Monday, December 30, 2024

Mưa thuận gió hòa – Bạn biết được bao nhiêu về tiết Vũ Thủy?

Liên Quan
Click Xem

Tiết Vũ Thủy là theo sau tiết Lập Xuân, là trung khí (*) của tháng Giêng theo Hoàng Lịch, cũng là tiết khí thứ 2 của đầu xuân. Trong bài thơ “Xuân dạ hỉ vũ”, Đỗ Phủ có viết:

“Hảo vũ tri thì tiết, Đương xuân nãi phát sinh. Tùy phong tiềm nhập dạ, Nhuận vật tế vô thanh”.

Tạm dịch nghĩa:

“Cơn mưa tốt lành biết được tiết trời khi nào cần mưa
Chính là lúc xuân về mà phát sinh ra
Theo gió âm thầm lặng lẽ đến vào ban đêm
Tưới mát cho vạn vật mà không cần phô trương ầm ĩ

Lập Xuân và Vũ Thủy đem sinh cơ đến cho vạn vật, công lao rất to lớn nhưng mà âm thầm không phô trương.

Trong sách “Dật chu thư – Thời huấn giải” có thuật lại cảnh tượng tiết Vũ Thủy trong trời đất nhân gian ở Trung nguyên: “Ngày Vũ Thủy, rái cá tế cá, qua năm ngày, chim nhạn bay đến, lại qua năm ngày, cỏ cây nảy mầm.” Khi trời đất không hài hòa, nhân gian nhiều loạn tượng: “Rái cá không tế cá, quốc gia nhiều đạo tặc, chim nhạn không về, người ở xa không tuân phục, cỏ cây không nảy mầm, trái thì thưa thớt và không chín.”

Ngày Vũ Thủy, rái cá tế cá

Rái cá là động vật thích ăn cá. Gió xuân làm tuyết tan, tiết Vũ Thủy cá ngoi lên mặt băng, rái cá bắt đầu bắt cá, rồi đem cá bày la liệt trên bờ, gọn gàng ngăn nắp giống như bày đồ cúng tế, chính là nói “rái cá tế cá”.

Thời xưa, quan viên phụ trách sơn trạch sẽ đem việc rái cá tế cá làm tín hiệu nhập trạch bắt cá. (“Lễ ký – Vương chế” có ghi chép: “Rái cá tế cá, sau đó Ngu Nhân (quan phụ trách sơn trạch) nhập Lương Trạch.”

Vạn vật trong thiên địa đều có linh, cổ nhân cho rằng “Rái cá tế cá” là biểu đạt ý cảm tạ với trời đất, con người càng không thể vong ân, “Hậu Hán thư – Tế tự thượng” đều nói: Sói, rái cá còn biết cúng tế, huống hồ con người!”

Việc “rái cá tế cá” đã lưu lại cho con người ấn tượng rất sâu sắc, cũng tác động đến các văn nhân thi sĩ. Theo truyền thuyết, đời Đường có một thi nhân tên là Lý Thương Ẩn lúc làm thơ viết văn thường đem rất nhiều sử sách, tư liệu xếp chất đống xung quanh án thư, khi đó người ta liền lấy hình ảnh “rái cá tế tự” để hình dung. Sau đó “rái cá tế cá” (Thát tế ngư) đã trở thành điển cố. (Theo “Ngũ Tổng Chí” của Ngô Huỳnh thời Tống).

Năm ngày sau tiết Vũ Thủy, chim nhạn bay về

Khí xuân tiết trời ấm áp, chim nhạn sẽ bay đến vùng đất ấm áp. Từng có câu chuyện chim nhạn đưa thư cảm động lòng người. Đầu những năm Hán Chiêu Đế, Hung Nô và nhà Hán kết giao, nhà Hán đề nghị Hung Nô thả Tô Vũ, người đã bị bắt giữ 19 năm, Hung Nô nói dối Tô Vũ đã chết rồi. Sứ giả nhà Hán nói với Thiền Vu, nói rằng Thiên tử nhà Hán đi săn đã bắn được một con chim nhạn ở trong rừng, chân chim có buộc một bức thư vải, viết Tô Vũ đang đợi ở trong cái đầm nào đó. Hung Nô bất đắc dĩ đành phải thả Tô Vũ. (Theo “Hán thư – quyển 54 – Tô Kiến truyện”)

“Ấu học Quỳnh Lâm – quyển 4 – Điểu thú loại” viết rằng, “hồng nhạn ai minh, bỉ dụ tiểu dân chi thất sở”, ý rằng tiếng kêu yếu ớt của chim nhạn được ví với người dân nhỏ bé (chỉ dân chúng bách tính) không còn chỗ dựa. Nhắc đến “Tiếng kêu yếu ớt của chim nhạn”, liền khiến người ta liên tưởng đến thảm cảnh người dân gặp nạn kêu gào đòi thực phẩm. Trong tình hình dịch bệnh, bức màn sắt còn tàn nhẫn hơn đại dịch, “tiếng kêu yếu ớt của chim nhạn” càng thêm bi thương!

Mười ngày sau Tiết Vũ Thủy

Vũ Thủy sẽ giúp cỏ cây nảy mầm, cuối cùng sẽ làm cho trái cây xanh trở nên chín mọng. Vũ Thủy là một trận mưa gột rửa cho mùa xuân, là ân điển vô cùng quan trọng cho thu hoạch cây nông nghiệp trong một năm. Cho nên ngạn ngữ nghề nông nói: “Vũ Thủy liên miên là năm được mùa, nông phu không cần dùng sức cày ruộng.” Tiết Vũ Thủy trời mưa, báo hiệu mùa màng bội thu; còn nói: “Vũ Thủy có mưa hoa màu tốt, lúa mạch lúa mì hạt hạt no bụng”, Vũ Thủy trời mưa là thuận theo thiên thời, sẽ dẫn đến lúa mạch lúa mì có thu hoạch tốt.

Trong tiết Vũ Thủy mùa xuân, “Ruộng ngoài đồng đến tiết Vũ Thủy đều được thỏa mãn, đường núi không gió hoa vẫn tự thơm” (Theo “Lữ trung tư gia” của Vương Viêm thời Nam Tống), mùi hương hoa tự nhiên làm khoan khoái lòng người, cái đẹp của tự nhiên là không sao cất giấu nổi. Đỗ Phủ nói “xuân hoa bất sầu bất lạn mạn” (hoa xuân chẳng phải lo không rực rỡ), chỉ cần là mùa xuân, không hoa nào là không đẹp. “Hoa xuân” cùng “Trăng thu” đều là thời gian và cảnh vật đẹp đẽ nhất của sinh mệnh. Vậy loài hoa gì là đại biểu cho hoa xuân trong tiết Vũ Thủy?

Hoa Hạnh mùa xuân trong tiết Vũ Thủy. (Ảnh: Pixabay)
Hoa Hạnh mùa xuân trong tiết Vũ Thủy. (Ảnh: Pixabay)

Mùa xuân trong tiết Vũ Thủy là thuộc về Hoa Hạnh, Hoa Hạnh tô điểm cho vùng quê khi chớm vào xuân. Những bông hoa nở rực rỡ khắp phố núi, phản chiếu khắp thôn xóm, dệt nên phong cảnh mùa xuân, đọng lại trong ký ức và mơ hồ khó quên:

“Xuân sắc phương doanh dã, Nhánh nhánh phun thúy anh. Lờ mờ chiếu thôn xóm, Hồn nhiên khai sơn thành”

(“Hạnh Hoa thi” của tác giả Dữu Tín, thời Nam Bắc triều)

Tạm dịch nghĩa:

Sắc xuân ngập cánh đồng, Cành cành nảy mầm xanh. Phản chiếu xuống làng mạc, Rực sáng khắp núi đồi.

Hoa cải cũng là hoa của mùa xuân, là đại biểu của các loại hoa rau, và đã rất “nổi tiếng” từ thời Đường. “Bách mẫu đình trung bán thị đài, hoa đào tĩnh tận thái hoa khai” (Tạm dịch nghĩa: Trong đình trăm mẫu ruộng phân nửa là đài hoa, hoa đào đã tàn, chỉ có hoa cải nở rộ”. (Trong bài “Tái du Huyền Đô quan” của Lưu Vũ Tích). Cây cải còn gọi là cây Vân Đài, cây Hồ, biểu thị cây cải xuất sinh từ vùng đất người Hồ ở phía bắc Vạn Lý Trường Thành, loại cây này rất kiên cường, trải qua mùa đông sương tuyết mà không bị tổn hại. “Cây vốn có nguồn gốc từ phía bắc, hiện nay thịnh hành ở Đông Ngô”, nó đã làm cho cảnh sắc Yên Vũ Giang Nam thêm vui tươi xanh mát.

Nghiên cứu hiện nay về cây cải dầu, phát hiện nó có thành phần dinh dưỡng phong phú lại chứa nhiều nguyên tố, được coi là người quét đường giúp làm sạch đường máu, lại có nhiều chất xơ, rất tốt cho việc làm sạch đường ruột, là một món ăn rất tốt của mùa xuân. Dược vương Tôn Tư Mạc tự mình nghiệm chứng cây cải dầu trị liệu được chứng phù thũng, lấy lá cây cải giã rồi đắp vào, “vừa thoa xong đã khỏi, linh nghiệm như thần”.

Hoa xuân rực rỡ thế, làm sao có thể ngồi nhìn hoa nở rồi tàn, mà tâm bất động đây

“Nhất xuân phong vũ thủy bình hồ, canh giác hồ tâm nguyệt tạ cô.
Tọa khán bách hoa khai lạc biến, y nhiên sơn sắc đối thanh lư”

(Trong bài “ Thành nam tức sự – Kỳ 2 của Trương Thức)

Tạm dịch:

Gió xuân và nước mưa lướt xuống mặt hồ bình lặng, càng cảm thấy vầng trăng giữa lòng hồ cô đơn.
Ngồi nhìn hoa nở rồi tàn, nhưng hiện lên trong mắt vẫn là sắc núi như xưa .

Tiết Vũ Thủy, được mưa tưới khắp mọi miền, rải khắp trần duyên, tẩy tịnh nên một đôi mắt sáng tỏ không bị bụi trần che phủ, trắng đen rõ ràng, tĩnh tâm quan sát hoa nở rồi tàn, mà trong lòng không vướng một hạt bụi.

(*) Trung khí: Mỗi năm, mặt trời di chuyển 360 độ trên Hoàng đạo, từ Đông chí, cách nhau 30 độ là một trung khí. Âm lịch chia một năm 24 tiết thành hai loại tiết khí và trung khí, chia thành 20 trung khí như: Vũ thuỷ, Xuân phân, Cốc vũ, Tiểu mãn, Hạ chí, Đại thử, Xử thử, Thu phân, Sương giáng, Tiểu tuyết, Đông chí, Đại hàn.


Doãn Gia Huy

BTV Epoch Times Hoa Ngữ


Lý Mai biên tập
Sương Sương biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ

Epoch Times Tiếng Việt

Thiên thư "Chuyển Pháp Luân" - vạn năm khó gặp - Click xemspot_img
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Chuyển Pháp Luân
spot_img
Xem nhiều

Vì sao có nhân loại

Đại sư Lý Hồng Chí là người sáng lập môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công. Môn tu...

Bài liên quan

Cảnh sát đang luyện khí công - Click học miễn phíspot_img
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x