Saturday, December 21, 2024

Nhận nuôi đứa trẻ bị bỏ rơi, 25 năm sau người phụ nữ lượm rác được báo hiếu bằng món quà bất ngờ

Liên Quan
Click Xem

Dù khi đó hoàn cảnh gia đình khó khăn, bà Hồ Hạnh Trân vẫn muốn nhận nuôi đứa trẻ đáng thương mà bà tình cờ nhìn thấy ở khu vực gần nhà.

Giáo sư Lý Mai Cẩn – một chuyên gia trong lĩnh vực Tâm lý tội phạm và Nuôi dạy con cái từng nhận định: Hành vi và tâm lý của một người sau trưởng thành là biểu hiện của những trải nghiệm quá khứ. Vậy nên, đứa trẻ chịu tổn thương tâm lý sâu sắc từ nhỏ sẽ gặp khó khăn trong quá trình trưởng thành, tệ hơn là mất đi nhận thức đúng sai.

Khi đó, tình yêu thương của cha mẹ, dù là quan hệ máu mủ hay chỉ là trên danh nghĩa, cũng đều là chìa khóa giúp con tháo gỡ mọi khó khăn, tìm lại hướng đi đúng đắn của cuộc đời. Câu chuyện dưới đây sẽ là ví dụ chứng minh cách giáo dục đúng đắn của cha mẹ có thể chữa lành trải nghiệm bất hạnh thời ấu thơ của con thế nào.

Cuộc gặp gỡ định mệnh

Năm 1992, một bé gái chưa đầy tháng bị bỏ rơi tại ngôi làng ở huyện Nhạc Tây, thành phố An Khánh, tỉnh An Huy (Trung Quốc). Sau khi dân làng không tìm được cha mẹ đứa trẻ, một người đã lên tiếng nhận nuôi nhưng vài ngày sau đã trả lại bởi không chịu được tiếng khóc của cô bé. Tiếp đó, một người đàn ông họ Trương cũng đưa cô bé về nhà chăm sóc nhưng chỉ được một tuần lại cho đi.

Cứ như thế, cô bé bị chuyền tay nhau từ nhà này qua nhà khác. Cho đến khi, người làng hỏi bà Hồ Hạnh Trân, một người phụ nữ hiếm muộn, rằng có muốn nhận nuôi bé gái không. Thương cảm cho hoàn cảnh đứa trẻ, bà Hồ Hạnh Trân đã mang cô nhóc về nhà.

Ảnh minh hoạ. Nguồn ảnh: Soha

Ban đầu, quyết định này của bà bị chồng phản đối kịch liệt. Nguyên nhân không phải đến từ việc ông sợ phiền hà. Mà bởi lẽ chỉ cách đây 2 năm, hai vợ chồng bà Hồ Hạnh Trân cũng nhận nuôi một đứa trẻ bị bỏ rơi về nuôi. Tuy nhiên, cô nhóc vừa qua đời vì bệnh tật mà không có tiền chữa trị. Ám ảnh tâm lý đã đi theo người đàn ông này suốt một quãng thời gian dài. Ông không muốn chứng kiến bất kỳ người con nào của mình phải ra đi vì cái nghèo nữa.

Trước sự phản đối của chồng, bà Hồ Hạnh Trân vẫn không từ bỏ ý định nhận nuôi cô bé. Thấy vợ kiên quyết đến thế, người chồng chỉ có thể phó mặc. Sự xuất hiện của một đứa trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh sẽ ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống khó khăn của hai vợ chồng. Biết hoàn cảnh của gia đình bà, nhiều người trong làng động viên: “Thiếu gạo, cứ đến chỗ chúng tôi”.

Đứa trẻ được đặt tên mới là Vương Đông Hồng. Để có thêm tiền nuôi con gái, ngoài làm ruộng, vợ chồng Hồ Hạnh Trân còn làm đủ thứ nghề. Vợ nhặt rác, cấy cày thuê, trong khi chồng làm thợ xây. Tuy cuộc sống còn nhiều vất vả nhưng ngôi nhà luôn hạnh phúc vì ngập tràn tiếng cười của trẻ con.

Vợ chồng bà Hồ Hạnh Trân không nề hà việc nặng để kiếm đủ tiền nuôi con gái nuôi (Ảnh minh hoạ). Nguồn ảnh: Soha

Khi Đông Hồng lên 4 tuổi, cha nuôi của cô bé bị ngã từ giàn giáo xuống đất trong lúc làm việc. Dù ông giữ được tính mạng song lại bị liệt toàn thân. Gánh nặng kinh tế đổ dồn lên vai bà Hồ Hạnh Trân – người phụ nữ khi đó đã gần 50 tuổi.

Hơn một năm sau, người chồng qua đời. Thấy cuộc sống quá bất hạnh, bà Hồ Hạnh Trân từng có ý định tự kết liễu cuộc đời mình. Thế nhưng khi nghĩ đến con gái còn quá nhỏ, bà lại cố gắng vực dậy tinh thần. Có người khuyên bà bán con nuôi cho gia đình khác song bà kiên quyết từ chối. Bởi bà sợ Vương Đông Hồng rơi vào gia đình không tử tế, bị đối xử bất công.

Để nuôi con gái, bà Hồ Hạnh Trân không nề hà làm việc gì từ nhặt rác, bán rau cho đến làm thuê làm mướn. Có lần đi nhặt rác được người ta cho miếng ăn, bà cũng để dành mang về cho con. Bà luôn cố gắng tiết kiệm từng chút một để con gái nuôi được đến trường.

Biết mẹ vất vả nên Đông Hồng càng nỗ lực học tập và thường đứng đầu lớp. Lên cấp 2, cô bé này còn vừa đi học vừa làm thêm ở một tiệm ăn để kiếm tiền đỡ đần mẹ.

Bà Hồ Hạnh Trân và con gái nuôi. Nguồn ảnh: Soha

Năm Đông Hồng lên cấp 3, học phí tăng cao khiến gánh nặng tài chính càng trở nên lớn hơn bao giờ hết. Khi các bạn đã bắt đầu nhập học, Đông Hồng vẫn mải miết đi làm thêm. Biết mẹ đã vất vả thế nào nên để có tiền đóng học, Đông Hồng luôn tận dụng thời gian rảnh rỗi để kiếm thêm tiền. Tình cờ, câu chuyện của cô lọt đến tai cô Hiệu trưởng. Biết hoàn cảnh khó khăn của học trò, lại còn nghe tin Đông Hồng vừa ngoan vừa học giỏi, giáo viên này đã cố gắng nghĩ cách giúp đỡ gia đình họ.

Cô Hiệu trưởng tìm kiếm sự giúp đỡ từ các tổ chức từ thiện trong thành phố. Nhờ vào số tiền được ủng hộ, Đông Hồng lại tiếp tục được viết tiếp giấc mơ đến trường.

3 năm sau, Đông Hồng đỗ đại học. Trong những ngày con học xa nhà, bà Hồ Hạnh Trân vẫn chăm chỉ đi nhặt rác, làm giúp việc để thêm tiền cho con ăn học. Sau khi con gái tốt nghiệp, mẹ nuôi đã ngoài 60 tuổi, nhiều năm lao lực nên sức khỏe cũng đi xuống nghiêm trọng.

Bà tâm sự với con gái: “Mẹ chỉ mong con lập gia đình, nhắm mắt xuôi tay cũng yên tâm”. Bà cũng từng nói, vì không biết bản thân còn sống được bao lâu nên chỉ khi nhìn thấy con gái có người chăm sóc, bà mới thanh thản trong lòng.

Báo đáp mẹ bằng căn nhà 2 tầng và cuộc sống giàu sang

25 năm sau, không phụ sự kỳ vọng của mẹ, cô bé bỏ rơi năm nào đã trở thành thiếu nữ xinh đẹp và thành tài. Điều đáng quý hơn là cô chưa bao giờ quên công lao nuôi dưỡng của người mẹ nuôi. Cô đã kết hôn, sinh con và đưa mẹ lên sống cùng gia đình nhỏ trên thành phố.

Ít lâu sau, do không quen nhịp sống đông đúc nơi đô thị, bà quyết định quay về quê hương. Nhìn thấy cảnh căn nhà xuống cấp nghiêm trọng, Đông Hồng không an tâm để mẹ nuôi sống một mình.

Sau đó, cô đã bù đắp cho những hy sinh của mẹ nuôi bằng một căn nhà 2 tầng lầu khang trang. Cô biết mẹ từng mơ về một căn nhà đẹp đẽ hơn nhưng hoàn cảnh không cho phép. Ngay lập tức, hành động của Đông Hồng nhận được rất nhiều lời tán dương không chỉ của người làng, mà cả những người không quen biết.

Bà Hồ Hạnh Trân và căn nhà 2 tầng khang trang được con gái nuôi tặng. Nguồn ảnh: Soha

Cô gái này luôn cho rằng, đó là việc nên làm. “Mẹ đã vất vả cả đời nuôi tôi, thực hiện ước mơ cho bà là việc nên làm”, Đông Hồng nói.

Toàn bộ tiền tiết kiệm trước đó của Đông Hồng đã dành để mua đất, xây nhà cho mẹ. Thậm chí cô còn vay mượn thêm, để mẹ có được một căn nhà khang trang như bà mong muốn. “Đó chẳng thấm tháp gì với công sức của bà. Dù không phải ruột thịt nhưng với tôi, bà là người mẹ vĩ đại nhất”, cô bày tỏ.

Được biết, hiện tại con gái nuôi của bà Hồ Hạnh Trân vẫn thường xuyên về nhà thăm mẹ. Dù cuộc sống đã cải thiện hơn nhưng hàng ngày bà vẫn đi vào rừng đốn củi, trồng rau và nuôi gà. Bà không muốn bản thân trở thành gánh nặng cho con gái và tranh thủ tận dụng sức khỏe để tự nuôi sống bản thân. Sau nửa đời người vất vả ngược xuôi, cuối cùng bà Hồ Hạnh Trân đã có thể hưởng cuộc sống an nhàn tuổi già, không lo thiếu ăn mặc như những ngày gian khó nữa.

Nguồn: Sohu

Vạn Điều Hay

Thiên thư "Chuyển Pháp Luân" - vạn năm khó gặp - Click xemspot_img
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Chuyển Pháp Luân
spot_img
Xem nhiều

Vì sao có nhân loại

Đại sư Lý Hồng Chí là người sáng lập môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công. Môn tu...

Bài liên quan

Cảnh sát đang luyện khí công - Click học miễn phíspot_img
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x