Saturday, December 21, 2024

Mục Kiền Liên thần thông đệ nhất vẫn không che được nghiệp lực của mẫu thân

Liên Quan
Click Xem

Mục Kiền Liên thần thông đệ nhất vẫn không cứu được mẹ

Mục Kiền Liên, một trong mười đại đệ tử bên cạnh Phật Thích Ca Mâu Ni, là đệ tử thần thông bậc nhất. Sau khi tu thành thần thông, giây phút đầu đầu tiên ông liền muốn hồi báo ân thân. Lúc ấy sinh mẫu của ông đã qua đời, bởi vậy phát sinh câu chuyện “Mục Kiền Liên xuống địa ngục cứu mẹ.” Tuy nhiên, Mục Kiền Liên dẫu sử dụng thần thông quảng đại của mình, vẫn không thể cứu được mẹ! Thần thông của ông không vượt qua được nghiệp lực của thân mẫu mình! Về sau, mẹ của Mục Kiền Liên được cứu như thế nào? Rốt cuộc là lực lượng nào đã làm được điều đó? Câu chuyện được ghi chép lại trong kinh Phật có giá trị rất sâu sắc.

Lễ Vu Lan

Trong Phật giáo, ngày 15 tháng 7 (âm lịch) được xưng là ngày Phật Đản, ngày Phật Tự tứ, đồng thời cũng được người thời nay xem là tiết Vu Lan Bồn, gọi tắt là lễ Vu Lan. Theo sách “Phật Tổ thống kỷ” do tăng nhân Thích Chí Bàn thời Nam Tống ghi chép, ở Trung Quốc có tập tục thiết bày Vu Lan bồn trai sớm nhất là vào năm Đại Đồng thứ 4 (năm 538) thời Nam Bắc triều. Lúc đó, Lương Vũ Đế ở chùa Đồng Thái (tức chùa Kê Kinh ở Nam Kinh ngày nay) thiết bày ‘Vu Lan bồn trai’ cúng Phật và Tăng. Về sau, ngày 15 tháng 7 hằng năm lại bố thí rộng rãi khắp các tự viện. Đến thời nhà Đường, Vu Lan Bồn đã trở nên phổ biến. Đó chính là khởi nguồn của tích Mục Kiền Liên cứu mẹ.

Trong cuốn “Phật thuyết Vu Lan bồn kinh” do Nguyệt Thị Tam Tạng Trúc Pháp Hộ chú thích vào thời Tây Tấn có câu chuyện Mục Kiền Liên cứu mẹ. (“Vu Lan bồn,” âm tiếng Phạn là Ullambana, quyển 18 của “Huyền ứng âm nghĩa” thời Đường âm giải là Ô lam bà noa, ý nghĩa là “cứu đảo huyền.” “Đảo huyền” nghĩa là treo ngược, mô tả sự thống khổ của người đọa vào kiếp ngạ quỷ ở địa ngục)

Lễ Vu Lan ở khắp nơi trên đất nước Nhật Bản đều náo nhiệt. (Ảnh: Ngô Lệ/Epoch Times)
Lễ Vu Lan ở khắp nơi trên đất nước Nhật Bản đều náo nhiệt. (Ảnh: Ngô Lệ/Epoch Times)

Người mẹ đã qua đời của Mục Kiền Liên bị đọa vào cõi ngạ quỷ

Mục Kiền Liên là thần thông đệ nhất, một trong mười đại đệ tử của Phật Thích Ca Mâu Ni. Lúc ông tu thành thần thông, ông lập tức muốn báo đáp ân sinh thành dưỡng dục của mẫu thân. Ông dùng công năng thiên nhãn thông nhìn thấy mẫu thân bị đọa vào cõi ngạ quỷ, vì những tội nghiệp lúc còn sống nên phải chịu hình phạt, không được ăn uống, toàn thân chỉ còn da bọc xương. Lúc còn sống, mẫu thân Mục Kiền Liên rốt cuộc đã phạm phải tội nghiệp nghiêm trọng gì? Sinh tiền, bà ấy hoang phí rất nhiều đồ ăn, tâm tham lam, dễ nổi nóng, ác niệm sâu nặng, không tu khẩu, không tu hành vi, đối xử với người khác rất hà khắc, lại phỉ báng Tam bảo (Phật, Pháp, Tăng).

Mục Kiền Liên là người con hiếu thảo, nhìn thấy mẹ chịu khổ, ông dùng thần thông hóa thành thức ăn đưa đến trước mặt bà. Mẹ ông nhìn thấy thức ăn, sợ ác quỷ cướp đoạt mất liền vội dùng tay trái chỉ còn da bọc xương che bát, tay phải gấp gáp muốn bốc thức ăn. Tuy nhiên, thức ăn đến miệng bà liền hóa thành than đỏ, làm thế nào cũng không ăn được, mà than đỏ kia rơi xuống đất lại biến trở lại là thức ăn. Mục Kiền Liên vô cùng đau buồn! Tuy bản thân có thần thông quảng đại, vẫn không cứu được mẹ của mình.

Cuối cùng, ông tiến đến thỉnh giáo Phật Đà làm cách nào mới có thể cứu mẫu thân thoát khỏi địa ngục. Phật Đà nói rằng mẫu thân của ông tội nghiệp nặng nề, không phải chỉ một người là có thể cứu độ được, cần phải hợp thần uy của chúng tăng mười phương mới có cách. Phật Đà còn chỉ rõ cho ông rằng ngày 15 tháng 7 âm lịch chính là thời cơ thích hợp. Theo cách nói của người ngày nay, thì ngày đó có năng lượng rất mạnh mẽ. Tại sao lại nói như vậy?

Ngày 15 tháng 7 âm lịch, là lúc tăng ni xuất gia hoàn thành việc tu hành an cư kiết hạ (tu hành từ cuối mùa xuân đến cuối mùa hạ, dành trọn thời gian cho việc tu học). Đồng thời, vào ngày này, chúng tăng muốn sám hối tội nghiệp của bản thân (gọi là “ngày tự tứ”), kết thúc an cư, cho nên năng lượng thiện lành mạnh mẽ nhất.

Phật Đà dặn dò Mục Kiền Liên, vào ngày này chuẩn bị năm thứ quả, trăm loại mỹ vị và y phục cũng như vật dụng khác nhau, cho vào bồn, mang đến trước Phật để cúng dường chúng tăng mười phương, được chúng tăng phát thiện nguyện, chúc nguyện cho phụ mẫu bảy đời. Như thế mẹ của ông mới có thể thoát khỏi cõi ngạ quỷ.

Mục Kiền Liên tuân theo lời chỉ dạy của Phật Tổ, vào ngày 15 tháng 7 âm lịch, ông mang thức ăn chay đựng trong bồn cúng dường chúng tăng mười phương. Dưới sự cho phép thiện lành của Phật Đà, thiện niệm của Mục Kiền Liên đã ngưng tụ được năng lượng tốt lành của chúng tăng mười phương, cuối cùng cứu được mẹ của ông thoát khỏi biển khổ ở cõi ngạ quỷ.

Thiện ác hữu báo, thần mục như điện

Tinh thần của câu chuyện Mục Kiền Liên cứu mẹ trong “Phật thuyết Vu Lan bồn kinh” và tư tưởng “hiếu đạo” của Nho gia Trung Quốc có sự tương thông. Câu chuyện này đã được lưu truyền trong kinh điển Phật giáo, trong các áng văn thơ, tạp kịch và hý kịch sau này, trở thành tích “Mục Liên cứu mẹ” quen thuộc với mọi người. Vào thời Tống tại Trung Quốc, trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn vào tiết Trung Nguyên, câu chuyện “Mục Liên cứu mẹ” được diễn trong vài ngày; Kinh kịch “Mục Liên cứu mẹ” thời nhà Minh cũng rất nổi tiếng.

“Mục Liên cứu mẹ” triển hiện một tầng khái niệm văn hóa phổ quát – thiện ác hữu báo, nghiệp do bản thân tạo ra thì bản thân phải hoàn trả. Người có pháp lực thần thông như Mục Kiền Liên cũng không cách nào chịu thay tội nghiệp của người khác, cho dù đó là tội nghiệp của phụ mẫu. Nếu bản thân tạo nghiệp thì chỉ có thể tự mình gánh chịu khổ cực, sửa sai hướng thiện rồi mới có hy vọng thoát khỏi biển khổ.

Mẹ của Mục Kiền Liên sinh tiền tạo nghiệp quá nặng nề nên bị đọa vào địa ngục chịu khổ, đến khi có được thức ăn thì dùng tay che chắn vì sợ ác quỷ đoạt mất. Có thể thấy chấp niệm tự tư của bà vẫn còn rất sâu nặng, không chịu ngộ đạo. Vì sao “thức ăn đưa đến miệng liền hóa thành than đỏ,” như thế nào cũng không ăn được? Người xưa chẳng phải giảng “Thần mục như điện” hay sao! Có thể thấy, một tư một niệm bé nhỏ sâu tận đáy lòng đều không thoát được khỏi Thần nhãn. Một chút thiện niệm trong tâm, một chút ánh sáng hướng thiện, Thần Phật đều biết cả. Ngược lại cũng đều như thế.

Thần mục như tia chớp soát xét, con người một khi đã tạo nghiệp thì phải hoàn trả. (Ảnh: fotolia)
Thần mục như tia chớp soát xét, con người một khi đã tạo nghiệp thì phải hoàn trả. (Ảnh: fotolia)

Từ sự phổ biến rộng rãi của câu chuyện “Mục Kiền Liên cứu mẹ” trong kinh Phật và sự hòa nhập của câu chuyện này trong xã hội, ngày 15 tháng 7 âm lịch cũng đã trở thành ngày của từ bi hỷ xả dung hợp với trời đất, phổ độ báo ân độ nhân. Lễ Vu Lan của Phật giáo kết hợp với phong tục dân gian, trở thành một ngày lễ tết vô cùng ý nghĩa. Những phong tục này khuyên bảo hậu nhân rằng, Thiên lý ‘nhân quả báo ứng’ vĩnh viễn không thay đổi. Việc tu hành là việc của bản thân, nghiệp lực do chính mình tạo ra không thể dùng thần thông của người khác để cứu chuộc. Thần mục như tia chớp soát xét, con người một khi đã tạo nghiệp thì phải hoàn trả.

Kỳ diệu hơn, câu chuyện này còn cho thấy một khía cạnh đặc biệt: Khi năng lượng thiện lành của nhiều người trên thế gian ngưng tụ và tề xuất, cũng có thể cảm động Thần Phật, đồng thời có thể cứu rỗi thế giới đang đảo lộn.


Hoài Nhẫn Nhẫn thực hiện
Tường Vân biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ

Epoch Times Tiếng Việt

Thiên thư "Chuyển Pháp Luân" - vạn năm khó gặp - Click xemspot_img
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Chuyển Pháp Luân
spot_img
Xem nhiều

Vì sao có nhân loại

Đại sư Lý Hồng Chí là người sáng lập môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công. Môn tu...

Bài liên quan

Cảnh sát đang luyện khí công - Click học miễn phíspot_img
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x