Saturday, December 21, 2024

Sự ngây thơ và chân thành qua bức họa ‘Bài giảng đạo đầu tiên của con’ và ‘Bài giảng đạo thứ hai của con’

Liên Quan
Click Xem

Người dân Anh quốc thời kỳ Victoria đi lễ nhà thờ. Họ cũng dắt theo trẻ em đến nhà thờ để các em có thể nghe các bài giảng đạo đầy truyền cảm. Là một phần rất quan trọng trong thời đại của ông, họa sĩ John Everett Millais (1829–1896) và gia đình ông cũng đều tham dự các buổi lễ nhà thờ.

Năm 1863, ông đã dắt theo cô con gái 5 tuổi Effie đến buổi lễ nhà thờ, đây là lần đầu tiên đối với cô bé. Là nghệ sĩ, ông thể hiện điều này trong bức tranh “My First Sermon” (Bài giảng đạo đầu tiên của con), tác phẩm đã thành công vang dội. Con trai John Guille Millais của ông viết rằng: “Bức tranh nhỏ của Effie đã vô cùng nổi tiếng.”

Trong bức tranh, cô bé Effie ngồi rất ngay ngắn và chăm chú trong một gian phòng nhỏ, với đôi chân đặt trên bệ để chân và đôi tay đặt bên trong khăn giữ ấm, cô bé háo hức chờ đợi điều sắp đến. Chiếc mũ của cô bé nổi bật với một chiếc lông vũ. Chiếc áo choàng không tay màu đỏ quấn quanh thân cô bé, và đôi bao tay màu vàng đặt ở bên cạnh. Màu đỏ của chiếc áo choàng và đôi vớ dài thu hút sự chú ý trên nền xanh lục sẫm hơn của chiếc ghế dài.

Sự ngây thơ và chân thành qua bức họa ‘Bài giảng đạo đầu tiên của con’ và ‘Bài giảng đạo thứ hai của con’
Tác phẩm “My First Sermon” (Bài giảng đạo đầu tiên của con) của họa sĩ John Everett Millais, năm 1863. Tranh sơn dầu trên vải canvas; kích thước 3 feet x 2 feet, 6 inch. (Ảnh: Art Renewal Center)

John Guille Millais đã viết rằng ghế ngồi là “loại ghế gỗ dài lưng cao thời xưa” bên trong Nhà thờ All Saints tại Kingston-on-Thames, nơi cha mẹ của ông Millais đã từng sống.

Người ta viết lại rằng, khi thưởng lãm bức tranh này, Tổng giám mục Canterbury đã nói: “Nghệ thuật có, và luôn có sứ mệnh cao quý để hoàn thiện. … Chúng ta cảm thấy chính mình trở nên tốt đẹp hơn và hạnh phúc hơn khi tấm lòng rộng mở vì chúng ta đồng cảm cùng niềm vui và nỗi buồn của người khác, điều đã được vẽ một cách chân thành trên nền vải canvas; khi tâm hồn của chúng ta rung động bởi sự tinh nghịch, ngây thơ, thuần khiết, và tôi không thể không thêm vào (giám mục chỉ tay về bức tranh “Bài giảng đạo đầu tiên của con” của họa sĩ Millais) lòng thành kính của trẻ em.”

Một năm sau khi vẽ bức tranh “Bài giảng đạo đầu tiên của con” là sự tiếp nối hóm hỉnh của tác phẩm “My Second Sermon” (Bài giảng đạo thứ hai của con), họa sĩ Millais đã vẽ cô con gái của ông lần nữa tham dự buổi lễ nhà thờ. Tại đây, cảm giác mới mẻ khác lạ của việc đi nhà thờ đối với cô con gái nhỏ đã dần biến mất. Đôi chân của cô bé buông lỏng bên cạnh bệ để chân. Bé Effie đã cởi chiếc mũ khi cô bé tựa người sang một bên và tận hưởng một giấc ngủ ngắn.

Sự ngây thơ và chân thành qua bức họa ‘Bài giảng đạo đầu tiên của con’ và ‘Bài giảng đạo thứ hai của con’
Tác phẩm “My Second Sermon” (Bài giảng đạo thứ hai của con) của họa sĩ John Everett Millais, năm 1864. Tranh sơn dầu trên vải canvas; kích thước 3 feet x 2 feet, 6 inch. (Ảnh: Art Renewal Center)

Thông điệp trở nên rõ ràng khi kết hợp với bức tranh “Bài giảng đạo đầu tiên của con.” Cô bé Effie đã cảm thấy nhàm chán với bài giảng đạo và chọn lựa chìm vào giấc ngủ thay vì nghe giảng. Khi Tổng giám mục Canterbury xem bức tranh này, ông đã cảnh báo về “tai họa của những bài giảng đạo dài dòng và những buổi đàm luận gây buồn ngủ.” Nói cách khác, những nhà thuyết giáo nên giữ cho các bài thuyết giảng của họ ngắn gọn và đi thẳng vào trọng tâm. Bức tranh này truyền tải một thông điệp rõ ràng đến những nhà thuyết giáo rằng, khi thuyết giảng cho trẻ em, họ nên suy xét về một bài giảng đạo đức ngắn gọn hơn. Hãy lắng nghe các em.

Các [nhân vật] chủ thể ưa thích của họa sĩ Millais là các con của ông. Theo một bài viết trong tờ The Reader: A Journal of Literature, Science, and Art (Người đọc sách: Một Tờ báo về Văn học, Khoa học và Nghệ thuật) được trích dẫn trên trang web The Victorian Web: “Bất kỳ điều gì mà người đàn ông cam kết làm cho vợ hay các con dường như sẽ được thực hiện bởi tình yêu thương; và, khi một nghệ sĩ như Millais vẽ về các con của ông, ông đã đưa mọi điểm mạnh của mình vào tác phẩm. Trong trường hợp của cô bé này, … chúng ta có thể cảm thụ sức mạnh vô song của ông Millais trong việc biểu đạt dáng vẻ bên trong của tâm hồn làm sáng ngời nét mặt — điều chỉ có thể tìm thấy ở sự thuần khiết tuyệt đối trên khuôn mặt đáng yêu của trẻ thơ.”


Yvonne Marcotte

BTV Epoch Times Tiếng Anh


Giai Kỳ biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times

Epoch Times Tiếng Việt

Thiên thư "Chuyển Pháp Luân" - vạn năm khó gặp - Click xemspot_img
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Chuyển Pháp Luân
spot_img
Xem nhiều

Vì sao có nhân loại

Đại sư Lý Hồng Chí là người sáng lập môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công. Môn tu...

Bài liên quan

Cảnh sát đang luyện khí công - Click học miễn phíspot_img
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x