Gió vi vu, thổi nhè nhẹ, cô đơn, muộn phiền bên cạnh hồ sen.
Hoa sen trên mặt nước, nở tràn khắp nơi, tĩnh tĩnh đợi chờ những giọt sương rơi.
Người họ Nguyễn nhớ mong chồng mình, nỗi tương tư ẩn giấu chẳng thể giãi bày, muốn bày tỏ nhưng e lòng chàng sẽ hoài nghi.
Ánh trăng mờ, ánh trăng nhạt, đêm qua đêm nỗi nhớ chàng càng thêm sâu đậm.
Người gầy mòn, chẳng có nguyên khí, vì chàng mà bày tỏ lời thơ đau thương.
Hồ điệp kết hoa cũng có thì, cô đơn thay họ Nguyễn là đóa hoa bạc mệnh, thân tựa giống quỳnh chẳng có đêm khuya.
Trăng ngả về phía tây, trăng ngả về tây, chân tình này nhớ nghĩ đến chàng, chàng nào hay.
Thanh xuân tươi đẹp ai người biết, biến thành hoa rụng, tương tư cây.
Nhớ lại tình yêu dành cho chàng, dâng nụ cười tỏ nỗi buồn thương, chờ đợi ánh xuân hoa lại nở.
(“Cô luyến hoa”, lời của Chu Thiêm Vượng, Nhạc: Dương Tam Lang)
Họ đã chọn tình cảm thuần khiết
Ca khúc “Cô luyến hoa” được hoàn thành vào năm 1952, miêu tả tâm tình nhớ nhung của một thiếu nữ. Như thế nào là tình yêu chân chính? Có lẽ, Chu Thiêm Vượng và Dương Tam Lang đã hiểu rõ. Người xưa cho rằng bí quyết của “bách niên giai lão” chính là ân và ái. Tình yêu vào những thời không khác nhau sẽ có sự khác biệt, họ đã chọn thứ tình cảm trong sáng, ngây thơ, mang theo một chút buồn thương.
Xuôi theo giai điệu nhẹ nhàng của “Cô luyến hoa”, tôi đã tưởng tượng ra mạch suy nghĩ, cảm xúc của tác giả soạn nhạc và viết lời.
Ngày nọ, Chu Thiêm Vượng lại đi đến khu chợ Vĩnh Lạc dạo chơi, một người phụ nữ bán rau quả gọi anh ấy, còn vẫy tay nói rằng: “Chàng trai trẻ, anh làm nghề gì?”. Chu Thiêm Vượng cười thầm: “Cô à, cháu là người viết nhạc”. Người phụ nữ mở lời: “Người ra kẻ vào trên đường phố Đại Đạo Trình có vô số, nhưng tôi có thể nhìn ra được cậu là người tài hoa”. Cô ấy ghé sát vào Chu Thiêm Vượng, nhẹ giọng nói: “Cô gái kia thật tốt, vừa đơn thuần lại có giáo dưỡng, tôi đã quan sát rất lâu rồi”. Chu Thiêm Vượng lấy làm ngạc nhiên, “Trai lớn lấy vợ, gái lớn gả chồng, cần phải nắm lấy cơ hội”. Những câu nói của người phụ nữ đã khiến cho đáy lòng của Chu Thiêm Vượng như vững chãi hơn, trong lòng nghĩ ngợi, cô ấy mới chính là cao nhân trong Đại Đạo Trình này: “Tên ca khúc gọi là ‘Cô luyến hoa’, khi viết xong, cháu sẽ hát cho cô nghe đầu tiên”. Người phụ nữ vui vẻ đáp: “Gian hàng của tôi chính là chỗ dưới gốc cây xoài này, tôi thật may mắn làm sao.”
Chu Thiêm Vượng nhớ lại quá trình hoàn thành ca khúc này, thực tế là vào ngày hôm ấy khi đang hẹn với Tam Lang uống trà tại một tiệm trà trong khu chợ, khuôn hình của giai điệu, ý tưởng về ca từ, vần vị cơ bản đã hoàn thiện, chỉ chờ đến lúc thích hợp để bắt đầu.
“Cô luyến hoa” được hoàn thành vào năm 1952, tính đến bây giờ đã được 70, 80 năm, gần 100 năm rồi, nhưng vẫn được rất nhiều người yêu mến văn hóa Đài Loan, những người thích nghe các ca khúc về tình yêu đơn thuần và có quan niệm tư duy truyền thống ca hát lưu truyền.
“Hoa sen trên mặt nước, nở tràn khắp nơi, tĩnh tĩnh đợi chờ những giọt sương rơi”
Vào tiết trời ấm áp, hoa nở, trăm hoa đua sắc, muôn màu muôn vẻ, đồng ruộng ngập tràn vẻ xanh tốt. Ngày này, Chu Thiêm Vượng và Dương Tam Lang đã cùng hẹn nhau rời khỏi Đại Đạo Trình náo nhiệt, rời xa khỏi sự huyên náo phồn hoa, để đến vùng ngoại ô tìm hiểu về cảnh ruộng đồng.
Dương Tam Lang mang theo phong cầm (đàn accordion), Chu Thiêm Vượng chỉ mang theo giấy bút, hai người cùng nhau đạp xe. Làn gió nhẹ thỉnh thoảng thổi vào bên tai, trong lòng Chu Thiêm Vượng bỗng nghĩ ra một câu, miệng tùy hứng hát lên “cô đơn, muộn phiền bên cạnh hồ sen. Hoa sen trên mặt nước, nở tràn khắp nơi, tĩnh tĩnh đợi chờ những giọt sương rơi”. Bên hồ, hoa sen đang nở trên mặt nước, có những chú bướm màu xanh màu đỏ đang tung tăng nhảy múa, vui đùa trên đóa hoa, trên mặt hồ, những tia nắng cũng cao hứng mà nhảy nhót theo. Lúc này ánh nắng đã phủ lên đồng cỏ, Dương Tam Lang sớm ôm phong cầm tấu lên giai điệu của ca khúc “Cô luyến hoa”, nhẹ nhàng cất tiếng hát: “Ánh trăng mờ, ánh trăng nhạt, đêm qua đêm nỗi nhớ chàng càng thêm sâu đậm. Người gầy mòn, chẳng có nguyên khí, vì chàng mà bày tỏ lời thơ đau thương”. Lúc chơi đàn, ý cảnh thâm sâu trong ánh mắt vọng về nơi xa xăm.
“Chân tình này nhớ nghĩ đến chàng, chàng nào hay. Thanh xuân tươi đẹp ai người biết, biến thành hoa rụng, tương tư cây.”
Chu Thiêm Vượng cảm thấy rằng tâm tình người phụ nữ Trung Quốc thời cổ đại khá kín đáo dè dặt, tâm tư hướng nội, cũng không dám thổ lộ lời thật lòng với người đàn ông mình thích, đây vừa là nhược điểm cũng vừa là ưu điểm. Anh nói: “Nét hàm dưỡng đặc thù của phái nữ phương Đông cũng chính là tâm tư khiến người khác khó nắm bắt.”
“Gió thổi nhè nhẹ, giống như vẻ dịu dàng, trong sáng của người phụ nữ; người họ Nguyễn cô đơn là đóa hoa bạc mệnh, một người con gái tốt ngây thơ, như hoa quỳnh chỉ nở trong chớp mắt, dù chẳng có chút bóng đêm nào cũng cam nguyện, chính là điểm đáng trân quý của người phụ nữ Trung Quốc. Đây là suy nghĩ ban đầu khi tôi viết nên ca khúc này.”
“Chờ đợi ánh xuân hoa lại nở”
Chu Thiêm Vượng và Dương Tam Lang đứng tại thời điểm phồn hoa, lại bại hoại về đạo đức như hiện nay, nghe được giai điệu của ca khúc “Cô luyến hoa” từ trong điện thoại, và hát lên: Lúc “chờ đợi ánh xuân hoa lại nở”, có lẽ trong lòng sẽ cảm thấy vui, phần nào được an ủi, xúc động nói: “Ca khúc này lưu lại cho con người thời nay tình yêu ngây thơ, trong sáng, chúng tôi đã tích đức cho thế hệ con cháu đời sau.”
Vương Kim Đinh thực hiện
Lâm Phương Vũ biên tập
Lãnh Vọng; Thiên Lý biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ
Epoch Times Tiếng Việt