Tục ngữ có câu: “Sông sâu tĩnh lặng, lúa chín cúi đầu; nước sâu tĩnh lặng, người khôn kiệm lời”, cúi đầu ở đây không phải chỉ sự nghèo hèn, nhận thua, mà là chỉ sự giáo dưỡng. Một người thông minh sẽ biết cúi đầu trước 3 người này:
Cúi đầu trước cha mẹ
Trong “Sơ khắc phách án kinh kỳ” ghi chép lại một câu chuyện như sau, có một cậu thanh niên tên là Lưu Đạt Sinh, sinh ra ở Khai Phong, Hà Nam vào thời nhà Tống. Cha cậu mất sớm, cậu sống cùng với mẹ tên là Ngô thị.
Một ngày nọ, Lưu Đạt Sinh cùng mẹ đi đến một ngôi đền gần đó để cầu phúc. Sau đó, Ngô thị đã phải lòng một vị Đạo sĩ.
Lưu Đạt Sinh cho rằng, mẹ cậu không tuân theo quy tắc, đây là hành vi không phù hợp với luân thường đạo lý, bởi vậy cậu cho rằng bọn họ cần phải tuyệt giao với nhau, nhưng nói thế nào mẹ cậu cũng không nghe, bà còn cho rằng, con trai đang cản trở tình cảm cá nhân của bà. Do vậy, hai mẹ con cãi nhau đến mức phải nhờ quan phủ đứng ra giải quyết.
Vị quan phủ hỏi Lưu Đạt Sinh, vì sao lại làm mẹ phẫn nộ như vậy. Lưu Đạt Sinh lại một mực cho bằng, bản thân đã phạm phải sai lầm, nếu khiến mẹ cảm thấy không hài lòng, vậy thì hết thảy mọi hình phạt cậu sẽ nhận hết.
Vị quan phủ cho rằng, mẹ cậu là Ngô Thị cũng có tội và chịu hình phạt là đánh 20 roi. Lưu Đạt Sinh nhìn thấy mẹ chịu hình phạt, cậu không chịu nổi cảnh mẹ bị đánh, nên đã nhanh chóng chạy đến đỡ đòn cho mẹ.
Bởi vì Lưu Đạt Sinh luôn biết cách ‘cúi đầu’ trước cha mẹ, do vậy vị quan phủ rất thích cậu, sau đó còn tiến cử cậu làm quan trong triều, sau này gia đình cậu cũng ngày một hưng thịnh, phát đạt.
Thành thật mà nói, không phải cha mẹ nào cũng hoàn hảo, là đấng toàn năng, họ cũng có thể mắc lỗi trong quá trình nuôi dạy con cái.
Cha mẹ sinh con ra đều yêu thương và có thể hy sinh vì con một cách vô điều kiện, họ luôn muốn con cái sau này sẽ có một tương lai tốt đẹp. Bậc làm con cần phải làm tròn chữ ‘hiếu’, từng bước trưởng thành, có lòng hiếu kính trong tâm, biết nhún nhường “cúi đầu” trước cha mẹ, bạn nhất định sẽ có một tương lai tốt đẹp.
Cúi đầu trước bậc quân tử
Vào những năm đầu triều Hán, Lưu Bang đã cử sứ giả của mình là Lục Cổ đến Nam Việt để đàm phán với Triệu Tha. Lúc đó Triệu Tha lợi dụng tình hình hỗn loạn đã đem quân chiếm lấy 3 quận và tự mình phong vương.
Lục Cổ đem theo phong ấn của Lưu Bang đi Nam Việt, thấy Triệu Tha ngồi trên ngôi cao với vẻ mặt thờ ơ, coi thường.
Lục Cổ nói: “Lưu Bang có thể bình định thiên hạ trong vòng 5 năm, đây không phải là sức người có thể làm được mà là thuận theo Thiên ý. Lưu Bang thương cảm dân chúng lầm than, không muốn xảy ra tai họa chiến tranh, vì vậy mới sai sứ giả mang phong ấn đến với chủ trương hòa hiếu.
Triệu Tha bỗng nhiên bừng tỉnh, cúi đầu nhận lấy phong ấn.
Cổ nhân có câu: “Bậc thầy nhân nghĩa thì không nên đụng đến dù chỉ một li”.
Nhưng phàm là người có thể đứng ở bậc thứ cao, không phải vì họ có bao nhiêu của cải, lợi hại như thế nào, mà họ đã trở thành ‘niềm hy vọng’ của bách tính, là biểu tượng của sự nhân nghĩa
Do vậy, người thông minh nhất định phải biết ‘cúi đầu’ trước những người đức cao, nhân từ, đồng hành cùng với sự chính nghĩa.
Một người dù có thông minh đến mấy, nhưng nếu không có nền tảng của đạo đức và nhân nghĩa thì dù sớm muộn gì cũng bại vong. Đạo lý này đúng so với bất kì thời đại nào.
Cúi đầu trước kẻ hồ đồ
Làm người, lúc nào nên hồ đồ thì nên hồ đồ, lúc nào cần thanh tỉnh thì nên thanh tỉnh, có như vậy thì cuộc sống mới có thể thông tỏ.
Thông thường, khi gặp người quen trên đường, chúng ta sẽ hỏi han kiểu như: “bạn ăn cơm chưa?” Bên kia trả lời là “chưa”. Rồi cả hai nhìn nhau mỉm cười và rời đi.
Tại sao đối phương chưa ăn cơm mà người kia lại không mời anh ta? Nếu suy nghĩ một cách nghiêm túc hơn, hàng loạt rắc rối sẽ ập đến, mối quan hệ giữa các cá nhân sẽ trở nên khó xử.
Người thông minh tỏ ra hồ đồ một chút lại chính là hành động đúng đắn.
Giả vờ hồ đồ giống như một viên đá được mài nhẵn các góc cạnh và sẽ không khiến người khác chịu tổn thương và oán hận.
Gặp người hồ đồ, chúng ta cần học được cách cúi đầu nhường bước, như vậy mới giúp cuộc sống được an nhiên tự tại.
Người xưa nói: “Quá cứng sẽ dễ hỏng việc, mềm như nước lại không có tổn hại gì”.
Làm người thì cần làm được vừa cứng rắn, vừa mềm dẻo, vừa thể hiện được sự mạnh mẽ trong công việc, sự nghiệp, vừa thể hiện được sự thiện lương, hiền lành trong đối nhân xử thế.
Cúi đầu có thể phân thành hai loại: Một là cúi đầu cười, hai là cúi đầu khóc.
Thay vì bị ép cúi đầu, chúng ta nên chủ động cúi xuống trước để tránh bị sỉ nhục và phạm vào quy tắc làm người.
Bởi vì hiểu được cho nên mới biết cúi đầu, học được cúi đầu mới có thể ngẩng cao đầu.
Lan Hòa biên tập
Nguồn: Secretchina (Phương Sát)
Xem thêm
Vạn Điều Hay