Saturday, December 21, 2024

Thế giới thần kỳ: Nằm mộng gặp Quan Công, viết lại câu đối cải biến vận mệnh

Liên Quan
Click Xem

Quan Vũ (ảnh: Aboluowang).

 

Quan Vũ, tự Vân Trường, là một danh tướng nhà Thục Hán thời Tam Quốc. Ông được người đời tôn thờ vì lòng trung nghĩa hiếm có. Các câu đối trong đền thờ Quan Vũ đã phản ánh điều đó. Đồng thời những câu đối này cũng thu hút sự chú ý của ông. Nhiều lần, Quan vũ đã báo mộng cho người ta, tỏ ý muốn họ viết cho ông câu đối khác. 

Quan Vũ (?-219) tự Vân Trường, tên thuở nhỏ là Trường Sinh. Ông sinh ra ở huyện Giải, Hà Đông (nay là huyện Vận Thành, tỉnh Sơn Tây). Trong thời kỳ Tam Quốc, ông phò tá Lưu Bị chấn hưng Đại Hán, từng đánh bại quân Tào, vang danh thiện hạ và được phong Hán Thọ Đình Hầu. Khi tướng nhà Ngô, Lã Mông đem quân đánh úp Kinh Châu, ông bị giết và được Lưu Thiện phong thuỵ hiệu là Tráng Mục Hầu. 

Trên vũ đài lịch sử Tam Quốc, Quan Vũ nêu cao lòng nhân nghĩa và chính khí, nên được người đời sau kính cẩn gọi ông là “Quan Công” hay “Quan phu tử”. Triều đại nhà Tống phong ông là Vũ An Vương; triều đại nhà Minh phong ông là Hiệp Thiên Hộ Quốc Trung Nghĩa Đại Đế; vua Thuận Trị phong cho ông danh vị tối cao Trung Nghĩa Thần Vũ Đại Đế, cũng gọi là Quan Đế, Quan Thánh, Quan Thánh Đế Quân, Võ Thánh.

(ảnh: Khoahocphattrien).

Trong đền thờ Quan Đế còn lưu lại rất nhiều câu đối. Trong số này, có câu đối bày tỏ sự ngưỡng mộ lòng trung nghĩa của Quan Vũ, có câu ca ngợi hành động dũng cảm của Quan Vũ, có câu lại lấy Quan Vũ làm tấm gương để khuyên răn thiện hạ.

Hai cuốn “Danh ngôn câu đối Trung Quốc” và “Câu đối Trung Quốc cổ đại và hiện đại”, khắp lãnh thổ Trung Quốc ghi lại: có 178 ngôi đền và chùa thờ Quan Vũ; có 317 câu đối khác nhau, tất cả đều phản ánh đến lòng trung nghĩa cao thượng của ông.

Ngoài những câu đối thể hiện lòng kính ngưỡng của nhân thế với Quan Công; các điển tích “Quan Công báo mộng” cũng được người đời sau lưu truyền rộng rãi.

Uy linh phi chấn, chỉ hoàn đương nhật tinh trung

Theo ghi chép của Di Kim triều đại nhà Thanh trong “Hi Triêu Tân Ngữ” có câu chuyện như sau: có một sĩ tử ở trường học phủ Sơn Đông tên là Trương Đại Mỹ. Ông ta là người kiền thành thờ tự Quan Thánh Đế Quân.

Một lần khi bị bệnh, ông nằm mơ thấy mình vào đền thờ Quan Đế, thấy Quan Đế mặc triều phục nhà Thanh đang bàn luận công việc. Một lát sau, Quan Công gọi Trương Đại Mỹ và nói với anh ta:

-“Những câu đối trên các cây cột trong ngôi đền này hời hợt và thô tục, ta rất không hài lòng. Cậu là người hương hỏa cho ta, vậy xin hãy làm một câu đối cho ta”. 

Trương Đại Mỹ quỳ xuống ngâm một câu đối:

– “Số định tam phân, phù Hán thất tước Ngô thôn Nguỵ, tân khổ bị thường, vị liễu bình sinh sự nghiệp.

Chí tồn thất thống, tá hi triều phục khấu hàng ma, Uy linh phi chấn, chỉ hoàn đương nhật tinh trung”.

(Có thể hiểu như sau: số định chia ba, giúp nhà Hán tước nước Ngô, thôn tính nước Nguỵ; nếm trải bao đau khổ, sự nghiệp còn dang dở / Chí hướng đến sự thống nhất, hàng phục ma giúp triều đình thịnh vượng; oai linh to lớn chấn động, gánh vác, đảm đương trọn vẹn bổn phận tinh trung cho đến ngày nay.)

Đền thờ Quan Vũ ở Vận Thành (ảnh: Danviet).

Nhà Thanh phong Quan Vũ là Quan Thánh Đế Quân, là phẩm tước cao nhất trong tất cả các triều đại. Câu đối này ám chỉ, Quan Thánh Đế Quân cùng các vị thần đương triều đã giúp nhà Thanh thái bình thịnh vượng; hoàn thành hoài bão còn dang dở của ông là phục vụ quân chủ với lòng trung thành tuyệt đối.

 Quan Thánh Đế Quân khen ngợi ông và nói: “Câu đối này có bốn mươi hai ký tự. Một năm sau, cậu sẽ biết được lợi ích của nó”.

Một năm sau đó, Trương Đại Mỹ tham gia kỳ thi hương. Ngay từ vòng thi đầu tiên, ông đã không thể nghĩ ra ý tưởng để làm bài. Vì quá mệt mỏi, Trương Đại Mỹ nhắm mắt lại nghỉ ngơi và vô thức chìm vào giấc mộng.

 Ông thấy Quan Thánh Đế Quân đẩy khuỷu tay của mình và nói: “Đứng dậy! Dậy đi! Cậu đã quên số từ trong câu đối rồi sao?”

Trương Đại Mỹ giật mình tỉnh dậy, đột nhiên ông cảm thấy ý tưởng của mình tuôn trào như suối, như thể ông đã làm một bản nháp sẵn từ trước. Khi danh sách thi được công bố, ông được liệt kê ở vị trí thứ 42. Đây chính là số từ trong câu đối ông đã làm trong đền Quan Đế.

Anh hùng kỷ hiện xưng phu tử, hào kiệt như tư nãi thánh nhân

Hạ Lực Thứ, tự Quan Xuyên, tên là Nông. Ông sinh ra ở Hiếu Cảm, Hồ Bắc. Hạ Lực Thứ là một nhà văn, nhà sử học, nhà Nho nổi tiếng trong triều đại nhà Thanh. Các học giả thường gọi ông là Nông tiên sinh. 

Ông chính là chủ nhân của câu đối:“anh hùng kỷ hiện xưng phu tử, hào kiệt như tư nãi thánh nhân”. (Tạm dịch là: anh hùng mấy ai được gọi là phu tử (bậc thầy), hào kiệt như thế này thì là một bậc thánh nhân). Câu đối này được treo trong đền Quan Đế ở Hiếu Cảm từ thời Gia Khánh. 

Trong “Thu Đăng Tùng Thoại” ghi lại rằng, thời Khang Hy năm Canh Tý, Hạ Lực Thứ nằm mộng đến thăm đền Quan Đế. Quan Thánh Đế Quân đã nói với ông: “Ta không hài lòng với nhiều câu đối trong đền. Chẳng hạn chữ “tam phân trung nghĩa” chứng tỏ nhà Thục Hán chưa được thống nhất. Nó làm tăng thêm nỗi đau trong lòng ta. Hãy làm một câu đối khác tốt hơn, và ông sẽ là người đỗ đầu bảng.”

Tượng gỗ Quan Vũ (ảnh: Internet).

Hạ Lực Thứ nhận được một cây bút lớn từ Quan Thánh Đế Quân, và ông đã viết  câu đối: “Anh hùng kỷ hiện xưng phu tử, hào kiệt như tư nãi thánh nhân”. Câu đối này làm Quan Thánh Đế Quân rất hài lòng.

 Sau khi tỉnh dậy, Hạ Lực Thứ vẫn còn nhớ những điều đã xảy ra trong giấc mơ. Ông trân trọng viết lại câu đối vào trong sách. Sau đó khắc nó lên bảng và treo trên cổng đền Quan Đế. Trong kỳ thi hương tiếp theo, ông thực sự đã đỗ đầu bảng.

 Đôi câu đối ca ngợi Quan Công đã được treo trong đền Quan Đế ở Hiếu Cảm từ lâu, người dân địa phương đều biết. Nhưng có lẽ nhiều người không biết, nó là của từ nhà văn, nhà sử học Hạ Lực Thứ.

Mối hận của Quan Thánh Đế Quân

Có rất nhiều câu đối trong đền Quan Công ở Trung Thổ với bối cảnh lịch sử “ba phân” thời Tam Quốc. Những câu đối ghi lại mối hận chưa thể thống nhất Trung Nguyên, bởi vậy, không có gì lạ khi nó làm tổn thương trái tim của Quan Thánh Đế Quân.

Ví như:

  • “Nghĩa tồn Hán thất tam phân đỉnh, chí tại Xuân Thu nhất bộ thư” – Đền Quan Đế ở Giải Châu.

(Tạm dịch là: lòng trung nghĩa giúp nhà Hán đứng vững như đỉnh 3 chân, chí khí của ông mãi lưu trong sử sách thời Xuân Thu).

  • “Tịch dương khâu thủ tam phân thổ, cổ đạo giang đầu nhất phiến bi” – Bia Quan Lăng Thần Đạo ở Đương Dương.

(Tạm dịch nghĩa là: Bóng hoàng hôn trên đỉnh đồi chia ra ba phần đất, đạo cũ chỉ còn một tấm bia ở đầu sông)

  • “Bạch mã ô ngưu, dẫn xuất đan tâm nhất điểm, thanh long yển nguyệt, phách khai đỉnh túc tam phân” – Đền Quan Đế Đồng Lăng ở Phúc kiến, Đông Sơn.

(Tạm dịch: Ngựa trắng, trâu đen – tượng trưng cho buổi lễ kết nghĩa huynh đệ,  dẫn đến tâm của ba người như một; cây đao Thanh Long Yển Nguyệt của Quan Vân Trường mở ra thời thế Tam Quốc như chân đỉnh).

Lưu – Quan – Trương kết nghĩa vườn đào (ảnh: Soha).
  • “Thanh đăng quan thanh sử, trước nhãn tại Xuân Thu nhị tự, xích diện biểu xích tâm, mãn khang tồn Hán đỉnh tam phân” – Quan Miếu Xuân Thu Lâu ở Giải Châu.

(Tạm dịch là: Đèn xanh xem kinh Xuân Thu, tập trung quan sát là hai chữ Xuân Thu, mặt đỏ biểu hiện lòng son, giữ trọn giang sơn nhà Hán thế đỉnh 3 chân).

  • “Bách chiến cổ Kinh Châu, trung nghĩa vạn niên tâm thượng xích, tam phân an Hán đỉnh, anh hùng thiên cổ đảm do hàn” – Chính điện Quan Lăng ở Đương Dương.

(Tạm dịch là: Trăm trận chiến ở Kinh Châu xưa, trung nghĩa vạn năm lòng son cao thượng, nhà Hán an như đỉnh 3 chân, anh hùng qua ngàn năm còn khiếp sợ).

Du du càn khôn cộng, chiêu chiêu nhật nguyệt tranh quang

Trong “Tân Lư Tuỳ Bút” có ghi: năm Gia Tĩnh triều Minh, quan Tư Không Hồ Châu (chức quan phụ trách xây dựng thuỷ – thổ ở Hồ Châu) tên là Phan Thời Lương (Lý Tuần) rất tôn kính Quan Thánh Đế Quân.

Khi Phan Thời Lương tới Nam Hà giám sát hai trận lụt. Ông mơ thấy Quan Thánh Đế Quân đã dùng thần lực giúp ông giết chết hai con giao long đã gây ra trận lụt. Vì vậy, người Hồ Châu đã xây dựng đền Quan Đế ở Bì San, quận Ngô Hưng để thờ Quan Thánh Đế Quân. 

Tượng đồng Quan Vũ ở Vận Thành, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc (ảnh: Danviet).

Vào ngày khánh thành, rất nhiều người đã đến, họ nghĩ ra các câu đối, nhưng sau nhiều lần cân nhắc, họ vẫn không tìm được câu nào ưng ý. Đột nhiên, một người nông dân mù chữ ngồi xuống, cầm bút viết lên một tấm biển lớn năm chữ “Hán Thọ Đình Hầu Miếu”, rồi viết tiếp một câu đối gồm mười hai chữ:

 “Du du càn khôn cộng, chiêu chiêu nhật nguyệt tranh quang.” (Thong dong cùng trời đất, sáng mãi với trăng sao).

Người nông dân mù viết xong câu đối thì vội vàng rời đi, không để lại chữ ký. Có người đuổi theo hỏi ông ta, ông ta trả lời rằng, ông không biết mình đã làm gì. Mọi người cho rằng, kiểu câu đối do nông dân mù để lại rất giống với kiểu câu đối của nhà thư pháp nổi tiếng thời nhà Đường, Ngu Thế Nam (Ngu Vĩnh Hưng). Sau đó, mọi người cẩn thận treo câu đối lên trên cổng của đền Quan Đế. 

Quan Thánh Đế Quân không chỉ báo mộng báo mộng cho người viết câu đối, mà ông còn trực tiếp triển hiện thần tích ngay tại nhân gian.

Thần tích tại đỉnh núi Mai 

 Đỉnh núi Mai tức là núi Trường Xuân, nằm trong hồ Bảo Chướng. Đây là đỉnh cao nhất của núi Thục Cương. Trên sườn núi này có rất nhiều cây mai nên từ lâu đã có tên gọi là núi Mai.

Một người ở huyện đó tên là Trình Nguyên; ông có có ước nguyện cải tạo ngọn núi này, nên đã bỏ ra 3 năm và đã tiêu tốn khoản tiền khổng lồ khoảng 200.000 nhân dân tệ cho công trình này. Sau đó, ông nằm mơ thấy Quan Thánh Đế Quân đã chỉ cho ông phương pháp xây dựng kỳ diệu, dự án đã hoàn thành chỉ trong mười ngày. 

Vì vậy, Trình Nguyên đã xây dựng đền Quan Đế trên sườn núi, quay ra hồ Bảo Chướng, với tầm nhìn bao quát. Thực là “bích lạc thanh sơn phiêu cổ vận, lục ba xuân mãn lãng tiền pha”. Tạm dịch nghĩa là: âm thanh cổ xưa phiêu đãng trôi trên núi xanh, sóng gợn mùa xuân đều tràn đầy trước sườn núi (Lĩnh Thượng Thảo Đường Liên). 

Đền thờ Quan Đế ở Lạc Dương (ảnh: Tuoitre).

Núi xanh thường ở đó, sóng xanh cũng không ngừng gợn giống như đang trải dài thanh âm trung nghĩa của Quan Thánh Đế Quân không bao giờ đứt đoạn.

Trên đây chính là một số câu đối có được do Quan Vũ báo mộng cho người đời sau viết nên. Hơn 2.000 năm trôi qua, lòng trung nghĩa của Quan Thánh Thánh Đế Quân bằng cách thức nào đó vẫn được người đời lưu truyền rộng khắp. Nhờ đó hậu thế có được một tấm gương, một bài học đạo đức cao thượng.

Nguồn: Aboluowang.

Minh Nguyệt biên dịch

Xem thêm

Vạn Điều Hay

Thiên thư "Chuyển Pháp Luân" - vạn năm khó gặp - Click xemspot_img
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Chuyển Pháp Luân
spot_img
Xem nhiều

Vì sao có nhân loại

Đại sư Lý Hồng Chí là người sáng lập môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công. Môn tu...

Bài liên quan

Cảnh sát đang luyện khí công - Click học miễn phíspot_img
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x