Saturday, December 21, 2024

Tại sao Yên Vương Chu Đệ lại mua 500 con ngỗng lớn về nuôi trong vương phủ trước khi chiêu binh?

Liên Quan
Click Xem

Là một thiên tài quân sự, Yên vương Chu Đệ nhận lệnh của Hoàng đế Chu Nguyên Chương chinh phạt phương bắc, lập được rất nhiều công trạng. Sau khi tiên đế băng hà, vì bị hoàng đế đương triều ép vào đường cùng, ông đã giả điên nhằm kéo dài thời gian luyện binh khí, chờ ngày giao chiến. Bởi vậy, người đời sau có được một câu chuyện thú vị về ông, trước khi dấy binh, Chu Đệ mua 500 con ngỗng lớn về nuôi ở vương phủ.

Bối cảnh triều đại nhà Minh

Sau cuộc nổi dậy nông dân vào năm 1368, Chu Nguyên Chương khởi nghĩa thành công. Ông xưng đế, sáng lập triều đại nhà Minh. Kể từ đây, lịch sử Trung Hoa cổ đại bước sang một chương mới. Để củng cố quyền lực, Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương đưa ra các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt đối với các đại thần. Đồng thời, ông phong vương và phân chia lãnh thổ cho các con trai cai quản. Chủ ý là, khi kinh thành loạn lạc, phiên vương từ khắp nơi có thể dẫn binh về kinh giải nguy.

Tại sao Yên Vương Chu Đệ lại mua 500 con ngỗng lớn về nuôi trong vương phủ trước khi chiêu binh?
Vua và các hoàng tử nhà Minh (ảnh: Static).

Minh Thái Tổ đã sớm lập trưởng tử là Chu Tiêu lên làm thái tử, chờ ngày kế vị. Nhưng không may, thái tử đã qua đời trước cả vua cha. Trải qua nhiều lần cân nhắc, Minh Thái Tổ quyết định truyền ngôi cho con trai thứ của Chu Tiêu là Chu Doãn Văn. Sau khi, Chu Nguyên Chương băng hà, Chu Doãn Văn đăng cơ, lấy hiệu là Minh Huệ Đế. 

Chu Doãn Văn lên ngôi khi tuổi còn trẻ. Ông nắm giữ toàn quyền triều chính, nhưng không có uy tín trong quân đội. Nghe theo ý kiến ​​​​của các cận thần thân tín, Minh Huệ Đế đã bãi bỏ chính sách phong vương, thu lại binh quyền và quyền cai quản lãnh thổ của các vương gia.

Đầu tiên, Chu vương Chu Túc bị giáng xuống làm thường dân. Ông cùng gia đình bị đày đến Vân Nam không thể trở lại kinh thành. Một năm sau đó, Mân vương Chu Tiện bị phế bỏ tước vị, đày đến Phúc Kiến. Tương vương Chu Bách cũng buộc phải tự sát. Đó là những tín hiệu đáng ngại cho sự an nguy của Yên vương Chu Đệ – vị vương uy tín và hùng mạnh nhất nhà Minh. Bởi vậy, ông đã sớm có kế hoạch thoát khỏi sự thanh trừng của Minh Huệ Đế.

Yên vương Chu Đệ 

 Nói về Yên Vương, ông là con trai thứ tư của Hoàng đế Chu Nguyên Chương với Hoàng hậu Từ Hiếu Cao. Khi cai quản Bắc Bình, ông thường dành thời gian quan tâm đến đời sống của người dân nên được họ yêu mến, ủng hộ. Không chỉ đức độ, ông còn có tài thiên phú về quân sự. Chu Đệ từng dẫn quân chinh phạt phương bắc, hạ bệ Bắc Nguyên Thái Uy Nại Nhi Bộ Hoa, bắt được rất nhiều tướng lĩnh nhà Nguyên, thu được vô số cừu ngựa làm chiến lợi phẩm.

(ảnh: tourtrungquoc).

Chu Nguyên Chương từng khen: “Người khai phá sa mạc là Yên vương, trẫm không cần lo lắng về việc tiến lên phía bắc”. Kỳ thực, sau khi Chu Tiêu qua đời, ban đầu Minh Thái Tổ đã chọn Chu Đệ kế vị. Văn võ bá quan trong triều không ai phản đối. Tuy nhiên, một vị quan đứng ra khuyên Minh Thái Tổ rằng:

“Việc cháu trai của hoàng đế kế vị là chính đáng, và đó là tuân theo lễ nghĩa thông thường. Nếu Yên vương Chu Đệ được lập thái tử, thì Tần Mẫn vương và Tấn Cung vương, những người lớn hơn Yên vương sẽ làm gì? Nếu con trai của Thái tử Chu Tiêu thực sự quyết tâm trở thành người kế vị thì điều gì sẽ xảy ra? Trong tương lai, với tính cách nhân từ của Chu Doãn Văn, những vị hoàng thúc lại hiếu chiến thì chuyện gì sẽ xảy ra?” Bởi vậy, mới có chuyện, Chu Nguyên Chương không truyền ngôi cho con mà truyền cho cháu.

Vào năm 1399, Minh Huệ Đế Chu Doãn Văn cử người thân tín là Trương Bỉnh đến Bắc Bình làm quan Bố chính sứ nhằm phân chia một phần quyền lực vốn thuộc về Yên vương Chu Đệ. Đồng thời, ông cử hai tướng quân Tạ Quý và Trương Tín tới nắm giữ một phần binh quyền binh lính Bắc Bình. Lãnh thổ Bắc Bình dần bị triều đình cai quản, Chu Đệ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc thu mình trong vương phủ. 

Mở màn của ‘tĩnh nan chi biến’

Yên vương Chu Đệ giống Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương ở điểm, ông cũng kính tin Thần Phật. Yên vương theo hòa thượng Diêu Quảng Hiếu tu học. Ngoài thông thạo kinh Phật, vị hòa thượng này còn biết bói toán, thiên văn, y thuật, binh pháp, v.v. Có thể nói, ông là một một tu sĩ rất hoàn hảo. Dưới sự dẫn dắt của Diêu Quảng Hiếu, nội trong phủ, Yên vương đã cho người bí mật xây dựng một đội quân hùng mạnh. Nhưng tính về số lượng, họ không thể chống lại quân đội đông đảo của triều đình. 

Tại sao Yên Vương Chu Đệ lại mua 500 con ngỗng lớn về nuôi trong vương phủ trước khi chiêu binh?
Yên vương Chu Đệ tham kiến hòa thượng Diêu Quảng Hiếu (ảnh: Soundofhope).

Để Chu Doãn Văn buông lỏng cảnh giác, Chu Đệ dùng chiêu giả điên. Ông bắt đầu mặc quần áo rách rưới ra đường; quát tháo mọi người; nói năng không mạch lạc; lúc đói bụng thì xông vào tửu quán giành ăn đồ của người ta. Ông cũng thường xuyên ngủ ngoài đường. Đặc biệt Yên vương còn mua 500 con ngỗng lớn về nuôi ở một khu đất trống trong vương phủ. Những con ngỗng ngày ngày kêu inh ỏi, ai nấy đều cho rằng, Chu Đệ thực sự đã điên thật rồi.

Nhưng, dưới vỏ bọc điên điên khùng khùng, Yên vương Chu Đệ đang tập trung làm theo kế sách của hòa thượng Diêu Quảng Hiếu. Dưới khu đất bầy ngỗng sinh sống, Chu Đệ cho người xây dựng một kho vũ khí quy mô lớn. Binh lính của ông tranh thủ thời gian, ngày đêm chế tạo vũ khí, luyện tập võ nghệ. Vì tiếng kêu của hàng trăm con ngỗng đủ lớn, mọi âm thanh khác đều bị lấn át, họ không phải lo lắng về việc bị phát hiện. Bằng cách này, quân đội của Yên vương được trang bị tốt với hàng chục nghìn khí giới. 

Ngoài ra, nhiều người cho rằng, việc nuôi 500 con ngỗng mất rất nhiều lương thực. Chu Đệ có thể mượn cớ nuôi ngỗng để nuôi quân và giết ngỗng lấy thịt. Những thanh niên vận chuyển thức ăn cho ngỗng đều cường tráng, họ đường đường chính chính đi vào vương phủ, việc chiêu mộ binh lính cũng thuận lợi. Đây quả là một cao kiến.

Tuy nhiên, quan khâm sai của Minh Huệ Đế đã chứng kiến được cảnh tượng này. Các quan lại theo phe hoàng đế ở Bắc Bình cũng cảm thấy, chứng điên loạn của Yên vương rất bất thường nên vội vàng báo cáo về kinh thành. Lúc này, Chu Doãn Văn không thể ngồi yên được nữa, ông chỉ thị cho Trương Bình và Tạ Quý bắt giữ Chu Đệ và toàn bộ gia quyến.

Không ngờ, Chu Đệ ra lệnh cho thuộc hạ mở cổng mời họ vào phủ. Nhưng sau khi vào thì không có ai trở ra nữa. Theo lệnh của Yên vương, quân đội được huy động. Đội quân triều đình mặc dù đông đảo, nhưng vì mất người chỉ huy nên không phải là đối thủ của Yên vương. Chín cổng thành Bắc Bình nhanh chóng bị ông chiếm giữ.

Tại sao Yên Vương Chu Đệ lại mua 500 con ngỗng lớn về nuôi trong vương phủ trước khi chiêu binh?
Quân đội nhà Minh (ảnh: Nghiencuulichsu).

Để có lý do thích hợp dấy binh, Chu Đệ lấy danh nghĩa “thanh quân trắc, tĩnh quốc nan” nghĩa là cứu giá quân vương khỏi sự thao túng của bọn quan lại lộng quyền để tiến quân về Nam Kinh. Trận chiến này được sử sách ghi là ‘tĩnh nan chi biến’.

Quân đội triều đình chịu sự chỉ huy của lão tướng Cảnh Bỉnh Văn, nhưng các chiến thuật của ông đều không cầm cự nổi tinh thần chiến đấu của đội quân Yên vương; cho nên, Cảnh Bỉnh Văn phải giao lại binh quyền cho Lý Cảnh Long.

Vị tướng quân này, mặc dù là con trai của một vị tướng nổi tiếng, nhưng ông ta chỉ thừa kế tước vị mà không có được kinh nghiệm chiến đấu. Lý Cảnh Long nhanh chóng bị quân đội dày dặn kinh nghiệm nơi thao trường của Yên vương đánh bại.

Chu Đệ chiến thắng nhiều trận liên tiếp. Ông dần chiếm Từ Châu, Tô Châu, Cao Hựu, Dương Châu, cuối cùng tiến thẳng đến Nam Kinh. Lúc này, trấn thủ Nam Kinh là Lý Cảnh Long vốn đã bại trận trước đó, thấy triều đình đã tàn, bèn mở cửa thành đầu hàng. Minh Huệ Đế được cho là đã phóng hỏa cung điện và tự thiêu mình trong đó; cũng có quan điểm cho rằng, ông đã trốn khỏi cung trước khi Chu Đệ kéo quân đến.

Yên vương thắng trận, lên làm hoàng đế lấy hiệu là Minh Thành Tổ, thay đổi niên hiệu thành Vĩnh Lạc. Ông cho dời đô về Bắc Bình và đổi tên thành Bắc Kinh.

Minh Thành Tổ Chu Đệ 

Sau khi đăng cơ, Minh Thành Tổ nhanh chóng ổn định triều chính. Về quân sự, như đã trình bày ở trên, Chu Đệ là một thiên tài điều binh khiển tướng. Ngay cả khi đã làm hoàng đế, nhiều lần Minh Thành Tổ vẫn đích thân dẫn quân chính phạt phía bắc, mở rộng lãnh thổ. Dưới thời của Minh Thành Tổ, nhà Nguyên đã trở thành một nước chư Hầu của nhà Minh.

(ảnh: Wikipedia).

Về mặt chính trị, ông tiếp tục phát triển các chính sách cai trị của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương. Về văn hóa, ông thành lập nội các, cho người biên soạn ‘bách khoa toàn thư’ với tên gọi “Vĩnh Lạc đại điển”. Trong đó lưu trữ các tác phẩm văn học kinh điển và văn hóa truyền thống Trung Hoa. Điều này có tác động sâu sắc đến sự phát triển văn hóa – lịch sử sau này. Về đối ngoại, Minh Thành Tổ cử người đi sứ sang Tây Dương quảng bá nền văn minh Đông phương, tạo lập uy tín quốc gia; làm tiền đề cho sự phát triển toàn diện Trung Nguyên vào thời nhà Đường.

Dưới thời kỳ trị vì của Minh Thành Tổ Chu Đệ, thiên hạ thái bình, nhân dân no ấm, nên thời kỳ của ông còn được gọi là thời kỳ “Vĩnh Lạc thịnh thế” (thời kỳ thịnh vượng). Ông được tôn vinh là một trong ba vị vua kiệt xuất nhất triều đại nhà Minh và là một những vị vua kiệt xuất nhất lịch sử Trung Quốc.

Nguồn: Soundofhope (Lý Tĩnh Nhu).

Vạn Điều Hay

Thiên thư "Chuyển Pháp Luân" - vạn năm khó gặp - Click xemspot_img
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Chuyển Pháp Luân
spot_img
Xem nhiều

Vì sao có nhân loại

Đại sư Lý Hồng Chí là người sáng lập môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công. Môn tu...

Bài liên quan

Cảnh sát đang luyện khí công - Click học miễn phíspot_img
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x