Mời quý vị đón đọc Chuyên đề “Nhìn thấu Thuyết tiến hóa.”
Tiếp theo: Nhìn thấu ‘Thuyết tiến hóa’ (Chương 6): Giả thuyết tiến hóa khiến khoa học lạc lối (Phần 1)
Mục lục của chương 6 phần 2.1:
5. Giả thuyết tiến hóa khiến nghiên cứu khoa học bỏ qua tinh thần
5.1 Baxter và “Cảm ứng nguyên thủy”
5.1.1 Niềm vui và nỗi sợ hãi của cây Ngưu thiệt lan
5.1.2 Cây thường xuân và nhện ở Đại học Yale
5.1.3 Cây hỉ lâm dụ và tôm sống
5.1.4 Cảm biến bạch cầu từ xa
5.1.5 “Cảm ứng nguyên thủy”
Như đã đề cập trước đó, sự phát triển khoa học bị chi phối bởi các tư tưởng tiến hóa của Darwin khiến thế giới tràn đầy hỗn loạn. Từ khi khoa học phương Tây ra đời cho đến nay, một số nghiên cứu đã tiêu tốn gần như toàn bộ cuộc đời của nhiều nhà khoa học, có thể nói là vô cùng tốn kém và gian khổ. Tuy nhiên, Trái Đất ngày nay vẫn còn đầy rẫy sự ô nhiễm, thiên tai và những vết sẹo. Đã đến lúc mọi người nên bình tĩnh và suy ngẫm lại.
Giả thuyết tiến hóa phủ nhận sự tồn tại của thiết kế có trật tự trong vũ trụ, phủ nhận luân lý đạo đức, bỏ qua nguồn gốc của tinh thần. Từ đó khiến khoa học của con người lạc lối, thậm chí mang đến thảm họa. Kỳ thực, tác động tiêu cực này không chỉ thể hiện trong lĩnh vực y sinh mà còn ở rất nhiều lĩnh vực khoa học tự nhiên khác.
5. Giả thuyết tiến hóa khiến nghiên cứu khoa học bỏ qua tinh thần
Đối tượng nghiên cứu chính của khoa học tự nhiên là các loại vật chất khác nhau trong phạm vi không gian mà con người chúng ta đang sinh sống. Định nghĩa của Bách khoa toàn thư Britannica về “vật chất” là: “Vật chất, là thực thể vật chất cấu thành nên vũ trụ có thể quan sát được, cùng với năng lượng tạo thành nền tảng của mọi hiện tượng khách quan.” ⁶⁰⁵
Định nghĩa này chỉ ra rằng: “Ở tầng diện vật chất cơ bản nhất, do các hạt cơ bản như quark, lepton, v.v. tổ thành. Sau khi các hạt quark hợp thành proton, chúng kết hợp với neutron và electron để tạo thành các nguyên tử như hydro, oxy và sắt. Các nguyên tử có thể tiến một bước kết hợp thành phân tử, chẳng hạn như phân tử nước H₂O. Một số lượng lớn các nguyên tử hoặc phân tử lại tạo thành vật chất chủ yếu của cuộc sống hàng ngày.”
Rõ ràng định nghĩa này là không toàn diện, phản ánh tính hạn chế cố hữu của khoa học thực nghiệm. Tuy nhiên, điều bi thảm hơn là, do tư tưởng sai lầm bác bỏ tinh thần, nên giả thuyết tiến hóa của Darwin đã ảnh hưởng đến khoa học nhân loại hơn một trăm năm qua. Điều này khiến các nhà khoa học ngày càng bó hẹp đối tượng vật chất mà họ nghiên cứu, chỉ dừng lại ở tầng diện vật chất và cố ý bỏ qua các hiện tượng tinh thần, thậm chí đối lập hoàn toàn giữa vật chất và tinh thần.
Thực trạng nghiên cứu khoa học hiện nay là dù ở bất kỳ ngành nào, nghiên cứu khoa học dường như đều đã chạm trần và không thể tiếp tục đột phá được nữa. Tuy nhiên, trên thế giới này vẫn còn rất nhiều bí ẩn chưa được giải đáp, và khoa học chưa thể đưa ra lời giải thích hợp lý. Khoa học dường như bất lực trước rất nhiều hiện tượng tự nhiên. Một trong những lý do quan trọng nhất là người ta không sẵn lòng đối mặt với nhiều vấn đề khác nhau do giả thuyết tiến hóa mang đến cho khoa học. Vì thế khiến tư duy của bản thân từng bước bị giam cầm, không thể tạo ra những bước đột phá về phía trước.
Khi một số nhà khoa học dám đột phá tạo ra kết quả nghiên cứu không phù hợp với thuyết tiến hóa, họ thường bị những quan niệm lỗi thời của con người nghi ngờ, đàn áp, hoặc “bị gạt ra ngoài lề”, thậm chí bị đẩy sang phe “ngụy khoa học.” Chuyện như thế vẫn luôn lặp đi lặp lại.
Mọi người không nên dễ dàng phủ nhận những gì bản thân không hiểu. Con ếch ngồi đáy giếng chỉ nhìn thấy một mảnh trời nhỏ, muốn nhìn thấy bầu trời xanh hơn nữa, e rằng chỉ có cách nhảy ra khỏi cái bẫy do thuyết tiến hóa đào sẵn mà thôi.
5.1 Baxter và “cảm ứng nguyên thủy”
Cleve Backster (1924-2013) từng là chuyên gia nghiên cứu và ứng dụng máy dò nói dối tại Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA). Ông cũng là cựu giám đốc của Viện Máy dò nói dối Backster ở San Diego, California, Hoa Kỳ. ⁶⁰⁶
Nguyên lý cơ bản của máy dò nói dối là gắn một điện cực vào mỗi ngón tay của đối tượng và đo dòng điện chạy qua hai đầu của điện cực. Nó có thể vẽ một đường cong đồ họa dựa trên những thay đổi về điện trở của da người và cường độ của dòng điện, còn được gọi là phản ứng điện da (galvanic skin response, GSR).
Những thay đổi về tâm lý và cảm xúc khi một người nói dối thường đi kèm với những thay đổi về sức đề kháng của da, mạch, huyết áp, nhịp thở, v.v. Đây đều là những phản ứng của hệ thần kinh tự chủ của con người, thông thường không chịu sự kiểm soát của ý thức. Những phản ứng này có thể phản ánh ra trên máy dò nói dối, từ đó xác định xem đối tượng thử nghiệm đang “nói dối” hay “nói thật.”
Backster rất hứng thú đối với máy dò nói dối. Ông từ bỏ công tác chính phủ để chuyên môn nghiên cứu về máy dò nói dối. Ông kiên trì nghiên cứu trong 36 năm, và đạt được rất nhiều thành quả khoa học mang tính đột phá.
5.1.1 Niềm vui và nỗi sợ hãi của ngưu thiệt lan
Vào sáng ngày 02/02/1966, khi Backster đang tưới nước cho chậu cây ngưu thiệt lan (dracaena massangeana), ông chợt nảy ra ý tưởng dùng thiết bị phát hiện nói dối để đo sự thay đổi điện trở của lá cây. Kết quả là, cây ngưu thiệt lan đã vẽ ra một đường cong tương tự như đường cong phản ứng của một người khi hạnh phúc và kéo dài khoảng một phút (Hình 6-2). Lúc đó, ông Backster thực sự vô cùng kinh ngạc. ⁶⁰⁷
Thế là, Backster muốn thực hiện một hành động đe dọa gì đó đối với cây ngưu thiệt lan để khiến nó cảm thấy sợ hãi. Vừa suy nghĩ, ông vừa quan sát đường cong được vẽ bởi bút điện tử của máy dò nói dối nối với cây hoa này.
Sau một lúc, ông quyết định dùng lửa đốt những chiếc lá nối giữa các điện cực của máy dò nói dối. Ngay khi ý tưởng này nảy ra, ở thời điểm 13 phút 55 giây khi bản vẽ được ghi lại, chiếc bút điện tử của máy dò nói dối lập tức thay đổi kịch liệt. Nó nhanh chóng đạt đến đỉnh của bản vẽ, vẽ ra đường cong tương tự như đường cong mà một người phản ứng khi họ sợ hãi (Hình 6-3).
Backster lúc đó cách cây ngưu thiệt lan khoảng 15 feet và cách máy dò khoảng 5 feet. Ông ấy còn chưa đi lấy diêm, chỉ là trong đầu có kế hoạch đốt lá của nó, cũng không có hành động gì thêm, thế là đường cong lại hạ xuống.
Backster lập tức nhận ra rằng cây ngưu thiệt lan biết ông đang nghĩ gì. Nói cách khác, thực vật không chỉ có cảm xúc và suy nghĩ mà còn có thể cảm nhận xuyên không!
Sau đó, ông rời khỏi phòng và đến chỗ ngồi của trợ lý để tìm diêm. Lúc này, đường cong lại tăng lên đến giới hạn mà chiếc kim của máy dò nói dối có thể chạm tới, thể hiện sự sợ hãi tột độ (Hình 6-3, Hình 6- 4). Sau đó, ngay khi ông đánh một que diêm, còn chưa chạm vào cái cây, chiếc kim của máy dò lại bắt đầu lắc lư dữ dội. Trên thực tế, ông cuối cùng đã không đi đốt chiếc lá, thay vào đó đã đặt que diêm vào phòng khác. Lúc này, đường cong của máy dò nói dối trở lại trạng thái bình lặng (Hình 6-4).
Đây là ngày đã thay đổi toàn bộ cuộc đời Backster. Bởi vì từ đó trở đi, ông biết rằng: cây ngưu thiệt lan có tình cảm, có năng lực cảm nhận. Không những vậy, năng lực cảm nhận của cây ngưu thiệt lan so với suy nghĩ của con người dường như còn nhạy bén hơn rất nhiều. Nó sở hữu công năng đặc dị “tha tâm thông” giống như con người.
Backster kinh ngạc đến mức thiếu chút nữa là chạy ra ngoài gần Quảng trường Thời đại ở thành phố New York lúc 8 giờ sáng mà hét lên: “Cái cây của tôi có cảm xúc!” Không còn nghi ngờ gì nữa, phát hiện này là một thách thức trực tiếp đối với nền giáo dục khoa học mà ông nhận được trong đời. ⁶⁰⁸
Backster cũng nhận thấy rằng phải có ý định thực sự gây hại cho cây thì mới có thể thấy được phản ứng trên bản đồ. Thực vật dường như có thể phát hiện được ý đồ thật giả, giống như máy dò nói dối.
Backster và những nhà khoa học khác còn tiến hành nghiên cứu tương tự với các loại cây khác nhau tại các tổ chức khác ở Hoa Kỳ. Họ nhận được những kết quả quan sát tương tự. Thực vật thể hiện khả năng phản ứng nhạy cảm rất ổn định trước trạng thái suy nghĩ hoặc hoạt động của con người cũng như các sinh vật sống khác.
5.1.2 Cây thường xuân và nhện ở Đại học Yale
Vào ngày 03/11/1969, sau khi diễn giảng tại Đại học Yale, Backster mời các nghiên cứu sinh làm một số thí nghiệm không chính thức. Họ lấy một chiếc lá thường xuân và kẹp nó giữa các dải cảm biến của máy dò nói dối. Tiếp theo họ bắt một con nhện. Chiếc lá thường xuân không có phản ứng gì khi một học sinh dùng hai tay bao lấy nó để ngăn nó chạy đi. Tuy nhiên, khi người học sinh mở tay ra và con nhện có thể trốn thoát, trên biểu đồ cho thấy phản ứng dữ dội. Quá trình này được lặp lại nhiều lần, và cho kết quả giống nhau. ⁶⁰⁹
Sau đó, họ thả con nhện ra và yêu cầu một nghiên cứu sinh tìm kiếm con nhện được thả, trong khi những học sinh khác nhìn chằm chằm vào máy dò nói dối. Khi học sinh đó không nhìn thấy con nhện, máy dò nói dối không phản hồi.
Một lúc sau, máy dò nói dối có phản hồi, sau đó mọi người nghe thấy học sinh đang tìm con nhện nói: “Tôi tìm thấy rồi!” Tiếp đó, cùng với lúc máy dò nói dối ghi lại một phản ứng dữ dội, sinh viên đang tìm con nhện hét lên: “Tôi đã bắt được nó!”
Backster phát hiện ra rằng những kết quả thí nghiệm tốt nhất thường được phát hiện một cách tình cờ, giống như những nghiên cứu sinh ở Đại học Yale này đã thể hiện thái độ thoải mái trong suốt cuộc thí nghiệm. Sự ảnh hưởng của ý thức người tham gia thí nghiệm lên đối tượng thí nghiệm có khả năng làm thay đổi kết quả thí nghiệm.
Backster cũng phát hiện ra nguyên nhân khiến một số thí nghiệm không được lặp lại thành công có lẽ là do sự cảm ứng giữa đối tượng và người thực nghiệm. Những chi tiết dường như không quan trọng trong môi trường mà một số loài thực vật sinh sống, bao gồm cả những người ở gần, tiếng ồn, v.v., có thể có tác động đáng kể đến đối tượng và kết quả thí nghiệm.
Điều thú vị là, đối tượng nghiên cứu ở đây là một chiếc lá thường xuân mới hái. Mặc dù chiếc lá này không phải là một sinh mệnh thực vật độc lập và hoàn chỉnh, nhưng nó cũng có tinh thần và năng lực cảm ứng.
Theo giả thuyết tiến hóa của Darwin, những chiếc lá đã tách khỏi cây thậm chí gần như không được coi là sinh mệnh độc lập, làm sao chúng lại có khả năng suy nghĩ và cảm nhận trạng thái ý thức của con người xung quanh trong thời gian thực? Những hiện tượng này hoàn toàn không thể giải thích được bằng giả thuyết tiến hóa.
5.1.3 Cây hỷ lâm dụ và con tôm sống
Backster từng tiến hành thí nghiệm sử dụng các sinh vật khác làm nguồn kích thích, để kiểm tra xem cảm ứng của thực vật đối với cảm xúc của các sinh vật khác.
Trong một thí nghiệm do Backster công bố vào năm 1968, ông đem một chiếc cốc nhỏ đựng tôm ngâm nước mặn (Artemia) đổ vào trong nước sôi. Lúc này, một loại cây có tên là hỷ lâm dụ (philodendron cordatum) được đặt trong cùng căn phòng đó đã có phản ứng kịch liệt. ⁶¹⁰
Sau đó, ông đặt cây hỷ lâm dụ A và con tôm sống trong cùng một phòng, đồng thời đặt hai chậu hỷ lâm dụ B và C khác vào hai phòng riêng biệt với con tôm sống, đồng thời kiểm tra phản ứng của ba chậu hỷ lâm dụ cùng một lúc. Kết quả của các thí nghiệm lặp lại cho thấy khi con tôm chết, đại đa số phản ứng của các cây hỷ lâm dụ A, B và C đều là đường cong kịch liệt. Những kết quả này có ý nghĩa thống kê, cho thấy phản ứng của cây hỷ lâm dụ do tôm chết dẫn khởi không phải là hiện tượng ngẫu nhiên.
Phần có ý nghĩa nhất của thử nghiệm này chính là tự động hóa hoàn toàn. Để loại bỏ phản ứng cảm xúc của cây hỷ lâm dụ đối với con người, từ đó can thiệp vào kết quả thí nghiệm, ông đã cẩn thận thiết kế một bộ thiết bị thí nghiệm tự động để bảo đảm rằng trong quá trình thí nghiệm, mọi thứ đều được thực hiện tự động. Từ đó loại bỏ những trở ngại có thể xảy ra do ý thức con người bên ngoài dẫn đến. Chỉ khi cẩn thận tuân thủ quy trình này thì mới có thể thu được dữ liệu hợp lệ. Hơn nữa, một lô cây chỉ có thể sử dụng cho một lần thí nghiệm.
Backster yêu cầu những người bên ngoài phòng thí nghiệm mua nhiều cây hỷ lâm dụ và đặt chúng tạm thời ở đâu đó trong tòa nhà. Chỉ trước khi thí nghiệm sắp bắt đầu, họ mới đến chỗ để tạm thời và chuyển ba cây hỷ lâm dụ vào phòng thí nghiệm.
Để ngăn những cây hỷ lâm dụ sinh ra cảm ứng với Backster và nhân viên thí nghiệm, họ nhanh chóng khởi động thiết bị tự động hóa và đặt công tắc trễ, rồi lập tức rời khỏi phòng thí nghiệm, rời khỏi tòa nhà và đi đến ít nhất cách đó một con phố. Những cây hỷ lâm dụ bị bỏ lại một mình trong phòng thí nghiệm.
Kết quả của thí nghiệm này nói cho chúng ta rằng cây hỷ lâm dụ A có thể cảm nhận được trạng thái của con tôm. Điều thú vị là, làm thế nào mà hai cây hỷ lâm dụ B và C ở các phòng khác có thể cảm nhận được trạng thái của con tôm?
Có hai khả năng có thể xảy ra. Đầu tiên là cây hỷ lâm dụ A đem trạng thái cảm thụ được truyền đến hai cây hỷ lâm dụ B và C; thứ hai là hai cây hỷ lâm dụ B và C trực tiếp cảm nhận được từ xa trạng thái của con tôm.
Bất kể là khả năng nào, đều cho thấy cây hỷ lâm dụ có thể cảm nhận được trạng thái của các cây hỷ lâm dụ khác hoặc tôm ngâm nước mặn trong một khoảng cách không gian nhất định. Cây hỷ lâm dụ dường như cũng có “tha tâm thông.” Khả năng cảm nhận của nó thậm chí còn vượt xa con người.
Tuy nhiên, giả thuyết tiến hóa của Darwin lại cho rằng cây hỷ lâm dụ là loài thấp kém hơn nhiều so với con người, làm sao nó có khả năng cảm nhận cao cấp như vậy?
5.1.4 Cảm biến bạch cầu từ xa
Không chỉ thực vật [nói chung] và lá cây [nói riêng] có thể cảm nhận được cảm xúc của con người, mà các tế bào bạch cầu tách ra khỏi cơ thể cũng có thể cảm nhận được những phản ứng cảm xúc của cơ thể con người. ⁶¹¹
Một lần, ông Backster thu thập các tế bào bạch cầu của chính mình, gắn chúng vào điện cực và bắt đầu quan sát. Ông muốn rạch một vết thương nhỏ trên mu bàn tay và bôi cồn iot lên vết thương. Thế là, ông bước đến cái kệ gần nhất, tìm kiếm một cây kim đã tiệt trùng và tưởng tượng ra cảnh sử dụng nó. ⁶¹²
Khi ông quay lại nơi đặt máy, biểu đồ cho thấy trong thời gian ông tìm kiếm mũi kim, các tế bào bạch cầu của ông đã có phản ứng kịch liệt (Hình 6-5).
Bạch cầu là tế bào miễn dịch trong máu của chúng ta. Khi cơ thể chúng ta bị thương, mạch máu bị vỡ và chảy máu, bạch cầu sẽ bước vào trạng thái sẵn sàng bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng bởi vi trùng lạ. Có lẽ vì lý do này mà khi ông Backster nảy ra ý định tự làm mình bị thương, các tế bào miễn dịch của ông gần như đồng thời bước vào trạng thái chuẩn bị.
Vào tháng 08/1988, tiến sỹ thiên văn học của Đại học California, Berkeley, Brian O’ Leary và vợ đến thăm phòng thí nghiệm của Backster ở San Diego, California. Họ thu thập các tế bào bạch cầu của ông Brian và nối chúng vào máy trắc định. Ông Brian đã tận mắt chứng kiến rằng các tế bào bạch cầu rời khỏi cơ thể nhưng có thể cảm nhận được trạng thái cảm xúc của ông trong thời gian thực khi ông trò chuyện với vợ mình.
Sau khi ông Brian rời phòng thí nghiệm, ông bắt chuyến bay từ San Diego về nhà ở Phoenix, Arizona. Trong suốt cuộc hành trình dài hơn 350 dặm, các tế bào bạch cầu của ông vẫn ở trong phòng thí nghiệm tại San Diego và được nối với các điện cực.
Ông Brian đã ghi lại tất cả những sự cố xảy ra trên đường đi khiến ông cảm thấy lo lắng, bao gồm việc lỡ một làn đường trên đường cao tốc, trả xe ở bãi đậu xe đông đúc, hàng dài người xếp hàng ở phi trường để làm thủ tục khiến ông gần như bị lỡ chuyến bay, phi cơ cất cánh và hạ cánh, con trai ông không gặp họ ở sân bay đúng giờ, v.v.
Kết quả là, khi ông Backster so sánh các điểm thời gian của những sự kiện này với đường cong thử nghiệm, ông nhận thấy những phản ứng bất thường trên đường cong có liên quan chặt chẽ đến hầu hết những lo lắng của ông Brian. Đường cong phản ứng được đo từ bạch cầu trở nên bình tĩnh hơn sau khi ông về nhà và đi ngủ.
Ông Brian ghi lại chi tiết thí nghiệm cảm biến sinh học ở khoảng cách xa này trong cuốn sách “Khám phá không gian bên trong và bên ngoài” (Exploring Inner and Outer Space) của mình. Ông Brian nói rằng: “Nếu chúng có hiệu quả, chúng ta cần chấp nhận giả thuyết rằng: những người hiến bạch cầu sẽ truyền cảm xúc của họ đến tế bào mà không bị suy giảm rõ ràng trong khoảng cách lên tới hàng trăm dặm. Điều này thật đáng kinh ngạc. Rõ ràng là chúng ta sẽ truyền đạt yếu tố cấu thành cơ bản nào đó của ý thức đến những sinh vật khác mà chúng ta có mối liên hệ. Hơn nữa, tín hiệu sẽ không yếu đi khi ở khoảng cách rất xa.” ⁶¹³
Vì vậy, khi chúng ta lo lắng, các tế bào bạch cầu của chúng ta cũng bị ảnh hưởng và rơi vào trạng thái giống như lo lắng. Nếu tình trạng tế bào miễn dịch bất thường, khả năng miễn dịch của cơ thể có thể bị ảnh hưởng. Đây có thể là một thể hiện khác của việc tinh thần và cảm xúc ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch.
Theo giả thuyết tiến hóa của Darwin, tế bào là dạng sống rất nguyên thủy. Làm sao chúng có khả năng suy nghĩ, thậm chí có thể cảm nhận được hoạt động tư duy của con người? Thậm chí ở cách xa hàng trăm dặm, chúng vẫn có thể cảm nhận được ý thức của con người trong thời gian thực. Những hiện tượng này hoàn toàn không thể giải thích được bằng giả thuyết tiến hóa.
Tế bào học trong y sinh học hiện đại là nghiên cứu về cấu trúc, chức năng, sinh lý và di truyền của tế bào. Mặc dù đã đạt được tiến bộ quan trọng về rất nhiều mặt, nhưng vẫn còn rất nhiều bí ẩn và thách thức chưa được giải đáp: chẳng hạn như tín hiệu truyền tải giữa các tế bào, hành vi của tế bào và sự đa dạng phức tạp của tế bào, v.v.
Nếu các nhà sinh vật học nghiên cứu tế bào có thể hiểu và nắm bắt được rằng tế bào cũng có cảm xúc và hoạt động tư duy, đồng thời có thể cảm nhận được thông tin cảm xúc của người hiến tế bào mọi lúc, từ đó tác động đến trạng thái chức năng của tự thân tế bào, tin rằng họ sẽ có những ý tưởng và đột phá mới để giải quyết những thách thức trên.
5.1.5 “Cảm ứng nguyên thủy”
Ông Backster tin rằng có thể có một mạng lưới vô hình giữa các sinh vật, chúng có thể cảm nhận được nhau từ xa. Ví dụ, các sinh vật như thực vật, tôm và tế bào có mạng lưới liên lạc vô hình giữa chúng. Vậy mạng lưới này là gì?
Ông Backster nói trong một cuộc phỏng vấn rằng: “Tôi gọi nó là ‘cảm ứng nguyên thủy’. Bởi vì tôi cảm thấy rằng bản năng này của các sinh vật đã có từ rất lâu trước bất kỳ khả năng nào của chúng sau khi sinh ra. Một số người cho rằng chúng ta đã từng có bản năng này, có người lại phủ nhận nó, đến mức quý vị sẵn sàng dành cả đời để nghiên cứu nó và đi theo con đường này.”
Tiến sĩ Charles R. Granger, trợ lý giáo sư tại Khoa Sinh học tại Đại học Cornell, từng công khai giới thiệu về ông Backster rằng: “Trí tuệ của ông ấy có thể nhảy ra khỏi những giả định truyền thống về thực vật vào thời điểm đó. Từ góc độ khoa học, đây thực sự là biểu hiện của sức sáng tạo.”
Khám phá của Backster đã khơi dậy sự quan tâm rất lớn của các nhà khoa học và công chúng. Sau khi một trong những bài viết chuyên mục của ông được đăng trên tập san Electro-Technology số tháng 04/1969, đã có 4,950 nhà khoa học phản hồi.
Vào năm 1973, Christopher Bird (1928-1996, nhà thực vật học người Mỹ tốt nghiệp Đại học Harvard) và Peter Tompkins (1919-2017, sỹ quan tình báo quân đội và nhà báo người Mỹ) cùng hợp tác xuất bản cuốn “Cuộc sống bí mật của thực vật” (The Secret Life of Plants). Cuốn sách đã ghi lại các thí nghiệm thực vật của Backster bằng máy dò nói dối, mô tả các mối liên hệ về thể chất, cảm xúc và tinh thần giữa thực vật và con người. Đồng thời, tác giả đã tiết lộ rất nhiều sự thật ít được biết đến về thực vật cho công chúng. Cuốn sách đã được đưa vào danh sách bán chạy nhất của New York Times. ⁶¹⁴
Đồng thời, cũng có người đặt câu hỏi và phản đối kết quả nghiên cứu của Backster với lý do chúng không phù hợp với các lý thuyết khoa học hiện có vào thời điểm đó. Cũng có người chưa hoàn thành thí nghiệm một cách cẩn thận đã vội vàng tuyên bố “thất bại nhiều lần”. Thậm chí có người còn cho rằng đó là lừa đảo.
Về vấn đề này, ông Harold Puthoff, một nhà vật lý làm việc tại Viện nghiên cứu Stanford vào thời điểm đó, đã kiến nghị: “Tôi không nghĩ nghiên cứu của ông Backster là một trò lừa bịp. Phương pháp ông ấy tiến hành các thí nghiệm rất đáng khuyến khích. Hầu hết những người có thái độ tiêu cực về nghiên cứu này đều cho rằng phương pháp thử nghiệm của ông ấy rất cẩu thả. Kỳ thực không phải vậy.”
Vào năm 1989, Đại tá Quân đội Hoa Kỳ John Alexander (1937-) viết rằng: “Cần bao nhiêu bằng chứng mới có thể giúp chúng ta vượt qua rào cản ‘không đủ bằng chứng’? Tất cả số liệu đều ở trước mắt, mà những phương pháp thử nghiệm này cũng đã rời khỏi giai đoạn ‘non nớt’ từ lâu. Tôi cảm thấy buồn và thất vọng vì điều này (Ghi chú của biên tập viên: ám chỉ thái độ nghi ngờ và bác bỏ mù quáng). Một kỹ thuật mới không nhận được một phán quyết công bằng của giới khoa học. Không chỉ trong cận tâm lý học, mà mọi lĩnh vực đều như thế. Tôi nghĩ vấn đề cơ bản là nỗi sợ hãi về những điều chưa biết – một thái độ mà không nhà khoa học nào nên tự hào.”
Những khó khăn mà các ông Galileo, Copernicus, Dalton, Newton và Einstein gặp phải trong lịch sử khoa học khi đề xướng những ý tưởng mới rất giống với những gì ông Backster gặp phải. Điểm khác biệt là phát hiện lần này của ông Backster có tác động và tầm ảnh hưởng chưa từng có trong lĩnh vực khoa học sinh học. Có thể nói, chúng là vô tiền khoán hậu, gần như lật đổ sự hiểu biết của rất nhiều người về sự sống và vật chất.
Những ý tưởng mà thuyết tiến hóa thấm nhuần vào con người đã bỏ qua “tinh thần”, trở thành những quan niệm và định nghĩa cứng nhắc. Chúng hạn chế sự hiểu biết của con người về khả năng sinh vật có ý thức và hiện tượng các sinh vật sống có thể “giao tiếp” với nhau theo một cách nào đó mà chúng ta chưa biết.
Chỉ khi người ta có thể buông bỏ những quan niệm sai lầm của giả thuyết tiến hóa, bình tĩnh đối mặt với hiện tượng thực vật có tinh thần, nghiên cứu các sinh vật khác nhau trên Trái Đất giống như nghiên cứu hiện tượng con người có tinh thần và linh hồn ở Chương 4 và 5, thì khi đó mới thể có bước đột phá trong nghiên cứu về những bí ẩn và nguồn gốc của sự sống.
(Còn tiếp)
Xem thêm: Nhìn thấu ‘Thuyết tiến hóa’ (Chương 6): Giả thuyết tiến hóa khiến khoa học lạc lối (Phần 2.2)
Tài liệu tham khảo:
- Britannica, The Editors of Encyclopaedia. “matter”. Encyclopedia Britannica, 2 Oct. 2023, https://www.britannica.com/science/matter. Accessed 8 October 2023.
- Matté, James Allen. Forensic Psychophysiology Using the Polygraph: Scientific Truth Verification, p. 39. J.A.M. Publications, 1996. ISBN 9780965579407. https://books.google.ch/books?id=4yThE6vChBAC&pg=PA39&redir_esc=y#v=onepage&q&f=false “Cleve Backster, born Grover Cleveland Backster, Jr., on 27 February 1924 at Lafayette, New Jersey, received an appointment on 12 April 1948 as Plans Officer at the newly formed Central Intelligence Agency (CIA) whose near total operation was headquartered at 2430 E. Street, N. W. in Washington D. C….”
- Cleve Backster. Evidence of a Primary Perception In Plant Life. International Journal of Parapsychology. vol. 10, no. 4, 1968; Volume 10 (4):328-411.https://www.researchgate.net/publication/333566924_Evidence_of_a_Primary_Perception_In_Plant_Life
- 《植物,也有情绪──探索植物、蛋、细菌以及人体细胞的超感能力》作者:克里夫‧巴克斯特。译者: 谭平。出版社:博大。页数: 192。尺寸: 20x19cm。装订: 平装。出版日期: 2006年4月。语言:繁体中文。https://www.books.com.tw/products/0010327467
- 《植物,也有情绪──探索植物、蛋、细菌以及人体细胞的超感能力》作者:克里夫‧巴克斯特。译者: 谭平。出版社:博大。页数: 192。尺寸: 20x19cm。装订: 平装。出版日期: 2006年4月。语言:繁体中文。https://www.books.com.tw/products/0010327467; 20080603_ Primary Perception-原始感应(植物也有情绪)
- Cleve Backster. Evidence of a Primary Perception In Plant Life. International Journal of Parapsychology. vol. 10, no. 4, 1968; Volume 10 (4):328-411.https://www.researchgate.net/publication/333566924_Evidence_of_a_Primary_Perception_In_Plant_Life
- Cleve Backster. Stephen G. White. Bio-communications Capability: Human Donors and In Vitro Leukocytes. The Backster Research Foundation, Inc. 1985; International Journal of Biosocial Research, Volume 7(2): 132-146.https://www.rebprotocol.net/clevebaxter/Biocommunications%20Capability-%20Human%20Donors%20and%20In%20Vitro%20Leukocytes%2016pp.pdf
- Cleve Backster. Primary Perception: Biocommunication with Plants, Living Foods, and Human Cells. Format Paperback. Published September 1, 2003 by White Rose Millennium Pr. ISBN:9780966435436 (ISBN10: 0966435435) Language: English.https://www.goodreads.com/en/book/show/992993
- Exploring Inner and Outer Space Paperback – January 1, 1989. by Brian O’Leary. North Atlantic Books. First Edition (January 1, 1989). Language: English. Paperback: 182 pages. ISBN-10: 155643068X. ISBN-13: 978-1556430688.https://archive.org/details/exploringinnerou0000olea/page/116/mode/2up
- Peter Tompkins, Christopher Bird. The Secret Life of Plants. Publisher Harper & Row, 1973. ISBN 0060143266, 9780060143268.402 pages.https://www.are.na/block/8313563
Nhóm biên soạn “Nhìn thấu Thuyết tiến hóa”.
Epoch Times Tiếng Việt