Saturday, December 21, 2024

Luân hồi ký sự: Bão táp mưa sa (5) | Khám phá sinh mệnh

Liên Quan
Click Xem

Tác giả: Tiểu Liên

[ChanhKien.org]

Hôm nay chúng ta lại tiếp tục lắng nghe câu chuyện của Hiểu Vân, đó là vào thời Xuân Thu.

Vào thời này chúng ta biết rằng có Bách gia chư tử, các loại học thuyết cùng tồn tại, điều này chúng ta có thể biết được từ trong sử sách và các ghi chép khác.

Thực ra còn có rất nhiều học thuyết và phương thức khác cùng lưu truyền vào thời đó. Lấy việc tu luyện mà nói, rất nhiều truyền nhân trong các môn phái lúc tuyển đồ đệ thường phái vài vị đồ đệ đi khắp nơi trong nhân gian, để ma luyện đệ tử và lược bỏ đi những ai không thực tâm tu hành.

Hiểu Vân khi ấy là đệ tử của một vị trong Kỳ môn, cũng là nam sinh. Năm huynh đệ cùng được một vị tiên sư dẫn dắt tu luyện. Để kiểm nghiệm thành quả tu luyện của các đệ tử, vị tiên sư này đã an bài mấy đệ tử cùng nhau đến nhân gian vân du học Đạo.

Trước khi xuống núi Hằng Sơn, tiên sư đặc biệt căn dặn các đệ tử không được ham thích phú quý nơi nhân gian, phải làm tốt việc của mình. Lời nói này khiến các đệ tử có chút bối rối.

Năm vị đệ tử này hầu hết đều có kỹ năng sở trường riêng. Đại đệ tử giỏi việc điều tiết quan hệ giữa mọi người; nhị đệ tử giỏi việc mua bán; lão tam (tam đệ tử) giỏi may y phục; lão tứ yêu thích nghề rèn; Hiểu Vân thì giỏi việc bếp núc.

Bọn họ cùng nhau đến vùng Lâm Tử thuộc thành đô của nước Tề. Tại đây họ nhanh chóng tìm được việc làm phù hợp với sở trường mỗi người. Bởi vì theo sư phụ tu luyện rất lâu trên núi Hằng Sơn, cuộc sống nơi đó có chút giản đơn, lần này đến chốn hồng trần, gặp việc có thể phát huy sở trường của mình, để thêm phần thú vị [cho cuộc sống nơi nhân gian], họ cũng phải thử sức một phen.

Qua chừng một tháng, có người cảm thấy làm những việc này không tĩnh lại được, hơn nữa giao thiệp với con người sẽ đụng chạm đến việc lễ nghĩa qua lại, nhân tình thế cuộc… Mấy người bàn bạc với nhau, cảm thấy nếu họ làm tốt những việc này thì dường như có chút tham luyến hồng trần, do vậy nói với Hiểu Vân rằng: “Chúng ta đừng làm những việc này nữa, chúng ta xin ăn đi vân du được chăng?” Hiểu Vân nói: “Sư phụ nói rồi, không để chúng ta tham luyến phú quý nhân gian, nhưng phải làm tốt việc chúng ta nên làm. Chúng ta nên nghe theo lời sư phụ chứ? Chúng ta làm tốt việc của mình, tâm không tham luyến mới là yêu cầu của Sư phụ đối với chúng ta”.

Bốn vị kia nghe thấy cũng có lý. Do vậy họ lại tiếp tục ở lại hoàn cảnh của mỗi người thêm nửa năm nữa. Vì mấy người này rất đỗi thông minh, trong nửa năm đó họ nếm trải đủ mùi vị phú quý và danh vọng. Sau đó trong một lần tương ngộ, mấy người họ đang tán chuyện thì đều phát hiện mình đã dấn sâu vào hồng trần tự khi nào không hay. Do vậy bốn vị sư huynh của Hiểu Vân quyết định tìm một nơi vắng người để hoàn thành việc tu luyện.

Chỉ có Hiểu Vân vì cảm thấy rằng sư phụ đã căn dặn như vậy thì nhất định con đường này có thể đi được. Cậu một mình kiên định trong chốn hồng trần. Trong chốn hồng trần tu luyện phải có tiếp xúc với con người, trong tiếp xúc ấy có bị ô nhiễm bởi những nhân tố này hay không, hay là kết mở thiện duyên, hay là giữ được bổn chân, hay là từ trong đó mà chân chính đề cao cảnh giới sinh mệnh? Thế thì phải xem năng lực ý chí của sinh mệnh ra sao.

Hiểu Vân cũng đối mặt với những lựa chọn như vậy, vì cậu kiên định tín sư, dù công việc đang làm kiếm được khá nhiều tiền, cũng càng ngày càng có danh tiếng, nhưng những thứ ấy đối với cậu mà nói thì dường như không quan trọng, cậu chỉ chiểu theo lời sư phụ làm tốt những gì cần làm.

Lại nói đến bốn vị sư huynh của Hiểu Vân, bọn họ sau cùng đã chọn tu hành tại một sườn núi gần một thôn trang nhỏ.

Bởi vì bọn họ căn cơ tốt, do vậy qua mười mấy năm cũng có được một vài công năng, đối với nhận thức Pháp lý tu luyện xem ra cũng rõ ràng đâu ra đấy.

Lại qua chừng 20 năm, bốn vị sư huynh đã có hơn 20 vị theo học cùng.

Còn Hiểu Vân về phương diện tiền tài xác thực tích lũy được không ít, nhưng cậu đối với những thứ ấy dường như không quan tâm, hơn nữa còn thường xuyên “trọng nghĩa khinh tài”, quan trọng nhất là không thu nhận bất cứ đệ tử nào. Vì cậu cảm thấy mình chỉ là một người đang thực hành tu luyện, chặng đường phía trước vẫn còn rất dài, rất nhiều thứ về phương diện tâm tính còn chưa đạt được yêu cầu của sư phụ; do đó dẫu có người muốn bái cậu làm thầy thì trước sau cậu đều không đồng ý.

Có một hôm, sư phụ dùng công năng bảo bọn họ cùng trở về núi, huynh đệ bọn họ cùng hơn 20 vị đệ tử của bốn vị sư huynh cùng lên đường trở về Hằng Sơn.

Sau mười ngày, cả đoàn họ đã về đến chân núi Hằng Sơn, sư phụ ngồi đợi họ ở lưng núi.

Họ bước đến hành lễ với sư phụ, và giới thiệu với các đệ tử đây là lão sư gia. Mấy người liền bước đến hành lễ, lúc này sư phụ của Hiểu Vân nghiêm mặt nói: “Các ngươi phàm những ai có thể đi vào con đường lên núi Hằng Sơn của ta, mới là đệ tử của ta .” Nói rồi Sư phụ bước sang một bên.

Hiểu Vân cũng tránh về sau cùng, kết quả bốn vị sư huynh và hơn hai mươi vị đệ tử kia không cách nào đi vào được con đường lên núi đó, dường như bị một thứ năng lượng vô hình nào đó ngăn lại. Sau cùng đến lượt Hiểu Vân, Hiểu Vân bước thẳng đến con đường ấy, đầu cũng không ngoảnh lại đi lên núi.

Sư phụ nhìn những người còn lại một cách nghiêm khắc nói : “Các ngươi đều không phải là đệ tử chân chính của ta, bởi vì các ngươi đã không chiểu theo yêu cầu của ta mà làm. Môn phái chúng ta chính là yêu cầu như vậy. Các ngươi căn bản là không làm được, hơn nữa lại tự mình thu nhận đồ đệ, phá hoại quy tắc của bổn môn. Các ngươi hãy đi đi ”.

Nói xong sư phụ dùng thần thông bay lên, đuổi theo Hiểu Vân, vì không để mấy người kia quấy rầy, họ cùng ẩn vào sơn mạch khác, mấy người kia làm thế nào cũng không tìm được tung tích của họ.

Có một lần Hiểu Vân hỏi sư phụ: “Thưa sư phụ, mặc dù cách thức đó của bọn họ không hoàn toàn nghe theo lời của sư phụ, nhưng suy cho cùng họ cũng có tâm tu luyện đó ạ!” Sư phụ nghiêm khắc nói: ”Phật tính sinh mệnh nào cũng có, nhưng pháp môn khác nhau có quy tắc khác nhau, điều này tuyệt đối không thể phá vỡ. Con chớ nhìn thấy bọn họ tu xuất công năng, cũng có thể nói ra được chút đạo lý trong tu luyện, nhưng mà họ vì những thứ làm được đó mà không còn là đệ tử của bổn môn nữa”.

Từ đó trở đi Hiểu Vân càng nghiêm khắc tuân theo yêu cầu của sư phụ mà làm, sau cùng tu luyện thành công. Đây chính là:

Tùy sư tu luyện vị viên mãn;
An sư yếu cầu trân tích duyên;
Thiết vật vọng vị bằng ức tưởng;
Lý tính nghiêm túc ngộ diệu huyền!

Tạm dịch:

Theo thầy tu luyện vì viên mãn
Làm theo thầy dặn trân quý cơ duyên
Chớ vì nghĩ bậy làm liều
Lý tính nghiêm túc ngộ huyền cơ!

Lại nói một chút vào thời nhà Hạ, giữa nhân vật chính Hiểu Vân và Thù Cần vì cảnh giới khác nhau mà diễn ra một số việc.

Hai nhân vật chính là đồ đệ của hai vị sư tỷ sư muội. Vì Hiểu Vân và Thù Cần tính cách khác nhau, Hiểu Vân có phong thái của bậc nữ anh hùng, mà Thù Cần thì mang dáng vẻ khuê các, nên cách hành sự của cả hai cũng khác nhau. Đồng thời vì hoàn cảnh trưởng thành cũng khác, Hiểu Vân sinh ra trong gia đình có truyền thống võ thuật, còn bố mẹ của Thù Cần đều là thợ thủ công khéo léo.

Sau này nhân duyên tề hội bọn họ trước sau đều đến núi Không Động, mỗi người đều gặp được sư phụ của mình.

Sư phụ của họ dạy cho họ cách thức tu hành thực chất không kém nhau là mấy, nhiều lắm chỉ là biểu hiện và cảnh giới sai khác của hai vị sư phụ đối với việc lý giải một vài phương diện không giống nhau.

Hai cô ở trên núi sau hơn 20 năm, đều vào độ tứ tuần (tuổi bốn mươi) thì được sư phụ phái xuống núi, để họ đi kết thiện duyên, chuẩn bị cho tương lai sau này.

Sau khi hai cô xuống núi thì thành bạn cùng nhau đồng hành. Trên đường đi hai người họ thấy một dinh phủ rất đẹp, thì ra là gia viên của một vị đại quan trong triều.

Hiểu Vân nói: ”Nhà này sắp bị cháy”. Thù Cần nói: ”Một lúc sẽ có mưa xuống, sẽ không bị tổn thất lớn lắm đâu. Bá tánh cũng sẽ đến giúp dập lửa, quân vương cũng sẽ quan tâm tới ông ấy.”

Một lúc sau, quả nhiên dinh phủ này bị cháy, đang lúc bị cháy thì trời giáng mưa lớn, rất nhanh lửa đã bị dập tắt, bốn bề bá tánh rần rần đến cứu hỏa.

Thực ra có nhiều người khi đến nơi thì lửa đã bị dập tắt rồi, xem ra mọi người đều nhiệt tình giúp đỡ, quản gia gọi gia nhân đem đồ ăn đến tiếp đãi mọi người, ai nấy ăn xong thì đều ra về.

Mấy hôm sau thì nghe nói quân vương cho đem một số thứ trong cung đến ban cho vị quan này, coi như an ủi động viên.

Có một lần, hai cô đang đi trên đường lớn, do không kịp tránh bị một con ngựa đang kích động đá trúng nên bị thương.

Tuy rằng vết thương không nặng, nhưng rốt cuộc cũng bị thương rồi, Thù Cần có chút thương cảm. Hiểu Vân thì lại rất lạc quan nói rằng: ”Vết thương này có thể nhắc nhở ta rèn luyện thân thể bên ngoài cũng cần thiết không thể thiếu, nếu chỉ một mực tu tâm tính vẫn là không đủ”. Thù Cần nghe thấy cũng có lý. Do đó hai cô từ đó trong tu luyện không những chú trọng tu tâm, mà còn chú trọng tu luyện phương diện thân thể bên ngoài nữa. Lại qua đi mười mấy năm, thân thể họ đã đạt đến trình độ không có lực lượng khác nào bên ngoài có thể làm hại đến họ được.

Đây chính là :

Hạ sơn vân du ngộ đáo sự
Quan điểm bất đồng bất tự thị
Toàn diện hoành lượng đắc kết luận
Hỗ tương bao dung tương phù trì!

Tạm dịch:

Xuống núi vân du gặp phải chuyện;
Quan điểm bất đồng bất tự phụ;
Cân nhắc toàn diện để kết luận
Tương hỗ bao dung phù trợ lẫn nhau!

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/279484

Ngày đăng: 26-12-2022

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.

ChanhKien.org

Thiên thư "Chuyển Pháp Luân" - vạn năm khó gặp - Click xemspot_img
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Chuyển Pháp Luân
spot_img
Xem nhiều

Vì sao có nhân loại

Đại sư Lý Hồng Chí là người sáng lập môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công. Môn tu...

Bài liên quan

Cảnh sát đang luyện khí công - Click học miễn phíspot_img
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x