Monday, September 16, 2024

Luân hồi ký sự: Lời hứa nơi Ninh Viễn (1) | Khám phá sinh mệnh

Liên Quan

Tác giả: Thạch Phương Hành

[ChanhKien.org]

“Ninh Viễn” là tên gọi có từ thời nhà Minh của thành phố Hưng Thành thuộc tỉnh Liêu Ninh ngày nay. Địa danh này nằm ngoài Sơn Hải quan và là khu vực biên phòng quan trọng trong hậu kỳ nhà Minh. Năm đó, Viên Sùng Hoán đã chống trả giặc Nô Nhĩ Cáp Xích của quân đội nhà Hậu Kim tại nơi này. Hưng Thành nằm ở địa khu phía Tây của Liêu Ninh, nơi này còn lưu lại khá nhiều di tích của các triều đại như Liêu, Minh, Thanh, v.v.

Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau kể về câu chuyện xảy ra vào cuối thời nhà Minh, vậy nên bài viết sẽ dùng chính tên thành trì ngày ấy – “Ninh Viễn” để miêu tả cho địa danh này, như vậy sẽ dễ dàng tạo ra sự cộng hưởng với những ký ức từ xa xưa đó.

Tôi đã đến thành cổ nằm ở trung tâm thành phố Hưng Thành mấy lần, trong đó có một lần là đi cùng với “Hoàng đế Sùng Trinh” năm đó. “Hoàng đế Sùng Trinh” trong đời này là một người tu hành có thể nhìn thấy một số cảnh tượng mà người khác không nhìn thấy. Lúc cùng tôi dạo bước trong thành cổ, anh ấy (“Hoàng đế Sùng Trinh”) than vãn rằng: “Đấy anh xem, những binh sĩ thuộc hạ của Viên Sùng Hoán năm xưa vẫn là những âm hồn chưa siêu thoát, họ không buông tha cho tôi, cứ mãi chất vấn rằng vì sao năm xưa khi quốc gia đang lúc lâm nguy lại đem Viên Sùng Hoán đi hành quyết lăng trì?”. Tôi không trực tiếp trả lời anh ấy mà chỉ chia sẻ về quan điểm cá nhân của mình đối với hiện tượng những “âm hồn chưa siêu thoát” này, tôi nói: “Đại bộ phận những binh sĩ ấy đã đi chuyển sinh rồi, chỉ là lòng mến kính của họ đối với tinh thần trung dũng của Viên Sùng Hoán còn thấm đẫm trên mảnh đất này, vừa hay gặp được anh đến đây mới chất vấn anh như vậy thôi”.

Hôm nay, chúng ta sẽ cùng kể về câu chuyện trên quãng đường trưởng thành của bốn thiếu gia con nhà giàu tại vùng đất này.

Do Ninh Viễn gần với Sơn Hải quan nên vào cuối thời nhà Minh nơi đây là vùng địa chiến lược quan trọng và khá sầm uất, đặc biệt là vào trước thời kỳ nhà Hậu Kim chưa tiến đánh Đại Minh.

Vào thời gian này, ở Ninh Viễn có mấy hộ gia đình kinh doanh rất giàu có thường xuyên qua lại với nhau, về sau họ đều sinh được con trai, tên gọi lần lượt là: Đậu Đậu, Hoan Hoan, Đại Bảo và Tiểu Vũ. Bốn đứa trẻ này cùng được một tiên sinh họ An dạy dỗ.

Điểm độc đáo trong cách giáo dục của thầy giáo An là rất chú trọng vào thực tiễn. Ví như khi học đến tích “Mạnh mẫu ba lần chuyển nhà” và “Khổng Dung nhường lê”, v.v. thì thầy An đều gắng sức diễn lại cảnh tượng khi đó khiến cho học trò có thể thực sự hiểu được đạo lý ẩn tàng bên trong câu chuyện. Sau này khi học đến “Tinh vệ lấp biển” và “Hải nạp bách xuyên”, thầy An liền đưa học trò đến bên bờ biển, dựng lều cỏ, ở đó mà quan sát và lĩnh hội nội hàm trong các câu chuyện trên.

Những cậu bé vừa lên 10 tuổi này còn rất ham chơi, vốn dĩ đều lớn lên gần bờ biển, cũng chẳng xa lạ gì với nước, lần này chúng đến đây là vì để học tập tri thức nhưng chỉ cần hễ nhìn thấy nước là tính cách trẻ con hồn nhiên lại không kìm chế được mà bộc phát ra ngoài.

Đặc biệt là Đậu Đậu và Hoan Hoan, hai cậu bé chơi đùa bên biển rất vui vẻ. Trông thấy vậy, thầy An liền đem những thành ngữ như “Thượng thiện nhược thủy” và “Tích thủy thạch xuyên”, v.v. dạy cho chúng.

Mặt trời đang dần khuất núi, nhưng xem ra đám trẻ vẫn chưa muốn lên bờ. Một lúc sau xuất hiện một sự việc rất kỳ lạ: khi đó mặt trời vốn đã xuống dưới chân đường bờ biển rồi, nhưng trên mặt biển lại đột nhiên xuất hiện một quả cầu phát ra ánh sáng lấp lánh, quả cầu to dần to dần rồi tiến sát lại phía bờ biển. Thầy giáo An lo lắng có chuyện chẳng lành sắp xảy đến nên vội vàng dắt lũ trẻ trốn sau bụi cây bên cạnh tảng đá lớn gần đó rồi lặng lẽ quan sát từ bên trong, thầy còn cẩn thận nhắc lũ trẻ không được phát ra tiếng động.

Lúc này khi quả cầu đã tiến sát bờ biển mọi người mới phát hiện ra có mấy vị Hải Thần đang ngồi nói chuyện ở bên trong, cạnh họ còn có mấy vị hộ Pháp thần thái rất uy phong đang trấn giữ. Một vị Thần dáng vẻ cao lớn trong đó nói: “Các vị nói xem vì sao Thượng Thần lại để chúng ta canh giữ tại hải vực này lâu đến vậy?”.

Một trong số các vị Hải Thần trả lời: “Nghe nói mỗi vùng biển đều có đặc điểm và ý nghĩa khác nhau, vùng biển này lại cực kỳ đặc thù. Tương lai khi Phật Chủ đến nhân gian truyền Đại Pháp các ngài sẽ hiểu ra mình thật may mắn biết bao khi được canh giữ vùng biển này!”

Nghe đến đây, thầy giáo An kinh ngạc sửng sốt.

Một vị Hải Thần với cặp lông mày bạc phơ ngước nhìn về phía thầy trò đang nấp sau tảng đá nói: “Mấy đứa nhỏ kia căn cơ rất tốt, tương lai sẽ nhận được khải thị của Thần”. Nói xong quả cầu ánh sáng từ từ bay xa về phía biển rộng, chẳng mấy chốc đã biến mất không dấu vết.

Mặc dù quả cầu đã bay đi rất xa nhưng thầy giáo An vẫn chưa định thần trở lại, phải đợi cho Tiểu Vũ đưa tay kéo áo một cái thầy mới từ từ tỉnh ra. Đậu Đậu nói: “Ngồi trong quả cầu đó là Thần Tiên hay sao?” “Chắc là vậy đó” – Hoan Hoan trả lời. Đại Bảo lại hỏi: “Thế sao không giống như mấy vị Thần được thờ cúng trong miếu?”. Thầy An suy nghĩ một lúc rồi trả lời: “Quả cầu xuất hiện trên mặt biển, có thể họ là Thần Tiên trong biển chăng”. Mấy thầy trò vừa đi vừa nói chuyện phút chốc đã về đến lều cỏ. Đêm ấy, thầy An nằm trên giường suy tư về mấy lời của Hải Thần, rõ ràng là Hải Thần đang điểm hóa cho thầy rằng cần phải dạy dỗ đám trẻ cho thật tốt. Sáng ngày thứ hai sau khi thức dậy, thầy An quyết định từ nay trở đi sẽ đem tất cả sở học của mình kết hợp với phương pháp truyền thống nhất để dạy dỗ đám trẻ.

Thời gian trôi qua thật nhanh, thoáng chốc đám trẻ đã trạc tuổi đôi mươi. Thầy An học cách của người xưa để đám trẻ chu du tứ hải trau dồi bản thân, nhưng không cần đi quá xa, hẹn nhau ba năm nữa cùng tái ngộ xem sở học của ai cao hơn.

Vậy nên, Đậu Đậu đi về phương Bắc đến núi Y Vu Lư, Hoan Hoan đến Phụng Quốc Tự, Đại Bảo đến núi Bút Giá Sơn, Tiểu Vũ thì sống gần thành Ninh Viễn.

Sau khi đến núi Y Vu Lư, Đậu Đậu bèn tìm chỗ tá túc, vừa hay tại đây có một hộ gia đình khá giá đang tổ chức hội kén rể cho con gái, điều kiện là cần phải có học vấn và nhân phẩm tốt, thêm vào đó diện mạo phải có một điểm đặc biệt, cụ thể là gì thì không nói rõ, người tham dự cũng không tiện hỏi.

Lần đầu tới nơi này, cũng đang rảnh rỗi chưa có việc gì làm nên Đậu Đậu bèn tìm tới xem náo nhiệt. Khi đến nơi mới phát hiện ra đã có rất nhiều người vây quanh đó, trên đài cao có tiếng của một ông lão nói lớn: “Có vị tài tử nào muốn lên thử sức không?”, ngồi bên cạnh là một vị lão nhân khác làm chủ khảo. Một lúc sau có một vị thiếu niên bước lên tham gia ứng thí, nhưng chỉ hỏi qua vài câu vị thiếu niên này đã bị lão nhân làm cho khó xử phải ủ rũ bước xuống, anh này vừa đi xuống trong miệng còn lẩm bẩm mấy câu: “Cứ làm như tuyển phò mã cho công chúa không bằng, cậy nhà có tiền rồi gây khó dễ cho người khác…”. Một lúc sau lại có mấy vị công tử bước lên, kết quả họ đều thất bại quay về, vội vã rời đi.

Đậu Đậu vốn dĩ không có tâm ứng thí, chỉ muốn đến đây xem chút náo nhiệt, lại xem thấy những thanh niên kia đều thất bại một cách kỳ quặc, anh lấy làm khó hiểu. Vốn dĩ Đậu Đậu là một người rất nhẫn nại, vậy nên cứ đứng đó xem mãi mà vẫn không bước lên đài hỏi cho ra nhẽ sự tình.

Buổi kén rể cứ diễn ra như vậy cho đến cuối buổi chiều thì trời bắt đầu đổ mưa, mưa càng lúc càng lớn, mọi người đều lần lượt bỏ về. Đến lúc này, Đậu Đậu mới tiến lên trên đài hỏi chuyện lão nhân: “Lão nhân à, ông bận rộn cả ngày trời mà vẫn chưa tìm ra được người phù hợp sao?”. Lão nhân buồn bã lắc đầu. Nhìn thấy ông lão bên cạnh vẻ mặt trầm tư, Đậu Đậu liền quay đầu lại hỏi: “Đề bài này là gì mà khiến cho những người kia đều bị loại hết ra như vậy?” Lão nhân trả lời: “Đây là một bức tranh, vẽ mấy người ngồi trong một quả cầu phát sáng, phía bên ngoài có bốn cậu nhỏ và một người lớn đứng cạnh. Hỏi rằng sau đầu cậu nhỏ đứng góc bên trái có cái gì, chẳng ai có thể trả lời được”. Vừa nghe đến đây Đậu Đậu liền thuận miệng nói: “Đề bài của các vị cũng thật quái gở! Điều này có quan hệ gì tới học vấn và nhân phẩm đâu chứ?” Nghe vậy lão nhân bèn cười: “Nếu công tử có thể trả lời được, ta sẽ nói cho cậu quan hệ bên trong đó, còn không xin công tử về nhà nghỉ ngơi cho sớm!”. Đậu Đậu bất giác dùng tay sờ lên sau đầu nghĩ ngợi, đột nhiên sờ thấy có một thứ gì đó giống như nốt ruồi thế nên Đậu Đậu liền nói: “Vậy nhờ lão nhân đem bút lại đây, tôi thử vẽ xem sao”. Đậu Đậu dùng bút vẽ một chấm đen lên đầu cậu bé bên trái bức tranh, thuận tay liền viết thêm dòng chữ: “Sau đầu có mụn ruồi”, (câu này trong tiếng Trung đồng âm với câu: “Sau này sẽ được đắc ý”). Vừa nhìn thấy vậy, lão nhân bèn ôm quyền đáp lễ: “Thỉnh mời công tử vào nhà trong!”

Đậu Đậu tiến vào trong nhà, vợ chồng nhà họ Đông liền tiến ra tiếp đãi anh vô cùng nồng hậu đồng thời cho anh biết rằng, là sư phụ của con gái mình nhờ người vẽ ra bức họa “tìm con rể” này, chỉ đợi vị con rể đó đến ứng chiếu mà thôi.

Nghe xong, Đậu Đậu liền hỏi hai người: “Bức họa này cũng không có quan hệ gì đến học vấn và nhân phẩm mà!”. Lúc này, sư phụ của con gái nhà họ Đông cũng vừa tới: “Năm xưa cậu cũng đã nhìn thấy những Thần ngồi bên trong quả cầu, họ đều là Hải Thần, lúc đó ta cũng có mặt tại đó, khi quả cầu tiến tới gần, ta đã sớm phát hiện ra các cậu đang nấp sau tảng đá, cậu và đệ tử của ta là có nhân duyên, vậy nên sau khi nữ đệ tử của ta trưởng thành, ta đã dùng phương thức này để tìm cậu tới. Còn về việc học vấn và nhân phẩm thì cần phải nói thế này: thầy giáo của các cậu có thể dẫn học trò của mình tới tận ven biển để thực tập, thái độ học tập này thật hiếm có, vậy thì học sinh do người thầy ấy đào tạo ra nhất định học vấn cũng không tồi. Còn về nhân phẩm mà nói thì người có thể nhìn thấy Hải Thần thì nhất định nhân phẩm cũng không quá tệ”. Vị sư phụ thấy Đậu Đậu nghe xong còn có chút nghi hoặc liền nói tiếp: “Có vẻ là cậu đang suy nghĩ vì sao diện mạo của ta trông không giống như năm xưa? Kỳ thực hình tượng của Thần sẽ căn cứ theo tình hình thực tế mà biến hóa”. Nghe đến đây trong lòng Đậu Đậu mới giải trừ được hết những điều nghi hoặc, cậu cảm thán trong lòng rằng: Thần Tiên đúng là thần thông quảng đại, có thể biết được trong lòng người khác đang suy nghĩ những gì.

Xem ra câu chuyện đã có phần ngã ngũ, lão nhân đứng bên bèn nhắc khéo: “Nói nhiều như vậy, xem ra cũng đến lúc nên để công tử gặp tiểu thư nhà tôi rồi!”. Một lúc sau, tiểu thư nhà họ Đông từ trong phòng bước ra, nhan sắc không thuộc hàng quá tuyệt mỹ nhưng dung mạo thanh tú, chắc hẳn là bậc thiên kim tiểu thư có học vấn và biết lễ nghĩa. Đậu Đậu xem chừng cũng rất vừa ý. Vậy là Đậu Đậu đã ở lại thành thân cùng tiểu thư nhà họ Đông. Đương nhiên là Đậu Đậu có nhờ người thông báo đến cha mẹ mình ở Ninh Viễn. Mọi người nghe được tin tức cũng tỏ ra rất vui mừng.

Sau này Đậu Đậu nghe nói trong vùng thường xuyên có người và gia súc bị mất tích, kẻ trộm không để lại bất kỳ tung tích gì. Sự tình này đã được quan huyện thụ án lập hồ sơ.

Một ngày nọ, sư phụ của tiểu thư nhà họ Đông đến nói với họ rằng: “Trên núi Y Vu Lư có rất nhiều yêu ma quỷ quái, lũ yêu quái này thường xuyên làm trò xằng bậy, có một số Thần sẽ đến đây để trừ yêu, đến khi đó nơi này sẽ xuất hiện một số hiện tượng kỳ dị và những âm thanh chấn động ầm ầm, hy vọng hai người có thể đem điều này nói cho người dân nơi đây, đến khi đó không được ra khỏi nhà, đồng thời trước cửa nhà cần dán lên tấm bùa tránh yêu ma xâm nhập”.

Đậu Đậu và vợ biết tin liền đi khắp các thôn bản trong vòng 10 dặm nói cho mọi người, dặn dò họ đến thời điểm đó nhất định không được ra ngoài.

(Còn tiếp)

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/275495

Ngày đăng: 14-08-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.

ChanhKien.org

Thiên thư "Chuyển Pháp Luân" - vạn năm khó gặp - Click xemspot_img
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Chuyển Pháp Luân
spot_img
Xem nhiều

Vì sao có nhân loại

Đại sư Lý Hồng Chí là người sáng lập môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công. Môn tu...

Bài liên quan

Cảnh sát đang luyện khí công - Click học miễn phíspot_img
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x