Saturday, December 21, 2024

Nguyên thần bất diệt: “Hoà thượng Đại Biều” chuyển sinh làm Thế tử Đường Vương | Nguyên thần bất diệt

Liên Quan
Click Xem

Tác giả: Đức Huệ

[ChanhKien.org]

Vào cuối triều Minh, ở Nam Dương, tỉnh Hà Nam có một tăng nhân, vì sức ăn quá người thường nên được gọi biệt danh là “Đại Biều” (cái muôi lớn). Vị hoà thượng Đại Biều này một lòng hướng thiện, từng phát thệ nguyện muốn xây một chiếc cầu, giúp thế nhân thuận tiện đi lại, còn bản thân mình chỉ cần có một chỗ ở bên cạnh chiếc cầu là được rồi. Xây cầu tốn không ít ngân lượng, nhưng trong người hoà thượng Đại Biều không có một đồng, cần có đại thí chủ là một gia đình giàu có bố thí tiền tài giúp đỡ mới có hy vọng thành công. Thế là mỗi khi chùa có tổ chức các hoạt động lễ bái, ông thường kêu gọi thiện nam tín nữ: “Ai xây cầu này, hoà thượng ta nguyện làm con cháu của người đó”, ý nói là ai có thể xuất tiền ra làm cầu, tôi nguyện ý đời sau chuyển sinh làm con cháu của người đó để báo ân.

Thời triều Minh, đất phong của Đường Vương chính ở Nam Dương, tỉnh Hà Nam, vương phủ cách ngôi chùa của hoà thượng Đại Biều 15 dặm (một dặm Trung Quốc bằng 500m). Đường Vương luôn nghe văng vẳng bên tai tiếng hô “Ai xây cầu này, hoà thượng ta nguyện làm con cháu của người đó”. Thế là Đường Vương bèn hỏi Thái giám đang hầu hạ mình, Thái giám trả lời: “Nghe nói có một hoà thượng tên gọi Đại Biều thường hô như vậy”, rồi thuật lại chi tiết đầu đuôi câu chuyện. Sau khi nghe xong Đường Vương rất hiếu kỳ, liền lệnh cho Thái giám mời hoà thượng Đại Biều vào phủ yết kiến. Vừa gặp, Đường Vương thấy quả nhiên là một tăng nhân bộc trực thiện lương, liền mời ông hô lại câu đó “Ai xây cầu này, hoà thượng ta nguyện làm con cháu người đó”, Đường Vương nghe một cái quả nhiên đúng là âm thanh thường nghe thấy trong những ngày trước đó. Đường Vương cảm thấy thần kỳ bèn hạ lệnh xuất kho ra 3000 lượng bạc trắng dùng để xây cầu.

Ngày cây cầu hoàn tất, rất nhiều thái giám và nô tỳ trong vương phủ đều nhìn thấy hoà thượng Đại Biều đi vào trong vương phủ, xông vào hậu vương phủ, chính trong lúc này, Vương phi sinh Thế tử (con trai trưởng của Vương, người kế thừa Vương vị). Đường Vương lập tức sai người đi đến chùa tìm hoà thượng Đại Biều, không lâu sau thủ hạ trở về bẩm báo: “Lúc họ đi tới thì hoà thượng Đại Biều đã tạ thế rồi”. Do đó, Đường Vương ngộ rằng: hoà thượng Đại Biều đã đoái hiện thệ nguyện thoát thai chuyển thế làm con trai của ông rồi. Vị Đường Thế tử này sinh ra đã có lòng từ bi, thông minh trí huệ, yêu mến và kính trọng Phật Pháp, sau khi trưởng thành hàng năm đều bố thí đồ ăn cho hàng ngàn tăng nhân, gọi là “Lễ ngàn tăng”, mọi người đều nói rằng đây là do đời trước là tăng nhân. Bây giờ vị Thế tử này đã kế thừa ngôi vị, thành Đường Vương mới. Câu chuyện này được Thiền sư Đại Nguyên nổi tiếng thời đó kể cho Vương Đồng Quỹ, tác giả của sách cổ Nhĩ Đàm triều Minh. Thật đáng tiếc là, trong sử sách không ghi rõ vị Đường Vương nào.

Thiền sư Đại Nguyên là một y sư nổi tiếng cuối triều Minh, tinh thông Tố Vấn, Nan Kinh và tám phương pháp châm cứu, các loại bệnh đều có thể chữa khỏi bằng châm cứu, các phi tần trong hậu cung, các đại thần, hoạn quan cùng hoàng thân quý thích đều kính trọng ông, ông viên tịch vào cuối đời Sùng Trinh. Thiền sư Đại Nguyên đối với các sự việc trong giới thượng tầng bấy giờ đều nắm rõ, do đó tính chân thực của thông tin ông cung cấp có thể được bảo đảm.

Thông tin trong bài này, hoà thượng Đại Biều phát thệ “Ai xây cầu này, hoà thượng ta nguyện làm con cháu của người đó”, kết quả thệ nguyện này liền ứng nghiệm, đời sau của ông thật sự đã làm con trai của Đường Vương. Có thể thấy phát thệ là phải thực hiện.

Hiện nay, rất nhiều người Trung Quốc lúc gia nhập tổ chức Trung Cộng đều từng phát thề độc vì Trung Cộng hy sinh tất cả, vậy thì lúc Trung Cộng bị tiêu vong, những lời thề đó phải thực hiện, thế thì thật sự phải chết cùng với Trung Cộng, cùng bị huỷ diệt, làm vật tuẫn táng cho Trung Cộng. Điều này là không đáng nhất, cũng là tương lai bi thảm nhất. Do đó, hiện nay rất nhiều người tu luyện vì cứu người, khuyên con người thoái xuất khỏi Trung Cộng, vì chỉ cần bạn biểu đạt thái độ thoái xuất, như thế những lời thề độc lúc gia nhập trước đây cũng liền bị xoá bỏ. Lúc Trung Cộng bị diệt, bạn cũng sẽ bình an, có thể bước vào kỷ nguyên mới của lịch sử.

Nguồn tài liệu từ Nhĩ Đàm

Nguyên văn: “Hoà thượng Đại Biều”: Nam Dương có “hoà thượng Đại Biều”, sức ăn hơn người nên gọi là “Đại Biều”. Thệ xây cầu mà chỉ cần sống bên cạnh, ai xây sẽ đắc được công quả vô lượng. Mỗi ngày hô: “Ai xây cầu này, hoà thượng ta nguyện làm con cháu người đó”. Mà cung Đường Vương cách đó 15 dặm, luôn nghe văng vẳng bên tai tiếng hô, liền hỏi hoạn quan, hoạn quan bẩm báo người hô là “hoà thượng Đại Biều”, liền lệnh mời yết kiến, quả nhiên đúng như những gì đã nghe thấy, thế là xuất 3000 quan tiền ra xây cầu. Sau khi cầu xây xong, một hôm hết thảy mọi người trong cung đều nhìn thấy hoà thượng xông vào cung, và bên trong báo ra Thế tử đã chào đời, đời này làm vua. Cùng thời điểm đó hoà thượng tạ thế tại nơi ở của mình. Vị vua này từ bi trí huệ, mỗi bữa cúng dường đến ngàn tăng nhân, gọi là “Lễ ngàn tăng”, thật là trùng hợp! Theo Thiền sư Đại Nguyên.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/278578

Ngày đăng: 26-01-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.

ChanhKien.org

Thiên thư "Chuyển Pháp Luân" - vạn năm khó gặp - Click xemspot_img
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Chuyển Pháp Luân
spot_img
Xem nhiều

Vì sao có nhân loại

Đại sư Lý Hồng Chí là người sáng lập môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công. Môn tu...

Bài liên quan

Cảnh sát đang luyện khí công - Click học miễn phíspot_img
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x