Saturday, December 21, 2024

Lý do vì sao viết lách vẫn có sức mạnh to lớn nhất

Liên Quan
Click Xem

Tầm quan trọng và sức ảnh hưởng của viết lách đối với xã hội

Các bậc cha mẹ có thể cảm thấy bị thử thách bởi việc con họ chán ghét làm bài tập về nhà — “Vì sao con phải làm những bài viết này? Con không thích viết lách! Con sẽ không bao giờ trở thành nhà văn, vậy vì sao con phải học cái này?” Chúng ta sẽ trả lời câu hỏi này như thế nào? Việc nêu ra một số ví dụ từ xưa đến nay về những lợi ích của viết lách đối với chúng ta có thể giúp trẻ nhỏ có thái độ nghiêm túc hơn về môn học quan trọng này. Ngày nay, kỹ năng viết lách thậm chí còn quan trọng hơn trong hầu hết mọi ngành nghề so với trước kia. Một bản lịch sử vắn tắt lý do vì sao nhân loại đã bắt đầu viết lách ngay từ thời cổ đại có thể là một khởi điểm khá hay để chúng ta thuyết phục nhà văn miễn cưỡng này.

Các vết tích sớm nhất cho thấy nhân loại cố gắng giao tiếp với nhau là những hình vẽ trong các hang động và trên các vách đá. Con người nguyên thủy đã vẽ những gì, và điều gì đã thôi thúc họ vẽ ra những hình ảnh phác họa đơn giản này? Các nhà khảo cổ học phỏng đoán rằng đây là những người có tín ngưỡng Shaman, cho nên có thể họ đã sử dụng những chữ tượng hình để giao tiếp với thế giới tâm linh về cuộc sống săn bắt của họ, bởi vì hầu hết các hình vẽ này đều là những loài động vật. Cuốn “Cave Art” (Nghệ Thuật Hang Động) của tác giả Jean Clottes, một trong nhiều cuốn sách nghiên cứu về chủ đề này, có nhắc về những bức ảnh đầy màu sắc về nghệ thuật của thời đại Đồ Đá Cũ dành cho bất kỳ ai bị thu hút bởi các cố gắng lạ lùng để lưu lại một ghi chép. Tuy nhiên, tất cả những gì chúng ta có chỉ là phỏng đoán về mục đích của họ.

Một bản sao của thiên sử thi “Odyssey” của thi hào Homer, được dịch sang tiếng Latin. (Ảnh: Tài sản công)
Một bản sao của thiên sử thi “Odyssey” của thi hào Homer, được dịch sang tiếng Latin. (Ảnh: Tài sản công)

Có thể chúng ta không hiểu nhiều các hình vẽ trong hang động cho lắm, nhưng nếu chúng ta quay ngược về vài ngàn năm trước để đến với các hệ thống chữ viết cổ xưa, chẳng hạn như hệ thống được phát triển bởi nền văn minh Sumer (ngày nay là đất nước Iraq) vào khoảng 3,400 năm trước Công Nguyên, thì chúng ta sẽ có nhiều thông tin hơn. Chúng ta biết rằng các thương nhân cần một ngôn ngữ viết để giao thương. Ban đầu, vì mong muốn theo dõi các giao dịch, họ đã sử dụng loại chữ viết gọi là chữ hình nêm (cuneiform) trên các phiến đất sét. Về sau, khoảng thiên niên kỷ thứ 3 trước Công Nguyên, các thư lại người Sumer cũng sao chép lại những bài luận, những bài hát ca tụng, thơ ca, và thần thoại. Ông Ewan Clayton viết trên trang web của British Library như sau: “Dạng chữ viết ra đời sớm nhất là chữ tượng hình — các ký hiệu tượng trưng cho các sự vật — và đóng vai trò giúp ghi nhớ những sự việc như là những bao thóc nào đã đến địa điểm nào, hay cần bao nhiêu con cừu cho những sự kiện như tế lễ ở các ngôi đền. Người ta khắc chữ tượng hình lên phiến đất sét ướt, sau đó mang đi sấy khô, và những phiến đất sét này đã trở thành những bản ghi chép chính thức cho việc giao thương.”

Viết lách có nhiều mục đích khác nhau, đôi khi là xuất phát từ [nhu cầu] thực tế như trong nền văn minh Sumer, và đôi khi là cho những lý do khác. Nhu cầu căn bản để thể hiện bản thân thông qua viết lách là bởi vì chúng ta vốn dĩ sinh ra đã là những sinh mệnh có mối quan hệ xã hội được kiến tạo có chủ đích, và cần giao tiếp với nhau. Từ góc độ tôn giáo mà nói, Chúa đã tạo ra chúng ta là con của Ngài, và chúng ta cũng tựa như một gia đình lớn với những anh chị em. Chúng ta sống nương tựa vào nhau. Khoa học định nghĩa chúng ta là những sinh mệnh có tính quần thể cùng chung sống để tồn tại. Dù theo quan điểm nào, nhân loại đều mong muốn giao tiếp với nhau, vậy nên chúng ta cần ngôn ngữ, cả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Ngôn từ truyền tải các thông điệp quan trọng — các thông tin có thể rất hữu ích, và thậm chí quan trọng hơn là, ngôn từ có thể khiến chúng ta cảm động sâu sắc. Đôi khi, hành động nói và viết thậm chí cần thiết cho việc duy trì sự sống, chẳng hạn như trong trường hợp của những người sống sót sau thảm họa Holocaust.

Cha mẹ người Do Thái của chị dâu tôi đã từng nếm trải một thời gian bị giam giữ đáng sợ trong trại tập trung ở Tiệp Khắc. Mẹ chị đã kể cho chị ấy nghe về cách những nạn nhân ở đó dành dụm các mẩu giấy vụn để ghi lại công thức nấu ăn ưa thích. Mọi người đều bị bỏ đói, do vậy món ăn đã trở thành một trong các chủ đề phổ biến nhất trong các cuộc trò chuyện của họ. Khi nhớ lại những khoảnh khắc tươi đẹp bằng việc chia sẻ các công thức nấu ăn ưa thích, mọi người đã giữ được cho nhau tinh thần tỉnh táo ở trong hoàn cảnh điên rồ và vô nhân đạo đó. Tại Đức, một người Do Thái gốc Hungary tên là Edith Peer đã viết quyển sách Ravensbrück Cookbook khi cô bị giam cầm trong trại tập trung Ravensbrück vào năm 1945. Khi đó, cô Peer mới chỉ 16 tuổi, cô đã nghe thấy các phụ nữ lớn tuổi vỗ về lẫn nhau bằng cách chia sẻ những công thức nấu ăn ưa thích của họ. Điều này đã truyền cảm hứng cho cô mạo hiểm trộm giấy và bút chì để những người phụ nữ này có thể ghi chép lại các món ăn gia đình cũng như các công thức nấu ăn vào các dịp lễ đặc biệt của người Do Thái. Quyển sách nấu ăn đó đã tồn tại một cách kỳ diệu và hiện đang được trưng bày tại Viện bảo tàng Do Thái Sydney.

Một bản thảo vào thế kỷ 15 của thiên sử thi “Odyssey,” hiện được trưng bày tại Bảo tàng Anh. (Ảnh: Tài sản công)
Một bản thảo vào thế kỷ 15 của thiên sử thi “Odyssey,” hiện được trưng bày tại Bảo tàng Anh. (Ảnh: Tài sản công)

Việc viết lách trong hoàn cảnh khó khăn như vậy đã trao cho những người phụ nữ bị giam cầm trong các trại tập trung đó sự khích lệ tinh thần mang tính sống còn. Tương tự, các tù binh chiến tranh ở Việt Nam cũng khích lệ lẫn nhau bằng một loại mật mã gõ tay để ủi an nhau và trao cho nhau niềm hy vọng. Vào tháng 06/1965, bốn tù binh chiến tranh bị giam giữ tại nhà tù Hỏa Lò, “Khách sạn Hilton Hà Nội” nổi tiếng — Đại úy Smitty Harris, Trung úy Phillip Butler, Trung úy Robert Peel, và Thiếu tá hải quân Robert Shumaker — đã phát minh ra và sử dụng một loại mã bí mật mà họ chia sẻ với các tù nhân khác. Vào ngày 13/11/2000, một đoạn phim được phát sóng trên chương trình American Experience của đài truyền hình PBS có nhan đề là “Return with Honor” (Trở về trong Danh dự) đã nhấn mạnh trải nghiệm sống còn của các tù binh này ở trong nhà tù đó. Khá giống với việc nhắn tin hiện nay, các tù binh này đã tạo ra những chữ viết tắt cho các cụm từ, bởi vì họ phải [dùng tay] để gõ mật mã này. Chữ viết tắt “GBU” có nghĩa là “God bless you” (Cầu Chúa phù hộ cho bạn). Các tù binh này cũng mang đến cho nhau niềm an ủi và tình bằng hữu đôi khi là kèm với một cảm giác hài hước, bằng cách sử dụng các chữ viết tắt như “DLTBBB” — “Don’t let the bed bugs bite!” (Chớ để con rệp cắn bạn!) Tù binh chiến tranh Phó đô đốc James Stockdale đã viết về tầm quan trọng của loại mật mã này trong cuốn sách của ông có nhan đề là “In Love and War” (Trong Tình Yêu Thương và Chiến Tranh): “Mật mã gõ tay của chúng tôi không còn chỉ là sự trao đổi các con chữ và từ ngữ; mà ngôn ngữ đó đã trở thành cuộc trò chuyện. Niềm vui, nỗi buồn, hài hước, châm biếm, thích thú, chán nản — tất cả đều truyền qua mật mã này.”

Ông Stockdale chứng minh sức mạnh của ngôn ngữ khi ông miêu tả về cách mà mật mã viết tắt của các tù binh chiến tranh này đã truyền đạt những cảm xúc sâu thẳm nhất. Dẫu rằng ngôn ngữ này chỉ là [mật mã] gõ tay chứ không phải chữ viết, nhưng sự giao tiếp quan trọng đã diễn ra và thậm chí có thể đã cứu được nhiều sinh mệnh. Vậy thì các câu văn và đoạn văn, các chương và các trang giấy có chứa chữ viết — liệu những tư liệu đó có thể có sức ảnh hưởng đến mức nào đối với chúng ta? Hãy nghĩ đến quyển sách dày cộp bán chạy nhất mọi thời đại — Kinh Thánh. Thật thú vị nếu chúng ta có thể đếm được có bao nhiêu cuộc đời của người ta đã cải biến sâu sắc trong hơn 2,000 năm qua nhờ đọc cuốn sách này. Ngôn từ có thể chuyển biến nhiều cuộc đời. Đó là lý do vì sao viết lách có vai trò vô cùng quan trọng.

(Ảnh: Darius Bashar/Unsplash)
(Ảnh: Darius Bashar/Unsplash)

Vậy những quyển sách khác đã được viết từ thời xa xưa, thậm chí trước cả Kinh Thánh thì như thế nào? Thiên sử thi “Odyssey” của thi hào Homer hay tác phẩm “Địa Ngục” của Dante phải chăng đã lỗi thời và vô ích? Mọi người vẫn đọc và trích dẫn các tác phẩm này hết lần này đến lần khác. Vào thời hiện đại của chúng ta, người ta vẫn thường sử dụng những câu chuyện ngụ ngôn của tác giả Aesop được sáng tác vào khoảng thế kỷ thứ tư trước Công Nguyên như một phương pháp đầy hứng thú để dạy đạo đức cho trẻ em. Các vở kịch của Shakespeare cũng khá cổ, được sáng tác vào cuối những năm 1500 và đầu những năm 1600. Tuy nhiên, nhiều trường đại học vẫn có các lớp giảng dạy về nhà viết kịch nổi tiếng nhất trong lịch sử văn học này. Tài năng của Shakespeare là ở khả năng của ông trong việc truyền đạt các chủ đề phổ quát của cuộc sống và các mối quan hệ, cùng với lời răn dạy về đạo đức. Hầu hết chúng ta đều quen thuộc với một trong những vở kịch nổi tiếng nhất của ông, vở “Macbeth,” nói về một người đàn ông đánh mất lương tri và phẩm giá và do đó mong muốn chuộc lại lỗi lầm. Tất cả chúng ta đều có thể nhận ra được thông điệp sâu sắc về giá trị của việc chống lại cám dỗ và tôn vinh một cuộc đời đức hạnh. Thông điệp này tuy cổ xưa, nhưng chứa đựng sức mạnh to lớn!

Nếu không có những nhà văn được la bàn đạo đức soi đường như Shakespeare, Thomas Merton, C.S. Lewis, Victor Frankl, Lão Tử, và nhiều người khác nữa, thì nền văn minh chắc chắn sẽ lụi tàn. Kỳ thực, chúng ta tồn tại và phát triển phồn vinh với tư cách là một quốc gia là nhờ vào những văn bản quan trọng, như Bản Tuyên Ngôn Độc lập, Hiến Pháp Hoa Kỳ, và Bản Tuyên Ngôn Nhân quyền. Nếu không có những văn bản mang tính nền tảng về quản trị này, thì chúng ta sẽ sống trong một đất nước hỗn loạn khó tránh khỏi việc tự hủy hoại mình. Những người soạn thảo các văn bản quan trọng này sẽ luôn được nhớ đến nhờ sự thông tuệ cũng như sự dụng tâm thành kính dành cho từng con chữ họ viết ra. Tất cả sinh viên Mỹ quốc nên nghiên cứu các tác phẩm này và những tác phẩm khác đã có sức ảnh hưởng lớn lao đến sự phát triển của đất nước chúng ta, chẳng hạn như Bài diễn văn Gettyburg nổi tiếng của Tổng thống Lincoln và bài diễn văn “I Have a Dream” (Tôi có một giấc mơ) của mục sư Martin Luther King.

Khi Mục sư King đọc bài diễn văn bất hủ này, ông đã cổ vũ nhân loại tin vào tầm nhìn của ông hướng đến một thế giới tốt đẹp hơn. Chúng ta dễ dàng tìm thấy trong những quyển sách, thơ ca, và những bài hát những ngôn từ truyền tải các thông điệp tích cực. Chữ viết là một trong những món quà quan trọng bậc nhất mà chúng ta có được. Khi chúng ta không biết làm thế nào để biểu đạt bản thân trên giấy, hãy nhớ chúng ta đã may mắn đến dường nào khi có được những lời dạy của các bậc tiền nhân, và có lẽ điều này sẽ truyền cảm hứng cho chúng ta muốn lưu lại di sản viết lách của bản thân mình.

(Ảnh: Sixteen Miles Out/Unsplash)
(Ảnh: Sixteen Miles Out/Unsplash)

Bài viết nguyên gốc được đăng tải trên tạp chí American Essence.


Poppy Richie

BTV Epoch Times Tiếng Anh


Giai Kỳ biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times

Epoch Times Tiếng Việt

Thiên thư "Chuyển Pháp Luân" - vạn năm khó gặp - Click xemspot_img
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Chuyển Pháp Luân
spot_img
Xem nhiều

Vì sao có nhân loại

Đại sư Lý Hồng Chí là người sáng lập môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công. Môn tu...

Bài liên quan

Cảnh sát đang luyện khí công - Click học miễn phíspot_img
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x