Monday, December 30, 2024

Nghiên cứu: Vi trọng lực, bức xạ không gian ‘kỳ lạ’ có thể khiến phi hành gia bị sỏi thận | Khoa học

Liên Quan
Click Xem

Mặc dù du hành vũ trụ đánh dấu sự tiến bộ của nhân loại nhưng vẫn là nguyên nhân gây hại cho cơ thể, theo một nghiên cứu xem xét sự hao mòn của việc du hành vũ trụ đối với các cơ quan nội tạng, cụ thể là thận.

Nature Communications, một tập san khoa học được bình duyệt, đã công bố nghiên cứu có nhan đề “Bệnh thận vũ trụ: nghiên cứu toàn diện, sinh lý và hình thái học tích hợp về rối loạn chức năng thận do du hành vũ trụ gây ra.”

Nghiên cứu này được công bố hôm 11/06, xem xét tác động của vi trọng lực và bức xạ vũ trụ thiên hà (GCR) lên cơ thể bằng cách sử dụng dữ liệu sinh học thu thập được từ loài gặm nhấm và con người.

Theo nghiên cứu, các mẫu phân tích đã được lấy từ 11 con chuột và năm người đã tiếp xúc với chuyến bay vũ trụ. Ngoài ra, các mẫu được lấy từ một con chuột đã tiếp xúc với vi trọng lực mô phỏng và bốn con chuột tiếp xúc với bức xạ vũ trụ.

Nghiên cứu này cho biết, để nghiên cứu xem liệu việc tiếp xúc với bức xạ có gây tổn thương mô dẫn đến “mất chức năng thận không thể phục hồi” hay không, các nhà khoa học đã dựa vào số liệu thống kê về sinh lý và giải phẫu từ 20 chuyến bay vũ trụ liên quan đến con người và loài gặm nhấm.

Các nhà khoa học cũng đã phân tích mẫu huyết tương và nước tiểu của 66 phi hành gia trên Trạm Không gian Quốc tế (ISS) trong thời gian lên tới 180 ngày.

Nghiên cứu cho biết các nhà khoa học trên ISS — lơ lửng trên quỹ đạo Trái đất tầm thấp (LEO) — có thể biểu hiện ra sự thoái hóa cơ xương, thần kinh, mắt, và tim mạch trong vòng vài tuần sau chuyến bay vũ trụ trên trạm ISS.

Nghiên cứu này cho biết các vấn đề về nội tạng do quỹ đạo Trái Đất tầm thấp gây ra không được biết đến ngay lập tức vì không có triệu chứng rõ ràng, và vì thế mà ít được nghiên cứu.

Nghiên cứu cũng nói rằng điều đã biết là các phi hành gia dễ bị sỏi thận ở “tỷ lệ cao bất thường.”

Theo nghiên cứu, các phi hành gia có nguy cơ bị sỏi thận cao gấp hai đến bảy lần sau một năm kể từ chuyến bay vào không gian và con số đó tăng gấp đôi đối với các phi hành gia trong chuyến bay.

Nghiên cứu trích dẫn một chuyến bay vào không gian của Liên Xô mà trong đó một phi hành gia đã gặp phải các triệu chứng sỏi thận nặng đến mức nhiệm vụ gần như phải chấm dứt; tuy nhiên, các viên sỏi đã biến mất “ngay trước khi bắt đầu hạ quỹ đạo khẩn cấp.”

Theo nghiên cứu, vi trọng lực—sự giảm trọng lực dẫn đến trạng thái không trọng lượng của con người và các vật thể trôi nổi trong không gian—có thể tăng tốc quá trình và thay đổi hóa sinh trong sự kết tinh sỏi thận.

Nghiên cứu cũng cho biết vi trọng lực còn khiến xương bị mất khoáng chất.

Theo nghiên cứu, mức điện giải và chất lỏng trong chuyến bay vào không gian có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi huyết áp và mức kali, dẫn đến sỏi thận.

Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho biết vi trọng lực không phải là thủ phạm duy nhất: còn có bức xạ không gian.

Theo nghiên cứu, bức xạ không gian phát ra từ ba hiện tượng thiên hà: sự phun trào nhật hoa, gió mặt trời, và bức xạ vũ trụ thiên hà.

Bức xạ vũ trụ cũng có thể gây ung thư, mà đây vốn là điều mà các nhà khoa học lo ngại khi lập kế hoạch cho chuyến bay khứ hồi hơn 1 tỷ dặm tới sao Hỏa.

Con người khám phá sao Hỏa

NASA đang nhắm tới việc khám phá sao Hỏa vì cơ quan này tin rằng “đây là một trong những nơi hiếm hoi khác trong hệ mặt trời mà chúng ta biết là có thể đã từng tồn tại sự sống.”

“Những gì chúng ta biết về Hành tinh Đỏ sẽ giupws chúng ta biết thêm về quá khứ và tương lai của Trái đất, đồng thời có thể giúp trả lời liệu sự sống có tồn tại bên ngoài hành tinh quê hương của chúng ta hay không,” NASA tuyên bố trên trang web của mình. “Giống như Mặt trăng, sao Hỏa là một điểm đến phong phú cho khám phá khoa học và là động lực của các công nghệ cho phép con người du hành và khám phá xa Trái đất.”

NASA cho biết họ đặt mục tiêu đưa các phi hành gia lên Hành tinh Đỏ trong những năm 2030 và hiện đang chế tạo các hệ thống động cơ đẩy tân tiến để thực hiện hành trình tới Sao Hỏa và quay trở lại sau hai năm.

“NASA đang tiến hành nhiều phương án, bao gồm động cơ đẩy điện hạt nhân và nhiệt hạt nhân,” cơ quan vũ trụ này cho biết. “Cả hai đều sử dụng phản ứng phân hạch hạt nhân nhưng rất khác nhau. Hỏa tiễn điện hạt nhân hiệu quả hơn, nhưng không tạo ra nhiều lực đẩy. Ngược lại, động cơ đẩy nhiệt hạt nhân cung cấp nhiều lực đẩy hơn.”

Ngoài ra, NASA đang chế tạo phụ tùng hạ cánh bơm hơi cho phép phóng một tàu vũ trụ nặng hơn — điều này sẽ là cần thiết để bay vào bầu khí quyển.

“NASA đang nghiên cứu một tấm chắn nhiệt có thể bơm phồng, cho phép diện tích bề mặt lớn nhưng chiếm ít không gian hơn trong hỏa tiễn so với một tấm chắn cứng,” cơ quan này cho biết. “Công nghệ này có thể giúp tàu vũ trụ hạ cánh trên bất kỳ hành tinh nào có khí quyển. Tấm chắn này sẽ mở rộng và bơm phồng trước khi tiến vào khí quyển sao Hỏa để tàu và phi hành gia hạ cánh một cách an toàn.”

NASA cho biết họ cũng đang chế tạo các bộ quần áo linh hoạt và dễ thích ứng hơn cũng như các phòng thí nghiệm di động để di chuyển qua các hành tinh và tiến hành các thí nghiệm.

The Epoch Times đã liên lạc với tác giả kỳ cựu của nghiên cứu này cũng như với NASA để yêu cầu bình luận và hỏi xem nghiên cứu nào về tác hại của việc du hành vũ trụ đối với con người đã được thực hiện.


Tuệ Minh biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times


Matt McGregorMatt McGregor

BTV Epoch Times Tiếng Anh

Ông Matt McGregor đưa tin từ North và South Carolina cho The Epoch Times. Quý vị có thể gửi những ý tưởng về câu chuyện của mình cho ông ấy tại: [email protected].

Epoch Times Tiếng Việt

Thiên thư "Chuyển Pháp Luân" - vạn năm khó gặp - Click xemspot_img
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Chuyển Pháp Luân
spot_img
Xem nhiều

Vì sao có nhân loại

Đại sư Lý Hồng Chí là người sáng lập môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công. Môn tu...

Bài liên quan

Cảnh sát đang luyện khí công - Click học miễn phíspot_img
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x