dừng chân tại Tòa nhà Độc lập. Được xây dựng từ năm 1732 đến năm 1753 dưới bàn tay của hai kiến trúc sư Edmund Woolley và Andrew Hamilton, công trình kiến trúc tuyệt đẹp theo phong cách Georgia này đã trở thành nơi khai sinh ra nền độc lập của Hoa Kỳ. Cả Tuyên ngôn Độc lập và Hiến pháp Hoa Kỳ đều được tranh luận và thông qua tại Tòa nhà Tiểu bang Pennsylvania lịch sử này.

Với mặt tiền bằng gạch, tháp chuông và đỉnh tháp nhọn, tòa tháp biểu tượng này không chỉ tô điểm cho tiền tệ Hoa Kỳ, mà còn truyền cảm hứng cho nhiều bản sao trên khắp cả nước. Kiến trúc sư người Mỹ thế kỷ 20, ông Jens Fredrick Larson, đã phổ biến kiểu kiến trúc Colonial Revival (Phục Hưng Thuộc địa) trong các bản thiết kế trường đại học của ông trên khắp đất nước.

Sau Cách mạng Hoa Kỳ, Tòa nhà Độc lập bị xuống cấp nghiêm trọng trong nhiều thập niên. Ngay từ năm 1781, tháp đồng hồ nguyên bản đã bị mục nát nặng nề, [buộc phải] dỡ bỏ, và thay thế bằng một mái có bờ (hipped roof) đơn giản cùng một tháp thép đỉnh mái (spire) nhỏ. Đến thế kỷ 19, Tòa nhà Độc lập và tòa tháp của công trình này suýt bị dỡ bỏ. Tuy nhiên, chuyến thăm của Hầu tước Lafayette có thể đã cứu vãn Tòa nhà Độc lập tránh bị xóa nhòa khỏi lịch sử.

Thành phố Philadelphia đang phát triển

Một bản đồ mô tả chi tiết mặt đứng phía Bắc của Tòa nhà Tiểu bang Pennsylvania (Tòa nhà Độc lập) ở Philadelphia, năm 1762, do N. Scull và G. Heap vẽ. (Ảnh: Tư liệu công cộng)Một bản đồ mô tả chi tiết mặt đứng phía Bắc của Tòa nhà Tiểu bang Pennsylvania (Tòa nhà Độc lập) ở Philadelphia, năm 1762, do N. Scull và G. Heap vẽ. (Ảnh: Tư liệu công cộng)
Một bản đồ mô tả chi tiết mặt đứng phía Bắc của Tòa nhà Tiểu bang Pennsylvania (Tòa nhà Độc lập) ở Philadelphia, năm 1762, do N. Scull và G. Heap vẽ. (Ảnh: Tư liệu công cộng)

Sau khi Quốc hội Hoa Kỳ dời phòng họp sang Tòa án Quận Philadelphia mới được xây dựng (giai đoạn 1787–1789), chính quyền tiểu bang Pennsylvania cũng chuyển đến Lancaster (1799–1812) và sau đó là Harrisburg (1812), Tòa nhà Độc lập trở thành một công trình dư thừa. Tiểu bang có dự định bán lại tòa nhà cũ cùng khuôn viên xung quanh để phân chia đất thành các lô nhỏ nhằm xây dựng nhà cửa. Đây vốn là một khu đất đắc địa tại thành phố Philadelphia đang trên đà phát triển.

Chính quyền tiểu bang lập luận rằng việc tận dụng vật liệu kiến trúc từ Tòa nhà Độc lập cùng với số tiền bán đất sẽ cung cấp nguồn lực để xây dựng một tòa nhà tiểu bang mới đồ sộ ở Lancaster. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo dân sự tại Philadelphia lại có quan điểm khác. Họ trích dẫn một điều khoản từ năm 1735 nêu rõ: nghiêm cấm việc sử dụng không gian mở xung quanh tòa nhà tiểu bang này để “chuyển đổi thành hoặc sử dụng để xây dựng bất kỳ loại công trình nào trên đó, mà khu đất nói trên phải được rào chắn [trích nguyên văn] và mãi mãi là một khu vực công cộng, mở cửa cho công chúng, có mảng xanh và dành cho người dân đi dạo.” Thành phố Philadelphia đã mua lại dãy nhà bao gồm tòa nhà tiểu bang cũ (mà ngày nay chúng ta biết đến với tên gọi Tòa nhà Độc lập) để sử dụng làm văn phòng thành phố. Các cuộc thương thảo bắt đầu vào năm 1816 và kéo dài cho đến năm 1818.

Trong thời gian chuyển đổi này, từ năm 1802 đến 1826, tòa nhà trở thành phòng trưng bày của nghệ sỹ Charles Wilson Peale. Ông Peale đã biến nơi đây thành Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Philadelphia và trưng bày chân dung của những người Mỹ nổi tiếng ở tầng hai.

Tác phẩm “Tòa nhà Độc lập ở Philadelphia,” năm 1858. Sơn dầu trên vải canvas. Họa sỹ Ferdinand Richardt. Tòa Bạch Ốc. (Ảnh: Tư liệu công cộng)Tác phẩm “Tòa nhà Độc lập ở Philadelphia,” năm 1858. Sơn dầu trên vải canvas. Họa sỹ Ferdinand Richardt. Tòa Bạch Ốc. (Ảnh: Tư liệu công cộng)
Tác phẩm “Tòa nhà Độc lập ở Philadelphia,” năm 1858. Sơn dầu trên vải canvas. Họa sỹ Ferdinand Richardt. Tòa Bạch Ốc. (Ảnh: Tư liệu công cộng)

Năm 1812, các chái nhà hai bên và các hành lang nối của Tòa nhà Độc lập bị dỡ bỏ và thay thế bằng các tòa nhà lớn hơn do kiến trúc sư theo phong cách Cổ điển Robert Mills thiết kế. Phần duy nhất còn lại của công trình ban đầu chỉ là khu vực trung tâm. Tuy được tạm thời bảo tồn, nhưng Tòa nhà Độc lập lại bị cải tạo để phục vụ mục đích mới là tòa nhà hành chính thành phố, và xuống cấp vì việc bảo trì bị trì hoãn. Công trình kiến trúc này đứng trước nguy cơ bị chìm vào quên lãng — để rồi có thể bị phá bỏ một khi người ta không còn nhớ đến ý nghĩa lịch sử của nó nữa.

Chuyến viếng thăm vĩ đại của Hầu tước Lafayette

Rembrandt Peale, con trai của họa sỹ Charles Willson Peale, đã vẽ chân dung ngài Lafayette từ đời thực khi vị Hầu tước đang có chuyến viếng thăm Mỹ quốc. Một bức chân dung của Hầu tước Lafayette, năm 1825, họa sỹ Rembrandt Peale. Sơn dầu trên vải canvas. Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, thành phố New York. (Ảnh: Tư liệu công cộng)Rembrandt Peale, con trai của họa sỹ Charles Willson Peale, đã vẽ chân dung ngài Lafayette từ đời thực khi vị Hầu tước đang có chuyến viếng thăm Mỹ quốc. Một bức chân dung của Hầu tước Lafayette, năm 1825, họa sỹ Rembrandt Peale. Sơn dầu trên vải canvas. Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, thành phố New York. (Ảnh: Tư liệu công cộng)
Rembrandt Peale, con trai của họa sỹ Charles Willson Peale, đã vẽ chân dung ngài Lafayette từ đời thực khi vị Hầu tước đang có chuyến viếng thăm Mỹ quốc. Một bức chân dung của Hầu tước Lafayette, năm 1825, họa sỹ Rembrandt Peale. Sơn dầu trên vải canvas. Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, thành phố New York. (Ảnh: Tư liệu công cộng)

Hầu tước Lafayette đã đến thăm Hoa Kỳ vào năm 1825. Theo lời mời của Tổng thống James Madison, ngài Lafayette, vị bằng hữu và đồng minh của Đại tướng George Washington, người chỉ huy quân đội trong Cách mạng Hoa Kỳ, được chào đón ở mọi tiểu bang. Các thị trấn thi nhau thể hiện sự tôn kính đối với Hầu tước Lafayette, dựng lên các vòm khải hoàn tạm thời và tổ chức những lễ đón tiếp hoành tráng.

Một điều đáng buồn là người chiến hữu cũ của Hầu tước, Đại tướng George Washington, đã qua đời. Ngài Lafayette đã đến thăm mộ Đại tướng nhiều lần, đặt vòng hoa lên mộ để tỏ lòng tưởng nhớ. Ngài đã đến Virginia, nơi Ngài dùng bữa tối với Tổng thống Thomas Jefferson tại điền trang Monticello và tham quan khu Vòm Rotunda chưa hoàn thành của Đại học Jefferson. Ngài thích thú với những cuộc trò chuyện sôi nổi với Tổng thống Jefferson, tác giả (hoặc người đóng góp đáng kể) của bản Tuyên ngôn Độc lập, một văn bản ảnh hưởng đến Tuyên ngôn Nhân Quyền và Dân quyền của Pháp (Déclaration des Droits de l’Homme et du Citoyen). Vào thời điểm này, Hoa Kỳ vẫn đang trong quá trình phát triển và chưa tập trung nhiều vào việc xây dựng các đài tưởng niệm.

Tại Philadelphia, người ta dự tính tổ chức một buổi lễ long trọng tại hội trường của tòa nhà tiểu bang cũ. Khi ngài Lafayette nhận thấy tòa nhà cũ này cùng các căn phòng lịch sử trong đó đang trong tình trạng xuống cấp trầm trọng, nhiều đề xướng đã được đưa ra để trùng tu lại tòa nhà này trở về vẻ huy hoàng thuở trước, nhằm tôn vinh nơi khai sinh ra nền cộng hòa này.

Đó là một nhiệm vụ khó khăn. Khi ngài Lafayette trở về Pháp vào năm 1825, việc trùng tu tòa nhà gần như chưa bắt đầu. Năm 1828, kiến trúc sư William Strickland được thuê để vẽ ra các sơ đồ nhằm tái xây dựng tháp chuông ban đầu. Đến năm 1831, nỗ lực này được mở rộng thành “khôi phục Tòa nhà Độc lập về hình dáng xưa.” Tòa nhà vẫn được sử dụng để tiếp đón các chức sắc quan trọng và tiếp tục được sử dụng để trưng bày tranh.

Chân dung kiến trúc sư William Strickland (1788–1854), do họa sỹ John Neagle vẽ năm 1829. Sơn dầu trên vải canvas. Phòng trưng bày Nghệ thuật Đại học Yale, New Haven. (Ảnh: Tư liệu công cộng)Chân dung kiến trúc sư William Strickland (1788–1854), do họa sỹ John Neagle vẽ năm 1829. Sơn dầu trên vải canvas. Phòng trưng bày Nghệ thuật Đại học Yale, New Haven. (Ảnh: Tư liệu công cộng)
Chân dung kiến trúc sư William Strickland (1788–1854), do họa sỹ John Neagle vẽ năm 1829. Sơn dầu trên vải canvas. Phòng trưng bày Nghệ thuật Đại học Yale, New Haven. (Ảnh: Tư liệu công cộng)

Quá trình trùng tu Tòa nhà Độc lập được thúc đẩy mạnh mẽ hơn nhờ lời cảnh tỉnh lạ lùng của nhà văn George Lippard, người từng viết về sự hủy diệt của công trình này trong một cuốn tiểu thuyết hư cấu phản địa đàng. Trong tác phẩm “The Quaker City” (Thành Phố Quaker) — cuốn tiểu thuyết bán chạy nhất Mỹ quốc, trước cả tiểu thuyết “Uncle Tom’s Cabin” (Túp Lều Bác Tom), ông Lippard miêu tả về viễn cảnh chính phủ tìm cách biến hội trường lịch sử này thành các lô đất xây dựng. Hình ảnh đó khiến nhiều người không khỏi rùng mình.

Bức tranh minh họa trang đầu từ tác phẩm “The Quaker City” (Thành Phố Quaker), (còn có tên là ‘Monks of Monk-Hall’), năm 1845, của tiểu thuyết gia George Lippard. Thư viện kỹ thuật số Internet Archive (Ảnh: Tư liệu công cộng)Bức tranh minh họa trang đầu từ tác phẩm “The Quaker City” (Thành Phố Quaker), (còn có tên là ‘Monks of Monk-Hall’), năm 1845, của tiểu thuyết gia George Lippard. Thư viện kỹ thuật số Internet Archive (Ảnh: Tư liệu công cộng)
Bức tranh minh họa trang đầu từ tác phẩm “The Quaker City” (Thành Phố Quaker), (còn có tên là ‘Monks of Monk-Hall’), năm 1845, của tiểu thuyết gia George Lippard. Thư viện kỹ thuật số Internet Archive (Ảnh: Tư liệu công cộng)

Vào năm 1852, thành phố quyết định tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Độc Lập 04/07 hàng năm tại tòa nhà tiểu bang cũ — nay chính thức được chỉ định là Tòa nhà Độc lập. Khi năm 1876 đến gần, Ủy ban Kỷ niệm 100 năm (Centennial Committee) đã tiến hành tân trang hội trường với những món đồ nội thất được cho là nguyên bản. Các hiện vật thời chiến tranh Cách mạng cũng được trưng bày. Tuy nhiên, còn rất nhiều công việc trùng tu cần phải hoàn thành. Đến năm 1898, hai chái nhà bên hông hội trường do kiến trúc sư Robert Mills thiết kế bị dỡ bỏ và được thay bằng các chái nhà sao chép theo thiết kế ban đầu.

Phòng Hội nghị được khôi phục trong Tòa nhà Độc lập. (Ảnh: Ritu Manoj Jethani/Shutterstock)Phòng Hội nghị được khôi phục trong Tòa nhà Độc lập. (Ảnh: Ritu Manoj Jethani/Shutterstock)
Phòng Hội nghị được khôi phục trong Tòa nhà Độc lập. (Ảnh: Ritu Manoj Jethani/Shutterstock)

Tuy tháp chuông mà kiến trúc sư Strickland tái xây dựng không phải là bản sao chính xác như tháp chuông ban đầu, nhưng sự tương đồng đó cũng đủ để công trình này được giữ lại. Tháp chuông của kiến trúc sư Strickland đã trở thành biểu tượng độc lập được tái hiện nhiều nhất mà chúng ta biết ngày nay. Năm 1948, Tòa nhà Độc lập cùng với khu vực xung quanh trở thành công viên quốc gia.

Chuông Tự do

Một tấm bưu thiếp in hình Chuông Tự Do tại Tòa nhà Độc lập, năm 1902– năm 1903. Thư viện Công cộng New York. (Ảnh: Tư liệu công cộng)Một tấm bưu thiếp in hình Chuông Tự Do tại Tòa nhà Độc lập, năm 1902– năm 1903. Thư viện Công cộng New York. (Ảnh: Tư liệu công cộng)
Một tấm bưu thiếp in hình Chuông Tự Do tại Tòa nhà Độc lập, năm 1902– năm 1903. Thư viện Công cộng New York. (Ảnh: Tư liệu công cộng)

Vào giữa thế kỷ 18, tiếng chuông ngân lên triệu tập các nhà lập pháp đến phòng hội nghị, nhưng sau chuyến thăm của Hầu tước Lafayette, chiếc chuông này đã trở thành điều gì đó có ý nghĩa hơn. Sau khi nhà văn người Anh James Silk Buckingham đến thăm Philadelphia vào năm 1840, ông viết: “Chiếc chuông này [Chuông Tự do], dù không còn được sử dụng cho những mục đích thông thường nữa, nhưng vẫn chiếm giữ vị trí nơi nó được treo ban đầu, và, giống như chiếc chuông lớn của Nhà thờ Thánh Paul ở London, nó được sử dụng trong những dịp đặc biệt như kỷ niệm [ngày đọc] Bản Tuyên ngôn Độc lập và những chuyến thăm của các thượng khách quan trọng như Hầu tước Lafayette … Chiếc chuông này chắc chắn sẽ được bảo tồn như một báu vật quốc gia.”

Vết nứt nổi tiếng của chiếc chuông ban đầu không rõ ràng như vậy. Trong một nỗ lực nhằm giữ gìn âm sắc của chuông, người ta đã sử dụng kỹ thuật khoan chặn, dẫn đến vết nứt rộng hơn như chúng ta thấy ngày nay. Mặc dù nỗ lực này không thành công, nhưng cuối cùng, chính vẻ ngoài độc đáo của chiếc chuông lại tương hợp với thông điệp về tự do — và trở thành biểu tượng quốc gia.

Khi Hoa Kỳ sắp kỷ niệm 200 năm ngày lập quốc, các dự án trùng tu và bảo tồn tiếp tục được thực hiện tại Tòa nhà Độc lập. Hiện là Di sản Thế giới được UNESCO công nhận, Tòa nhà Độc lập là biểu tượng tự do trên khắp thế giới. Vào ngày 26/10/1918, cựu Tổng thống Cộng hòa Czech, ông Tomas Garrigue Masaryk, đã bước lên những bậc thang của Tòa nhà Độc lập để tuyên bố nền độc lập vừa đạt được của đất nước mình.

Tại Hoa Kỳ, những nhà vận động cho quyền bầu cử của phụ nữ và quyền công dân đã tìm thấy nguồn cảm hứng tại tòa nhà tiểu bang cũ này. Dòng chữ khắc trên chiếc chuông được đúc vào năm 1752 theo chỉ thị của Hội đồng Pennsylvania, trích từ Levi Ký (Leviticus 25:10), vẫn vang vọng cho đến ngày nay: “Tuyên bố quyền tự do cho tất cả người dân trên khắp xứ sở này.”

“Tiếng chuông Tự do — Rung lên từ Chuông của Tòa nhà Quốc hội, (Tòa nhà Độc lập) Philadelphia, ngày 04/07/1776, “Tuyên bố quyền tự do cho tất cả người dân trên khắp xứ sở này,” năm 1876, Công ty in ấn Currier & Ives. Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, Thành phố New York. (Ảnh: Tư liệu công cộng)“Tiếng chuông Tự do — Rung lên từ Chuông của Tòa nhà Quốc hội, (Tòa nhà Độc lập) Philadelphia, ngày 04/07/1776, “Tuyên bố quyền tự do cho tất cả người dân trên khắp xứ sở này,” năm 1876, Công ty in ấn Currier & Ives. Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, Thành phố New York. (Ảnh: Tư liệu công cộng)
“Tiếng chuông Tự do — Rung lên từ Chuông của Tòa nhà Quốc hội, (Tòa nhà Độc lập) Philadelphia, ngày 04/07/1776, “Tuyên bố quyền tự do cho tất cả người dân trên khắp xứ sở này,” năm 1876, Công ty in ấn Currier & Ives. Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, Thành phố New York. (Ảnh: Tư liệu công cộng)

Minh Châu biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times


Bob KirchmanBob Kirchman

BTV Epoch Times Tiếng Anh

Ông Bob Kirchman là một họa sĩ minh họa kiến trúc đang sinh sống tại Quận Augusta, tiểu bang Virginia, cùng với vợ là bà Pam. Ông dạy về nghệ thuật phòng tranh cho các sinh viên tại trường Augusta Christian Educators Homeschool Co-op.

Epoch Times Tiếng Việt

Thiên thư "Chuyển Pháp Luân" - vạn năm khó gặp - Click xemspot_img
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Chuyển Pháp Luân
spot_img
Xem nhiều

Vì sao có nhân loại

Đại sư Lý Hồng Chí là người sáng lập môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công. Môn tu...

Bài liên quan

Cảnh sát đang luyện khí công - Click học miễn phíspot_img
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x