Sunday, July 6, 2025

Ngày anh hiểu tôi – và tôi hiểu chính mình

Liên Quan
Click Xem

Ngày anh hiểu tôi - và tôi hiểu chính mìnhNgày anh hiểu tôi - và tôi hiểu chính mình
Ngày anh hiểu tôi – và tôi hiểu chính mình

Tôi vốn là người sống an phận, không mưu cầu cao sang. Nhưng cuộc sống trước kia của tôi lại buồn khổ nhiều hơn là vui. Tôi lập gia đình năm 2010. Chồng tôi là người tốt tính, tâm lý với vợ con, chu toàn cả hai bên nội ngoại. Mọi công to việc nhỏ trong nhà, anh đều lo liệu. Tôi chỉ cần đi làm và chăm sóc con.

Nhưng vài năm gần đây, giữa chúng tôi thường xuyên xảy ra mâu thuẫn – bắt nguồn từ những bất đồng rất nhỏ trong sinh hoạt thường ngày. Ban đầu tôi cũng nghĩ, chuyện ấy là bình thường, ai chẳng vậy. Nhưng khi những mâu thuẫn cứ lặp lại, kéo dài ngày này qua tháng khác, năm này qua năm khác mà vẫn không thể tìm được tiếng nói chung, tôi dần cảm thấy cuộc sống thật bế tắc và mệt mỏi.

77
Ảnh chị Thương và con gái.

Tôi thích nấu những món ăn đơn giản, còn chồng tôi lại ưa cầu kỳ. Anh thường cho rằng tôi không có tâm chăm sóc gia đình, hoặc cho rằng tôi lười vì không chịu nấu món này, món kia. Anh thích tích trữ nhiều đồ ăn trong tủ đông, trong khi nhu cầu của chúng tôi lại không nhiều. Tôi thường xuyên phải bỏ đi thức ăn thừa, điều khiến tôi day dứt và cảm thấy có lỗi – bởi xung quanh còn biết bao người không đủ ăn.

Tôi lại là người khó ngủ và dễ tỉnh giấc. Mỗi lần mất ngủ, hôm sau cơ thể tôi như rơi vào trạng thái kiệt quệ. Nhưng chồng tôi thường thức khuya, dậy muộn, lại không để ý rằng những tiếng động như kéo ghế, đóng mở cửa giữa đêm có thể khiến tôi giật mình tỉnh giấc. Sáng hôm sau, tôi vừa đau đầu vừa buồn ngủ, vẫn phải cố gắng làm việc.

Chuyện chăm con, sinh hoạt gia đình – lẽ ra là sự đồng hành – thì anh lại hay quát mắng tôi thay vì cùng chia sẻ. Cuộc sống cứ như thế, lặp đi lặp lại đến mức mỗi lần về đến nhà, tôi lại thấy ngột ngạt và mỏi mệt. Trong khi tôi chỉ muốn một cuộc sống giản dị, yên ổn.

Thế mà nhiều lúc chồng tôi lại bảo tôi “dị” – khác người, vô tích sự, chẳng được gì cả. Có người đồng tình với anh, cho rằng tôi có phúc mà không biết hưởng. Tôi tự hỏi: vì sao chồng con lại mãi không hiểu mình? Rốt cuộc, mọi người sống vì điều gì? Cuộc sống này có ý nghĩa gì?

Tôi tìm đến Phật giáo. Tôi đọc Chú Đại Bi, chép kinh, lễ Phật 108 lạy mỗi ngày, hy vọng khai mở tâm trí. Tôi từng học Thần số học, đọc lời khấn nguyện hằng ngày. Nhưng những mâu thuẫn trong gia đình không vì thế mà vơi đi, thậm chí còn căng thẳng hơn. Có lúc tôi đã nghĩ đến chuyện rời bỏ cuộc hôn nhân này.

Sau một lần mâu thuẫn nặng nề, tôi buồn bã tìm đến một ngôi chùa để tĩnh tâm. Tôi tâm sự với một người bạn, và bạn ấy nhắc lại điều từng chia sẻ trước đó: về Pháp Luân Công.

Lúc đầu tôi không tin. Tôi từng nghe những câu chuyện đau thương ở Trung Quốc – nơi những người tu luyện Pháp Luân Công bị bức hại tàn khốc. Nhưng lần này, trong lúc tâm mỏi mệt cùng cực, tôi đã mở lòng.

Bạn tôi nói rằng cuốn sách Chuyển Pháp Luân có thể giúp tôi hiểu được căn nguyên khổ đau, nguồn gốc sinh mệnh và ý nghĩa chân chính của đời người. Tôi bắt đầu đọc sách trên trang vi.falundafa.org.

Ban đầu, tôi thấy sách khó hiểu. Nhưng những đoạn tôi hiểu được thì lại như đang nói với chính tôi. Càng đọc, tôi càng thấy tâm mình được khai mở. Tôi như tìm thấy chính mình trong từng dòng chữ. Và tôi quyết định tu luyện Pháp Luân Công – rèn luyện bản thân theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn.

99
Ảnh chị Huyền Thương cùng bạn đọc sách Chuyển Pháp Luân.

Trước khi tu luyện, mỗi lần mâu thuẫn với chồng, tôi luôn tìm cách chứng minh mình đúng. Và nếu thấy mình đúng, tôi cho mình cái quyền được lớn tiếng. Nhưng sau khi đọc Chuyển Pháp Luân, tôi hiểu rằng mọi việc xảy ra đều có nhân duyên. Có thể là đời trước mình từng không tốt với người ấy, nên hôm nay mới phải trả nợ. Chồng tôi – trong vai người tạo ra mâu thuẫn – chính là giúp tôi có môi trường để tu luyện tâm tính.

Từ đó, tôi bắt đầu thay đổi. Lúc đầu chỉ là nhẫn chịu, cố gắng không cãi lại. Nhưng càng đọc sách, càng thấm pháp lý, tâm tôi nhẹ nhàng hơn. Tôi biết nhẫn mà không còn oán hận. Tôi hiểu rằng: người tu luyện phải luôn tìm lỗi ở bản thân, không đổ lỗi cho người khác.

Tôi áp dụng điều đó trong việc dạy con. Trước đây, tôi hay dùng đòn roi. Nhưng sau tôi nhận ra: điều ấy chỉ làm tổn thương cả hai mẹ con. Đó là biểu hiện của sự bất lực, không phải là cách dạy dỗ chân chính.

Sau hơn hai năm tu luyện, cuộc sống tinh thần của tôi trở nên an yên. Không khí gia đình hòa ái, đầm ấm hơn. Ngoài việc học Pháp, tôi còn luyện 5 bài công pháp.

Trước đây tôi hay bị trúng gió, đau đầu, trào ngược dạ dày, và đặc biệt là thoái hóa 3 đốt sống cổ từ năm 2015. Có thời điểm, vai và cổ tay tôi đau đến mức không thể làm việc. Nhưng sau thời gian luyện công, tôi không còn những vấn đề đó nữa. Tôi có thể bê vác nặng – điều mà trước đây không thể tưởng tượng.

Chồng tôi làm trong ngành âm thanh, nên hay có những thùng loa, linh kiện rất nặng. Tôi đã từng tự mình khuân gần 20 thùng hàng nặng 17 kg từ ngoài hiên vào nhà, leo cầu thang rồi xếp gọn vào phòng. Đó là điều mà trước kia tôi không thể làm, cũng không bao giờ nghĩ mình nên làm.

Bây giờ, tôi hiểu rằng mình cần chia sẻ với chồng, không phải vì trách nhiệm, mà là vì trái tim đã thay đổi. Anh không nói ra, nhưng tôi biết anh cảm nhận được sự thay đổi trong tôi. Có lần anh còn đùa vui với bạn: “Học Pháp Luân Công như chị Thương ấy, khỏe lắm!”

Trước kia, tôi từng ngại ngần khi nghĩ đến việc làm cùng công ty với bạn thân – vì tự ti, vì lo sợ bị so sánh. Nhưng nhờ học Pháp, tôi hiểu rằng đó chỉ là tâm chấp trước. Tôi vượt qua, nộp đơn, và được bạn nhận vào công ty gần nhà – một môi trường tốt hơn hẳn nơi cũ. Đó là sự an bài tuyệt vời mà tôi tin rằng Đại Pháp đã mang đến.

2 32 3
Ảnh chị Huyền Thương và những người bạn.

Pháp Luân Đại Pháp không chỉ là một nơi thanh tịnh trong tâm hồn, mà còn là phương pháp chữa lành tuyệt vời cho cả thể xác và tinh thần. Tôi hy vọng những chia sẻ chân thành của mình sẽ giúp ai đó đang bế tắc tìm được ánh sáng.

[Câu chuyện của chị Nguyễn Thị Huyền Thương, sinh năm 1982 tại Phụng Công, Văn Giang, Hưng Yên. Hiện đang làm việc trong ngành xây dựng, là kỹ sư QS chuyên về khối lượng thi công, đấu thầu và công tác thanh quyết toán công trình.]

Khai Tâm biên tập (Dựa trên lời kể của nhân vật: Nguyễn Thị Huyền Thương)

Xem thêm

Vạn Điều Hay

Thiên thư "Chuyển Pháp Luân" - vạn năm khó gặp - Click xemspot_img
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Chuyển Pháp Luân
spot_img
Xem nhiều

Vì sao có nhân loại

Đại sư Lý Hồng Chí là người sáng lập môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công. Môn tu...

Bài liên quan

Cảnh sát đang luyện khí công - Click học miễn phíspot_img
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x