Saturday, December 21, 2024

Quay ngược thời gian: Những cuộc gặp gỡ kỳ lạ ở trong mộng

Liên Quan
Click Xem

Quay ngược về thời gian là kịch bản phổ biến trong nhiều tiểu thuyết và phim khoa học viễn tưởng. Vào thời đại chưa có khái niệm khoa học viễn tưởng, thì việc quay ngược thời gian được thực hiện theo một phương thức khác.

Văn nhân triều Minh ở trong mộng đi vào chùa chiền và Đạo quán. Khi thời không giao thoa, ông đã gặp được vị quan nổi tiếng Âu Dương Tu của triều Tống, danh sĩ Ngu Tập của triều Nguyên. Cảnh trong mộng như thật như ảo, chấn động nội tâm, để lại dư vị thật lâu dài trong lòng người.

Mộng thấy vào chùa gặp được Âu Dương Tu triều Tống

Văn Hành Sơn (tên hiệu của Văn Trưng Minh) triều Minh kể, phụ thân của ông là Ôn Châu Công (tên là Văn Lâm, làm Tri phủ Ôn Châu, Chiết Giang, nên được gọi là Ôn Châu Công) từng nằm mộng thấy đi đến một ngôi chùa. Ở trong mộng, Ôn Châu Công đi qua vô số sảnh đường cung điện, ông còn nhớ kỹ ngôi chùa trong mộng có ba gian, phía sau còn có một tòa tháp, trong đó có một người đang ngồi sừng sững rất đoan chính. Người kia nhìn thấy Ôn Châu Công đi vào, cũng không đứng dậy. Ôn Châu Công vì thế không vui lắm, ông hỏi đối phương là ai? Người kia trả lời rằng: Âu Dương Tu triều Tống (1007-1072, thụy là Văn Trung, hiệu Lục Nhất).

Về sau, Ôn Châu Công đảm nhiệm chức quan Thái Phó, mà nha môn nơi ông làm việc lại được đặt ở Trừ Châu. Trừ Châu lại chính là nơi Âu Dương Tu bị giáng chức.

Quay ngược thời gian: Những cuộc gặp gỡ kỳ lạ ở trong mộng
Chân dung Âu Dương Văn Trung Công – Âu Dương Tu (Ảnh: Tài sản công)

Một hôm, Ôn Châu Công du lãm đến một ngôi chùa nọ, phát hiện cảnh trí bên trong chùa rất giống với trong mộng, và trong sân tháp có đắp một pho tượng Âu Dương Tu. Cảnh tượng giống y hệt như trong giấc mộng trước đây.

Mộng thấy đến Đạo quán gặp được Ngu Tập triều Nguyên

Văn Hành Sơn cũng từng kể rằng, những năm trước ông thường ở trong mộng đi đến một tòa Đạo viện. Trong đó có một vị Đạo sĩ mời ông viết Thanh từ. Thanh từ còn được gọi là Lục chương, Lục tố, là bài khấn nguyện dâng cho Thiên Đế Thần linh khi Đạo gia làm lễ tế rượu. Vì bài văn khấn nguyện này là dùng bút son viết trên giấy màu xanh, cho nên được gọi là Thanh từ. Văn Hành Sơn gắng gượng viết được mười mấy câu. Đạo sĩ cầm lấy bài Thanh từ của ông đến tụng niệm trước tượng Thần.

Quay ngược thời gian: Những cuộc gặp gỡ kỳ lạ ở trong mộng
Chân dung Văn Trưng Minh (Ảnh: Tài sản công)

Văn Hành Sơn từ trước tới nay chưa từng gặp qua vị Đạo sĩ này. Trong mộng, ông nhẹ nhàng hỏi người bên cạnh rằng vị Đạo sĩ này là ai? Người kia đáp: “Là Ngu Bá Sinh (tức Ngu Tập).” Ngu Tập (1272 – 1348), tự Bá Sinh, là cháu đời thứ 5 của thừa tướng Ngu Doãn Văn triều Nam Tống. Sau khi hai người hành lễ chào hỏi xong, bắt đầu đàm luận với nhau.

Vì trước khi Ngu Tập ra làm quan đã từng là môn khách của Hứa Hoành, Văn Hành Sơn dò hỏi Ngu Tập rằng: “Tả thừa tướng Hứa Hoành là bạn cũ của tiên sinh, tại sao văn tập của ông ấy không có lưu truyền đến ngày nay?” Ngu Tập nói: “Bản thảo của Tả thừa tướng bị lửa thiêu hủy, cho nên bị mai một rồi.” Nói chuyện đến đây, Văn Hành Sơn liền tỉnh lại, trong lòng cảm thấy rất kinh ngạc.

Trong giấc mộng của Văn Hành Sơn liên quan đến hai vị danh thần của triều Nguyên, lần lượt chính là: Hứa Hoành và Ngu Tập. Hứa Hoành (1209 – 1281) là danh thần triều Nguyên, là một đại lý học gia (triết học gia). Ông giúp Hốt Tất Liệt xây dựng trường học ở nhiều quận huyện, giáo hóa dân chúng. Hứa Hoành đã đặt định Quốc tử học cho triều Nguyên, đồng thời đề xướng lý học Trình Chu.

Sau khi Hốt Tất Liệt lên ngôi Hoàng Đế của Đại Nguyên, đã mời Hứa Hoành làm thầy dạy cho Thái Tử Chân Kim. Hứa Hoành đã dâng thư, đưa ra không ít sách lược hay về trị quốc, là Hán thần được Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt coi trọng. Mỗi lần sau khi Hứa Hoành vào triều thượng tấu, ông sẽ dọn dẹp tấu chương, cho nên những gì liên quan đến ngôn luận của ông, như Nguyên sử viết “hiếm nghe được trên thế gian”. Hứa Hoành là bậc thầy về lý học, rất nhiều người tôn sùng ông, có nhiều người muốn được đọc qua những bài viết của ông. Tuy nhiên, các bản thảo của ông đều đã không còn, để lại rất nhiều tiếc nuối.

Sau đó, có người tặng văn tập của Hứa Hoành cho Văn Hành Sơn, khi ông đọc đến lời tựa giới thiệu rằng văn tập này từng bị lửa thiêu hủy, có người sưu tập những bài thơ văn của Hứa Hoành chỉnh lý lại thành tập. Văn Hành Sơn nhớ lại trong mộng trước đó đã biết được chuyện văn tập bị cháy, trùng hợp với hiện thực, không khỏi cảm thấy sợ hãi.

Một ngày sau khi nằm mộng, Văn Hành Sơn đến nhà người bạn là Thẩm Khải Nam (Thẩm Châu) xem tranh chữ, khi mở một cuộn tranh ra, vừa đúng là chân dung của Ngu Tập mặc trang phục Đạo sĩ, hoàn toàn giống như trong giấc mộng.

Lai lịch của Ngu Tập, cho dù là trong chính sử hay truyền thuyết trong dân gian, đều giống như huyền thoại. Theo “Nguyên Sử” ghi chép, vào thời Hàm Thuần triều Nam Tống (năm 1265-1274), Tế tửu Quốc tử Dương Văn Trọng trấn thủ Hoành Châu, con rể là Ngu Cấp đi theo. Sau khi Ngu Cấp kết hôn với con gái của Dương Văn Trọng, mãi vẫn chưa có con nối dõi. Thời cổ đại cho rằng, Nam Nhạc Hành Sơn ở vùng Hoành Châu, nơi đây là một trong những thánh địa của Đạo gia và Phật giáo truyền vào đất Hán. Vì vậy Ngu Cấp đến Nam Nhạc cầu khấn Thần linh, cầu xin con trai nối dõi.

Về sau, khi thê tử của Ngu Cấp là Dương thị mang thai đủ tháng, vào sáng sớm ngày hôm đó sắp sinh, Dương Văn Trọng sau khi thức dậy và thay y phục, mang quan phục ngồi tĩnh tọa rồi chợp mắt, bỗng nhiên mơ thấy một vị Đạo sĩ tới gặp. Thân binh bẩm báo rằng: “Chân Nhân Nam Nhạc tới gặp.” Dương Văn Trọng bỗng nhiên tỉnh lại, lúc này ông nghe nói con gái mình vừa mới sinh hạ một bé trai (chính là Ngu Tập sau này), ông nhớ lại giấc mộng lúc nãy, trong lòng có chút kinh ngạc. Vì trong chính sử có ghi chép lại như vậy, nên nói Ngu Tập là Chân Nhân Nam Nhạc chuyển thế cũng được lưu truyền trong dân gian.

Sau khi Ngu Tập trưởng thành từng làm quan qua các thời Hoàng Đế Nguyên Nhân Tông, Nguyên Anh Tông, Nguyên Văn Tông, là một Hán thần được Thiên Tử kính trọng. Về sau ông được ca ngợi là người đứng đầu trong “Nguyên thi tứ đại gia” (Bốn nhà thơ lớn triều Nguyên). Có lẽ, bị ảnh hưởng bởi lời truyền là do “Chân Nhân Nam Nhạc” chuyển thế, cho nên trang phục mà ông mặc trong các bức chân dung truyền thế đều là trang phục Đạo sĩ, mà không phải là quan phục.

Trong những ghi chép này, thời – không trong mộng là do ai tạo ra? Những nhân sĩ, danh quan của triều đại trước, vì sao lại đi vào giấc mộng của người đời sau? Những câu chuyện truyền thuyết trong dân gian qua các thời kỳ, phải chăng là một loại hình thức khám phá khác đối với sinh mệnh và thời không của người xưa?

Tài liệu tham khảo:

  • “Thuyết Thính”, quyển hạ;
  • “Nguyên sử” quyển 158/181

Tống Bảo Lam

BTV Epoch Times Hoa Ngữ


Vương Du Duyệt biên tập
Tiểu Minh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ

Epoch Times Tiếng Việt

Thiên thư "Chuyển Pháp Luân" - vạn năm khó gặp - Click xemspot_img
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Chuyển Pháp Luân
spot_img
Xem nhiều

Vì sao có nhân loại

Đại sư Lý Hồng Chí là người sáng lập môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công. Môn tu...

Bài liên quan

Cảnh sát đang luyện khí công - Click học miễn phíspot_img
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x