Saturday, December 21, 2024

Những nàng dâu đức hạnh lưu lại giai thoại thiên cổ

Liên Quan
Click Xem

Người xưa rất coi trọng đức hạnh và “tu thân”, cả nam và nữ đều như thế. Ví như một người con gái khi chưa kết hôn, phải kính trọng anh trai và chị dâu, yêu thương em trai và em gái của mình. Sau khi kết hôn, được gả đến nhà chồng, nàng cần hòa thuận với chị em dâu, đối xử tốt với tiểu bối, đặc biệt phải lấy việc hòa giải mâu thuẫn giữa huynh đệ làm điều quan trọng nhất. Như thế mới khiến trưởng bối an tâm, cả nhà hòa thuận. 

Em dâu nhỏ họ Tô cảm hóa bốn chị dâu

Trong cuốn “Khuê phạm” do Lữ Khôn, nhà văn và là nhà tư tưởng nổi tiếng thời nhà Minh biên soạn, có một đoạn nói về “tự đễ chi đạo”. “Tự đễ” ý tứ giống như “trục lý”, nghĩa là cách xưng hô giữa thê tử của anh em trai, thê tử của anh trai là “tự”, thê tử của em trai là “đễ”. Những người khác họ sống cùng huynh đệ ruột thịt, điều này có thể khiến huynh đệ thân thiết hơn, cũng có thể khiến huynh đệ bất hòa. Vậy nên dân gian có câu “Huynh đệ nhất khối nhục, phụ nhân thị đao chùy; huynh đệ nhất phủ canh, phụ nhân thị diêm mai”. Đại ý là huynh đệ thân thiết không có khoảng cách như miếng thịt, mà thê tử là con dao sắc, cắt đứt được máu thịt; huynh đệ hòa hợp gắn bó như nồi canh, còn thê tử như gia vị chua hay mặn nêm vào.

Vậy, các bậc nữ nhi tài đức thời xưa đối xử với mối quan hệ chị em dâu như thế nào? Có một câu đối như thế này trong từ đường của họ Thôi ở Hà Nam ngày nay: “Tô thiếu đễ năng hòa trục lý; Đường phu nhân thiện sự cô chương.” Vế dưới của câu đối nói về Đường phu nhân, bà nội của Thôi Nguyên sống vào thời Đường, đã hết lòng hiếu thảo với mẹ chồng, mỗi sáng đều lấy sữa của mình cho bà uống. Vế trên của câu đối nói về câu chuyện của một nữ nhi là em dâu nhỏ họ Tô sống vào thời nhà Tống, đã cảm hóa được các chị dâu của mình.

Em dâu nhỏ họ Tô vốn mang họ Thôi, kết hôn với con trai út của nhà họ Tô, vậy nên được gọi là Tô thiếu đễ. Nhà họ Tô gia cảnh không tệ, có năm anh em trai, bốn anh trai lớn đều đã có vợ. Các chị em dâu có mâu thuẫn là điều khó tránh khỏi, nô tỳ của họ còn thường xuyên truyền tai nhau những lời lẽ khó nghe mà họ nghe được từ người khác, dẫn đến các chị em dâu hàng ngày cãi vã, thậm chí trong lúc cãi vã còn xảy ra xô xát.

Đương nhiên, nhà họ Thôi cũng đã nghe nói về việc con dâu nhà họ Tô bất hòa. Trước khi Tô thiếu đễ xuất giá, gia đình và họ hàng đều lo lắng, nhưng Tô thiếu đễ lại nói: “Nếu là gỗ, đá, chim thú, con có lẽ không thể cùng chúng câu thông, nhưng trên đời này nào có người không thể câu thông?”. Có lẽ Tô thiếu đễ cho rằng, chỉ cần nàng thật lòng, thì nhất định có thể cùng họ chung sống hòa thuận.

Vì vậy, sau khi Tô thiếu đễ được gả sang đó, nàng ấy đối xử với bốn chị dâu rất cung kính và lễ phép. Nếu các chị dâu thiếu thứ gì, Tô thiếu đễ liền nói “bản thân có,” đồng thời cho đi, không một chút keo kiệt. Nếu mẹ chồng bảo các chị dâu làm việc gì đó, các chị dâu “nhìn nhau không nhận lệnh,” chính là ngươi nhìn ta, ta nhìn ngươi, đều không muốn đi làm, Tô thiếu đễ liền chủ động tiến lên nói với mẹ chồng: “Con là con dâu nhỏ nhất, cũng là con dâu cuối cùng gả vào nhà, việc này nên để con làm”. 

Có lần, gia đình nhà mẹ đẻ của nàng ấy mang đến trái cây và những món ăn ngon khác, Tô thiếu đễ liền gọi các cháu trai và cháu gái đến chia phần. Sự rộng lượng và vị tha của nàng, tất nhiên các chị dâu đều nhìn thấy.

Tô thiếu đễ cũng rất giữ lễ. Khi ăn cơm, nếu các chị dâu chưa động đũa, nàng sẽ không ăn trước. Khi các chị dâu phàn nàn với nàng về lỗi của người khác ở nơi riêng tư, Tô thiếu đễ thường chỉ cười và không trả lời, cũng không nói lỗi của ai. Các chị dâu thấy nàng như vậy, cũng dần dần bớt so đo.

Một ngày nọ, tỳ nữ của Tô thiếu đễ đem những gì nghe được từ các chị dâu khác nói với nàng, lộng bàn thị phi. Tô thiếu đễ lập tức trách phạt tỳ nữ này, đồng thời nói với chị dâu rằng tỳ nữ của mình không hiểu chuyện, vậy nên đã phạt cảnh cáo.

Một lần, khi Tô thiếu đễ đang bế cháu trai nhỏ, đứa bé đột nhiên đại tiện, làm bẩn bộ y phục lộng lẫy của nàng. Chị dâu vội vàng ẵm đứa bé qua, sợ Tô thiếu đễ nổi nóng, nhưng Tô thiếu đễ lại nói: “Chị đừng lo lắng, nếu không sẽ làm cháu bé sợ”. Trong lời nói không hề có một chút trách móc hay phiền muộn vì y phục của mình đã bị bẩn.

Lòng người đều có sự đồng cảm, lời nói và việc làm của Tô thiếu đễ dần dần cảm hóa bốn chị dâu, có thể nói là mưa dầm thấm lâu. Hơn một năm sau, bốn chị dâu nói với nhau: “Thím năm rất hiền đức, so với thím ấy, chúng ta thực sự không bằng. Chúng ta đều lớn hơn thím ấy, nhưng phẩm đức lại khác xa, làm sao có thể để thím ấy chê cười được”. 

Kể từ đó, bốn chị dâu cũng khiêm tốn và kính trọng nhau giống như Tô thiếu đễ. Cả nhà sống hòa thuận, không còn so đo hay phàn nàn gì nữa. Tô gia từ đó trên dưới nhất mực hòa hợp. Đức hạnh của người em dâu đã cảm hóa các chị dâu, khiến cả nhà càng thêm thân thiện và hòa ái. Chẳng trách khi Lữ Phạm nhận xét về phẩm đức của Tô thiếu đễ, ông đã nói rằng: “Tam tranh tam nhượng, thiên hạ vô tham nhân hĩ; tam nộ tam tiếu, thiên hạ vô hung nhân hĩ” (ba lần tranh ba lần nhường, thiên hạ không có kẻ tham; ba lần giận ba lần cười, thiên hạ không có kẻ sát nhân).

Chương Thị không bỏ rơi con nuôi

Trong “Khuê phạm” còn có một câu chuyện thế này: ở Chương Hóa, tỉnh Chiết Giang có hai huynh đệ họ Chương, lấy vợ đã mấy năm đều chưa có con. Thế là, người anh liền nhận con trai của họ hàng làm con nuôi, để nối dõi tông đường, và đặt tên là Chương Hủ. Không ngờ chẳng bao lâu sau, thê tử của Chương huynh là Chương Thị có thai, một năm sau thì sinh ra một bé trai, đặt tên là Chương Hu.

Chương đệ thấy ca ca có hai con trai, liền nói với ca ca: “Đại ca đã có con trai ruột, có thể nhường đứa con nuôi cho đệ được không?”. Chương huynh quay sang bàn bạc với thê tử. Thê tử tỏ vẻ phản đối, nói rằng: “Lúc chưa có con thì nhận nuôi nó, có con rồi thì vứt bỏ nó, người khác sẽ nghĩ gì về chúng ta?”

Chương huynh đem những gì thê tử nói kể lại với đệ đệ, nhưng Chương đệ vẫn không chịu từ bỏ, liên tục thỉnh cầu chị dâu suy xét thêm. Chương Thị cảm động trước thành ý của em chồng, liền nói với chồng: “Nếu quả thực bất đắc dĩ, thiếp thà giao con ruột của mình cho đệ ấy còn hơn”.

Chương đệ nghe xong, không dám chấp nhận kiến nghị này, nhưng cuối cùng Chương Thị vẫn đem con ruột của mình qua cho Chương đệ.

Về sau, cả Chương Hủ và Chương Hu đều lớn lên khỏe mạnh. Con trai của Chương Hủ là Tiều Tiêu, con trai của Chương Hu là Chú Giám, cả hai đều lần lượt đỗ đạt làm quan. Chương gia dần trở thành danh môn vọng tộc. Phúc báo này chẳng phải là nhờ Chương thị hiền đức mà có được hay sao?

Hà Thị quan tâm đến em chồng

Trong “Khuê phạm” cũng ghi lại câu chuyện về Hà Thị đáng kính sống vào thời nhà Tống. Hà Thị là thê tử của Vương Mộc Thúc, sống ở huyện Vĩnh Gia, tỉnh Chiết Giang. Khi nàng mới được gả cho Vương Mộc Thúc, nhà họ Vương rất nghèo khó. Hà Thị cần kiệm quản lý gia đình, cộng thêm trượng phu đỗ đạt bước vào quan lộ, cuộc sống dần dần khá giả.

Một hôm, Hà Thị nói với trượng phu rằng: “Chàng bây giờ sắp ra làm quan rồi, nhưng cuộc sống của em trai và em gái còn rất khó khăn. Chúng ta có thể đem số tiền dư trong nhà cho họ, để cuộc sống của họ cũng tốt hơn một chút”. Sau khi nghe điều này, Vương Mộc Thúc rất vui mừng: “Đây chính là điều ta muốn làm”. Ngay trong hôm đó, Hà Thị đã đem số tiền dư trong nhà phân chia cho các em, thậm chí ngay cả chiếc khuyên tai cũng không giữ lại.

Đợi đến khi Vương Mộc Thúc làm quan, Hà Thị lại nói với trượng phu rằng: “Gia đình em trai và em gái vẫn đang gặp khó khăn, chúng ta có vài mẩu ruộng trong tay, tại sao chúng ta không cho họ?”. Vương Mộc Thúc vui mừng khôn xiết: “Đây chính là điều ta muốn làm”. Thế là Hà Thị đem ruộng tặng cho các em. Người trong huyện sau khi nghe chuyện, đều gọi cô là “hiền phụ” (nàng dâu đức hạnh).

Từ xưa đến nay, dân gian đều biết “lấy vợ lấy đức không lấy sắc”. Và làm thế nào để trở thành một người vợ đức hạnh, cổ nhân đã nói cho chúng ta biết đáp án ở trên.

Nguồn: epochtimesviet

Vạn Điều Hay

Thiên thư "Chuyển Pháp Luân" - vạn năm khó gặp - Click xemspot_img
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Chuyển Pháp Luân
spot_img
Xem nhiều

Vì sao có nhân loại

Đại sư Lý Hồng Chí là người sáng lập môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công. Môn tu...

Bài liên quan

Cảnh sát đang luyện khí công - Click học miễn phíspot_img
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x