Monday, September 16, 2024

[Khám phá vận mệnh] Vận mệnh trời định? Giấc mộng báo trước Đặng Hoàng hậu tôn quý không tả xiết | Văn Hóa và Nghệ Thuật

Liên Quan

Thời thượng cổ, Đường Nghiêu từng mộng thấy mình trèo lên trời, còn Thương Thang từng mơ thấy có thể chạm vào bầu trời và liếm bầu trời. Đây vừa là giấc mơ tốt lành, vừa là điềm báo của việc trở thành Thánh vương. Vào thời Đông Hán, Đặng Tuy (81~121), cháu gái của Thái phó Đặng Vũ, công thần khai quốc nhà Đông Hán, cũng từng có một giấc mơ tương tự như Thương Thang. Đặng Tuy sau đó tiến cung và trở thành Hoàng hậu của Hán Hòa đế, Hoàng đế thứ tư của nhà Đông Hán. Kết quả của điềm báo trong giấc mơ có được coi là đã được chứng nghiệm?

Đặng Tuy ân cần và tốt bụng

Đặng gia đến từ Tân Dã, Nam Dương. Phụ thân của Đặng Tuy, Đặng Huấn, từng là Hộ Khương giáo úy. Mẫu thân Âm thị là con gái của em họ Quang Liệt Hoàng hậu Âm Lệ Hoa.

Đặng Tuy được tổ mẫu yêu quý. Khi Đặng Tuy mới 5 tuổi, tổ mẫu đã tự cắt tóc cho cháu gái. Lão tổ mẫu tuổi già hoa mắt, khi đang cắt tóc vô tình làm cháu gái bị thương ở trán. Đặng Tuy 5 tuổi chịu đựng cơn đau mà không gây ra bất kỳ tiếng động nào. Có người ở gần đó nhìn thấy và cảm thấy kỳ lạ. Sau đó, họ hỏi bà tại sao không kêu lên, chẳng lẽ không đau à? Đặng Tuy nói: “Không phải không đau đâu. Thái phu nhân yêu thương nên mới cắt tóc cho con. Con không thể làm tổn thương tâm ý của lão nhân gia nên đã kìm nén lại.”

Chí hướng học tập kinh điển

Đặng Tuy có thể đọc sử thư khi mới 6 tuổi. Lúc 12 tuổi, bà đã thông thạo Kinh thi và Luận ngữ. Khi các huynh đọc Kinh truyện, bà luôn hỏi những vấn đề khó. Đặng Tuy có chí hướng học tập nghiên cứu các thư tịch, kinh điển và không để ý đến những chuyện vặt ở nhà.

Mẫu thân thường trách bà và nói: “Con không học nữ công mà lại gắng sức học kinh thư. Chẳng lẽ con muốn tham dự khoa thi tiến sỹ chăng?”

Để không làm trái lời dạy của mẫu thân, Đặng Tuy ban ngày tu tập nữ công, ban đêm đọc kinh điển. Người nhà đặt cho bà biệt danh là “Chư Sinh”. Phụ thân của bà, Đặng Huấn, cảm thấy con gái mình rất khác thường, nên gặp việc gì dù lớn hay nhỏ đều thảo luận chi tiết với bà. Khi đó, Đặng Tuy chỉ mới ở độ tuổi học sinh tiểu học ngày nay.

Điềm mộng nhập cung

Năm Vĩnh Nguyên thứ tư, Đặng Tuy mười hai tuổi trúng tuyển nhập cung. Khi đó, phụ thân bà qua đời. Đặng Tuy ngày đêm khóc lóc. Ròng rã suốt ba năm, bà không ăn muối trong đồ ăn, dung mạo tiều tụy, hốc hác đến mức người thân không còn nhận ra nữa.

Đặng Tuy mơ thấy mình chạm vào bầu trời, thấy thiên thể phẳng phiu, rộng lớn. Trên khoảng màu xanh thuần khiết tựa như có thể nhìn thấy thạch nhũ, bà liền ngẩng mặt lên hút. Bà hỏi một số người giải mộng rằng giấc mơ này có ý nghĩa gì. Người giải mộng giải thích rằng Nghiêu từng mơ thấy trèo lên trời, còn Thương Thang từng mơ có thể chạm vào bầu trời và liếm bầu trời. Đây là điềm báo trước khi trở thành Thánh vương và rất tốt lành.

Bức tranh “Mận hoa sỹ nữ đồ”, người thời nhà Nguyên vẽ. (Ảnh: Bảo tàng Cố cung Quốc gia cung cấp)Bức tranh “Mận hoa sỹ nữ đồ”, người thời nhà Nguyên vẽ. (Ảnh: Bảo tàng Cố cung Quốc gia cung cấp)
Bức tranh “Mận hoa sỹ nữ đồ”, người thời nhà Nguyên vẽ. (Ảnh: Bảo tàng Cố cung Quốc gia cung cấp)

Thúc phụ của Đặng Tuy là Đặng Cai, nói: “Ta thường nghe người ta nói rằng những người có thể cứu hàng ngàn sinh mệnh thì con cháu của người đó sẽ được phong tước vị. Huynh trưởng ta, Đặng Huấn, đảm nhận chức Yết giả đã phái người đến tu sửa sông Thạch Cửu, cứu sống hàng ngàn sinh mệnh mỗi năm.Thiên lý rất đáng tin cậy, Gia tộc Đặng thị nhất định sẽ được điềm phúc lành.” Trước kia, tổ phụ của Đặng Tuy, Thái phó Đặng Vũ, cũng thường nói: “Ta dẫn đầu đại quân hàng trăm vạn người nhưng chưa bao giờ loạn sát một người nào, con cháu đời sau của ta sẽ đại hưng thịnh.”

Vào năm Vĩnh Nguyên thứ bảy, Đặng Tuy 15 tuổi và được chọn nhập cung cùng với nữ tử của các gia đình khác. Đặng Tuy cao 7 thước 2 tấc và có “tư nhan xu lệ, tuyệt dị ư chúng” (Dung mạo xinh đẹp, khác biệt với người khác), khiến mọi người xung quanh cảm thấy kinh ngạc. Vào mùa đông năm Vĩnh Nguyên thứ tám, bà vào dịch đình và trở thành Quý nhân. Bà khiêm cung, nghiêm cẩn trong việc đối nhân xử thế, giản dị, hiền hậu và nhân từ, mỗi hành động đều có phép tắc.

Đức quán hậu đình, đăng hậu xưng chế

Vào mùa hè năm Vĩnh Nguyên thứ mười bốn, Âm Hoàng hậu khi đó đã bị phế truất vì dùng phù chú trù ếm Đặng Quý nhân do ghen tỵ với bà. Mặc dù Đặng Tuy là nạn nhân, nhưng bà lại thỉnh cầu xin Hoàng thượng cứu Âm hoàng hậu, nhưng cuối cùng không được. Hậu cung không có chủ. Sau khi các quan tấu xin được tuyển chọn Hoàng hậu, Hòa Đế nói: “Chỉ có Đặng Quý nhân đức độ bao trùm khắp hậu đình mới xứng đáng với vị trí này.” Đặng Tuy ba lần khiêm nhường từ chối. Vào mùa đông năm đó, bà được lập làm Hoàng hậu.

Năm sau, Hòa Đế băng hà khi đang ở độ tuổi tráng niên. Trưởng tử Bình Nguyên Vương bị bệnh, còn các hoàng tử khác đều đã yểu mệnh. Hoàng hậu Đặng Tuy nghênh lập Thương Đế mới sinh 100 ngày tuổi và lấy tư cách Thái hậu lâm triều nhiếp chính. Bà tự xưng là “trẫm” và thực thi chức quyền của Thiên tử. Không lâu sau, Thương Đế băng hà, Đặng Thái hậu quyết định sách lập An Đế và tiếp tục lâm triều nhiếp chính. “Hậu Hán thư-Hoàng hậu kỷ-Hòa Hy Đặng Hoàng hậu” nói rằng “Đặng Hoàng hậu cả đời xưng chế, tự ra hiệu lệnh” và “trị vì hai mươi năm”. Điều này đã chứng nghiệm lời tiên đoán trong giấc mơ thời trẻ của bà.

Nguồn tài liệu: “Hậu Hán thư-Hoàng hậu kỷ-Hòa Hy Đặng Hoàng hậu”


Tịnh Tâm biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ


Thái NguyênThái Nguyên

BTV Epoch Times Hoa Ngữ

Epoch Times Tiếng Việt

Thiên thư "Chuyển Pháp Luân" - vạn năm khó gặp - Click xemspot_img
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Chuyển Pháp Luân
spot_img
Xem nhiều

Vì sao có nhân loại

Đại sư Lý Hồng Chí là người sáng lập môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công. Môn tu...

Bài liên quan

Cảnh sát đang luyện khí công - Click học miễn phíspot_img
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x