Thursday, September 19, 2024

Lễ nghi trên bàn ăn dành cho quý ông theo cuốn cẩm nang về nghi thức xã giao trong xã hội thượng lưu của những năm 1800

Liên Quan

Phép xã giao và các lễ nghi trên bàn ăn.

Điều tối quan trọng là tất cả mọi người nên ước thúc bản thân với sự chú ý nghiêm ngặt nhất đến phép lễ độ, ngay cả trong [hoàn cảnh] riêng tư ở ngôi nhà của mình. Tại bàn ăn, việc phớt lờ những phép tắc này sẽ khiến một người trở nên thiếu lịch thiệp và vụng về trong xã hội. Có rất nhiều tiểu tiết cần được tuân thủ, đến mức nếu một người không quen với việc thường xuyên tuân thủ những điều này, thì anh ta sẽ vô ý phạm phải sai sót nào đó, hoặc sẽ tỏ ra vụng về và bối rối trong những dịp mà anh ta rất cần phải có phong thái thoải mái. Phong thái thoải mái hoàn toàn trong các dịp như vậy chỉ có thể đạt được thông qua việc thường xuyên rèn luyện các phép lịch sự trên bàn ăn, và đó là kết quả của sự gia giáo đúng mực. Trách nhiệm của các bậc cha mẹ là tập cho các con quen với việc cư xử tinh tế và lịch sự với nhau trong mỗi bữa ăn, cũng như tuân thủ các phép tắc xã giao thích hợp, bằng cách làm gương cũng như thông qua lời răn dạy. Và nếu làm đúng theo các quy tắc này, thì các con không bao giờ phải lo sợ rằng mình sẽ thất lễ hay lúng túng khi đi ra ngoại quốc. Thậm chí nếu người ta thường xuyên dùng bữa một mình, thì họ cũng nên quan tâm đúng mức tới các phép xã giao này, vì khi làm như vậy họ sẽ hình thành phong thái điềm tĩnh và nho nhã vốn là điều cần thiết trong giới tinh hoa. Nếu không, họ sẽ nhanh chóng học những thói quen khiếm nhã và vụng về mà họ có thể rất khó rũ bỏ, và những thói quen này nhiều khi sẽ khiến họ và bằng hữu của họ ngượng ngùng. Trong [hoàn cảnh] riêng tư của gia đình, việc gặp gỡ nhau vào tất cả bữa ăn trong ngày quanh một chiếc bàn ăn chung nên [trở thành] một luật lệ để tuân theo, nơi mà phép tắc xã giao nói trên nên được thực hiện nghiêm túc, như thể là mỗi thành viên trong gia đình đang ngồi cùng bàn với người lạ. Chỉ bằng cách liên tục rèn luyện những quy tắc ứng xử tốt này tại nhà, thì khi bất kỳ đứa trẻ nào đi ra ngoại quốc, các em mới thuần thục những phép lịch sự đó.

BỮA ĐIỂM TÂM.

Vào bữa ăn đầu tiên trong ngày, ngay cả trong những gia đình nề nếp nhất, thì cũng cho phép một chút tự do, điều mà sẽ không được chấp nhận tại bất kỳ bữa ăn nào khác. Người đứng đầu trong gia đình có thể xem nhanh qua tờ báo buổi sáng, và những thành viên khác có thể lướt sơ qua thư từ, các quyển sách hay bài nghiên cứu mà họ thấy hứng thú. Mỗi người có thể đứng dậy và rời khỏi bàn ăn theo ý thích hoặc khi có công việc cần làm, mà không cần chờ những người khác hoặc một tín hiệu chung.

Bàn ăn điểm tâm nên được trang trí đơn giản, song vẫn có thể rất lôi cuốn với chiếc khăn trải bàn và những chiếc khăn ăn trắng muốt, đa dạng những chiếc ly thủy tinh, và trang trí bằng trái cây và những đóa hoa. Bánh mì nên được cắt thành lát và để sẵn trên bàn. Trong khi dùng bữa, bánh mì luôn phải được bẻ ra, đừng bao giờ cắt, và tất nhiên cũng không được cắn. Nên phục vụ dồi dào [các loại] trái cây vào bữa điểm tâm bất cứ khi nào có thể. Có một câu ngạn ngữ cổ xưa nói rằng “trái cây là vàng vào buổi sáng, là bạc vào buổi chiều, là chì vào buổi tối.”

BỮA TRƯA.

Ở nhiều thành phố lớn của chúng ta, nơi mà công việc ngăn cản người trụ cột trong gia đình về nhà dùng bữa tối cho tới khi trời sẩm tối, thì bữa trưa được phục vụ vào khoảng giữa ngày và được xem như bữa tối sớm cho trẻ em và những người giúp việc. Phục vụ bữa trưa ít trang trọng hơn nhiều so với bữa tối. Tất cả món ăn của bữa trưa được dọn lên bàn ăn cùng một lúc, dẫu là có một món hay nhiều món. Khi chỉ có một hoặc hai người dùng bữa trưa, thì bữa ăn thường được phục vụ trong một chiếc khay.

BỮA TỐI.

Bữa tối riêng tư của gia đình nên là thời gian giao lưu trong một ngày. Rồi cha mẹ và các con nên gặp gỡ nhau, và bữa ăn này nên kéo dài đủ lâu để có chỗ cho sự giao lưu nhiều nhất. Có một câu cổ ngữ nói rằng thức ăn trong các cuộc tán gẫu [chỉ] được tiêu hóa phân nửa. Cảm giác vô cùng vui vẻ nên là điều nổi trội nhất trong tất cả. Vào thời điểm này, những bộn bề và lo toan trong gia đình và công việc nên tạm thời bị lãng quên, và tận hưởng những niềm vui trong gia đình một cách trọn vẹn nhất. Trong một chương khác chúng tôi đã từng trình bày chi tiết về các bữa tiệc tối sang trọng.

DAO VÀ NĨA.

Dao và nĩa không phải là đồ chơi, và không được phép sử dụng như đồ chơi khi mọi người đang ngồi trên bàn để chờ món ăn được phục vụ. Không cầm dao nĩa dựng đứng ở hai bên đĩa, cũng như không đặt chéo dao nĩa lên đĩa sau khi dùng bữa xong, cũng như không khua dao nĩa gây tiếng ồn. Dao chỉ được phép dùng để cắt thịt và những loại thức ăn cứng, trong khi nĩa cầm ở tay trái và được dùng để đưa thức ăn vào miệng. Bất kể là vì lý do gì, không bao giờ được đưa một con dao lên miệng. Khi bạn đưa đĩa của mình để lấy thêm thức ăn, đừng đưa kèm dao và nĩa, mà hãy đặt dao nĩa lên một miếng bánh mì, hoặc cầm chúng ở trong tay.

THÓI HÁU ĂN.

Đưa những miếng thức ăn lớn vào miệng khiến bạn trông rất háu ăn, và nếu bạn bị hỏi chuyện khi miệng của mình đang đầy thức ăn, thì trước khi trả lời, bạn buộc phải dừng lại, cho tới khi nhai hết thức ăn trong miệng, hoặc bạn có nguy cơ bị mắc nghẹn vì nuốt thức ăn quá vội. Ăn quá nhanh cũng là một dấu hiệu của thói háu ăn, cũng là điều nên tránh. Việc chấm bánh mì vào nước sốt, vét sạch nước sốt bằng một chiếc muỗng, vét sạch đĩa của bạn và ăn ngốn khi chỉ còn một hoặc hai miếng thức ăn cũng có thể được gọi là thói háu ăn.

NHỮNG PHÉP XÃ GIAO CHUNG TRÊN BÀN ĂN.

Hạn chế gây ra tiếng ồn khi dùng bữa, hoặc húp nước súp bằng một chiếc muỗng, và nhai chóp chép hoặc thở mạnh trong khi nhai thức ăn, vì đó là những dấu hiệu của thất lễ. Môi nên khép kín hết mức có thể trong khi dùng bữa.

Nâng khuỷu tay và di chuyển cánh tay của bạn trên bàn ăn là [cử chỉ] khiếm nhã và vụng về, vì cử chỉ này sẽ làm phiền những người ngồi cạnh bạn.

Bất cứ khi nào một hoặc cả hai tay không dùng để lấy thức ăn, thì nên được đặt bên dưới bàn, không được chống tay trên bàn và để nhô ra.

Trừ trường hợp bạn ở một khách sạn hay nhà trọ, không rời khỏi bàn ăn trước những người còn lại trong gia đình hoặc khách mời, mà không xin phép chủ nhà, hay người chủ trì bữa tiệc, thứ lỗi cho bạn.

Không bao giờ được rót trà hoặc cà phê ra đĩa lót ly để làm nguội, mà phải nhấm nháp từ trong chiếc tách.

Nếu một người muốn dùng thêm trà và cà phê, thì anh ta nên đặt muỗng của mình vào đĩa lót ly. Nếu anh ta đã dùng đủ, thì giữ nguyên muỗng trong chiếc tách.

Nếu tình cờ phát hiện bất kỳ dị vật nào trong thức ăn, chẳng hạn như một sợi tóc trong bánh mì hoặc một con ruồi trong tách cà phê, thì hãy lấy nó ra mà không gây sự chú ý. Dẫu cho sự ngon miệng của bạn bị phá hỏng, nhưng tốt nhất là không nên gây ảnh hưởng đến những người khác.

Luôn sử dụng dao cắt bơ, muỗng đường và muỗng muối, thay vì sử dụng dao, muỗng hay các ngón tay của bạn.

Nếu có thể, thì đừng bao giờ ho hay hắt hơi trên bàn ăn.

Ở nhà, hãy gấp khăn ăn của bạn khi bạn dùng xong và đặt nó vào chiếc nhẫn cài khăn của mình. Nếu bạn là khách mời, thì để khăn ăn không cần gấp ở cạnh đĩa của mình.

Không nên ăn quá nhanh hoặc quá chậm.

Đừng bao giờ tựa lưng vào ghế của bạn, cũng đừng ngồi cách bàn ăn quá gần hoặc quá xa.

Hãy nép khuỷu tay ở hai bên, để bạn không gây bất tiện cho những người bên cạnh.

Đừng phàn nàn về thức ăn.

Thói quen xưa cũ tránh lấy miếng cuối cùng ở trên đĩa đã không còn được làm theo nữa. Người ta cho rằng thức ăn hết thì có thể được bổ sung, nếu cần thiết.

Nếu trên bàn ăn người ta đưa một chiếc nĩa cho bạn, thì hãy giữ nó thay vì chuyển cho người bên cạnh. Nếu một món ăn được chuyển cho bạn, thì hãy lấy cho mình trước, rồi truyền cho người tiếp theo.

Gia chủ không nên cố nài nỉ khách dùng món ăn nào đó; cũng không nên lặp lại yêu cầu, cũng như không nên bỏ bất kỳ thứ gì vào đĩa của khách khi họ đã từ chối. Thúc ép một người dùng bất cứ món gì sau khi họ đã từ chối là cách hành xử khiếm nhã.

Khi bắp ngọt được dọn lên nguyên trái, thì hạt bắp nên được cắt ra đĩa, thay vì cắn từ cùi bắp.

Hãy cố gắng giữ khăn trải bàn sạch sẽ hết mức có thể, và tận dụng mép ngoài của chiếc đĩa hay một chiếc đĩa phụ cho vỏ khoai tây hoặc đồ bỏ đi khác.

Lễ nghi trên bàn ăn dành cho quý ông theo cuốn cẩm nang về nghi thức xã giao trong xã hội thượng lưu của những năm 1800

Hãy chia sẻ những câu chuyện của bạn với chúng tôi tại trang [email protected], và tiếp tục nhận nguồn cảm hứng mỗi ngày bằng cách ghi danh nhận những bản tin truyền cảm hứng mới tại TheEpochTimes.com/newsletter.

Phóng viên chuyên mục Epoch Inspired

Phóng viên chuyên mục Epoch Inspired đưa tin các câu chuyện về niềm hy vọng, qua đó tôn vinh lòng tốt, truyền thống, và sự khải hoàn của tinh thần nhân văn, đồng thời cung cấp những hiểu biết sâu sắc có giá trị trong cuộc sống, văn hóa, gia đình, cộng đồng, và thiên nhiên.


Hoàng Long biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times


Epoch Inspired Staff

BTV Epoch Times Tiếng Anh

Phóng viên chuyên mục Epoch Inspired đưa tin các câu chuyện về niềm hy vọng, qua đó tôn vinh lòng tốt, truyền thống, và sự khải hoàn của tinh thần nhân văn, đồng thời cung cấp những hiểu biết sâu sắc có giá trị trong cuộc sống, văn hóa, gia đình, cộng đồng, và thiên nhiên.

Epoch Times Tiếng Việt

Thiên thư "Chuyển Pháp Luân" - vạn năm khó gặp - Click xemspot_img
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Chuyển Pháp Luân
spot_img
Xem nhiều

Vì sao có nhân loại

Đại sư Lý Hồng Chí là người sáng lập môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công. Môn tu...

Bài liên quan

Cảnh sát đang luyện khí công - Click học miễn phíspot_img
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x