Monday, September 16, 2024

Nhạc khí thời cổ đại: Sênh tượng trưng cho hình tượng đẹp và âm thanh của phượng hoàng

Liên Quan

Âm sắc của sênh cao quý, hoa mỹ và đầy đặn là vậy, nhưng người hiện đại hầu như đã lãng quên loại nhạc khí cổ xưa này. Tương truyền, “Sênh” được Nữ Oa thiết kế và sáng tạo theo hình tượng chim Phượng, chính vì âm sắc của nó giống như tiếng chim Phượng nên thanh âm của Sênh thường được gọi là “Phụng minh”.

Trong “Thích Danh” có ghi chép rằng: “Sênh, cũng gọi là sinh. Giống như vật mọc lên từ lòng đất mà sinh sôi. Nó làm từ trái bầu, phần giữa trống không để đặt lưỡi vè”. Vì thế, “sênh” được xem là vật tượng trưng cho vạn vật nảy sinh trên mặt đất. Một số tài liệu sử sách cũng đề cập đến sự dài ngắn khác nhau của miêu sênh, thực tế nó tượng trưng cho khí âm dương, do đó, hình dạng và cấu trúc của Sênh đối ứng với khí của Trời Đất và Ngũ hành Âm dương. Có thuyết nói, khi người xưa dùng các loại nhạc khí diễn tấu như Chuông, Khánh, Trống, Sênh thì sẽ có Phượng hoàng nhảy múa theo.

Sênh là nhạc khí có quản làm bằng vè đồng của Trung Quốc cổ đại, do phần đẩu Sênh thời xưa làm bằng bầu, cũng chính là từ hồ lô khoét cắt mà chế thành, cho nên thuộc về loại nhạc khí dùng từ bầu trong “bát âm”. Các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra 14 quản Sênh được khai quật từ mộ táng của Tăng Hầu Ất – Quốc quân chư hầu vào 2,400 năm trước, đây là đồ vật sớm nhất được biết đến hiện nay.

Vào thế kỷ 15 trước Công Nguyên, trong giáp cốt văn của nhà Ân đã có những ghi chép liên quan đến “hòa”, loại Sênh lớn được gọi là “vu”, Sênh nhỏ gọi là “hòa”. Như vậy có thể thấy, Sênh có lịch sử ít nhất là 3,000 năm.

Có những câu chuyện liên quan đến “vu” như sau: Thời Chiến Quốc, Tề Tuyên Vương là vị Quốc vương rất yêu thích âm nhạc, ông ấy rất thích nghe hợp tấu “vu” quy mô lớn. Lúc ấy có một người là ẩn sĩ Nam Quách, vì hoàn cảnh khốn khó không còn đường sống vì vậy liền đi lẫn vào đám tấu của đội nhạc.

Tuy nhiên, cảnh vui chẳng kéo dài lâu, sau khi Tuyên Vương qua đời, Mẫn Vương kế vị, lại chỉ thích nghe độc tấu “vu”, muốn tìm một người giỏi thổi tấu. Nam Quách vốn không biết thổi Vu, không còn cách nào khác chỉ còn cách sợ hãi bỏ chạy. Chuyện này khi đó được dẫn làm chuyện cười, điển cố thành ngữ “lạm vu sung số”, cũng chính bắt nguồn từ đây. (Thành ngữ này dùng để ví kẻ không có tài năng thực học lẫn vào những người có chuyên môn để bổ sung số lượng).

Cấu trúc của sênh có thể được chia thành phần đẩu sênh, phần nắm sênh, quản sênh, v.v. Đẩu sênh còn được gọi là tòa sênh, thời cổ đại được làm bằng hồ lô, sau thời nhà Đường đổi làm bằng gỗ, bây giờ nó được làm bằng hợp kim đồng, chức năng của nó là ổn định và nối kết các miêu sênh.

Phần nắm giữ sênh còn được gọi là bổng sênh, “sênh” nhìn bề ngoài rất giống cánh chim phượng, do đó cũng được gọi là “phụng sênh”; theo truyền thuyết, âm thanh của nó tương tự như tiếng chim phượng hoàng, cho nên cũng gọi là “phụng minh”. Quản sênh, còn gọi là miêu sênh, được làm bằng trúc có độ dài ngắn khác nhau. Trên miêu sênh khoét một lỗ để đặt ngón tay, cũng là lỗ để âm thoát ra ngoài. Độ dài của miêu sênh tương ứng với độ cao thấp của âm phát ra.

Từ thời Nam Bắc triều đến thời nhà Tùy, nhà Đường, “sênh” chiếm vị trí quan trọng trong âm nhạc cung đình; thời nhà Minh, nhà Thanh, sênh còn được sử dụng làm phần tấu đệm rộng rãi trong hát nói, hý khúc và hợp tấu nhạc khí dân gian, với đủ hình dạng các loại như đẩu hình vuông, hình tròn, đẩu lớn, đẩu nhỏ, cách bài xếp vị trí âm cũng không hề giống nhau.

Thời cổ đại, sênh được gọi là “hòa”, thực tế từ “hòa” không chỉ là tên gọi khác, mà đại biểu cho tinh thần bao dung, bình hòa, hòa hợp. Trong đoàn nhạc dân tộc thời hiện đại, “sênh” cũng đang đóng vai trò của âm Giốc như thế. Nó có thể phối hợp nhiều loại nhạc cụ, mang đến sự hòa điệu mỹ diệu cùng lúc giữa các nhạc khí không cùng một tính, thuộc nhiều loại âm sắc khác nhau.

Trong cách đối nhân xử thế, nếu chúng ta có thể giống như “sênh”, nghĩ cho người khác trước, gặp vấn đề sẽ tự tìm ra thiếu sót của bản thân và hòa hợp với người khác, thì có lẽ xã hội này khắp nơi sẽ tràn ngập sự tường hòa. Bạn có nghĩ như vậy không?

(Bài viết đăng lại từ zhengjian.org)


Cổ Âm thực hiện

Thiên Lý biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ

Epoch Times Tiếng Việt

Thiên thư "Chuyển Pháp Luân" - vạn năm khó gặp - Click xemspot_img
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Chuyển Pháp Luân
spot_img
Xem nhiều

Vì sao có nhân loại

Đại sư Lý Hồng Chí là người sáng lập môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công. Môn tu...

Bài liên quan

Cảnh sát đang luyện khí công - Click học miễn phíspot_img
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x