Thursday, September 19, 2024

‘Tôi là ai’ trong luân hồi? Kiếp trước xuất gia làm tăng, kiếp này nhập thế làm quan

Liên Quan

Có người kiếp trước là tăng nhân, bởi vì một chiếc áo cà sa mà kết duyên vợ chồng ở kiếp này. Có người kiếp trước là tăng sư một mắt, kiếp này thành văn hào nổi danh một thời. Cũng có người kiếp này giữ chức Thái thú, còn được bằng hữu đùa gọi là “hành cước tăng”, phong mạo hai kiếp chẳng hề giống nhau, nguyên do đều ở bản thân.

Nhớ lại kiếp trước, vì một chiếc áo cà sa mà kết nhân duyên

Thái thú Trần Lan Khanh thời nhà Thanh vốn quê ở Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, nhưng lớn lên ở Côn Minh, vì chí tâm hướng Phật nên thường ngày tụng kinh niệm Phật. Trần Thái thú giỏi vẽ Hoa lan và vẽ Cua. Người am hiểu hội họa và yêu thích nghệ thuật thường lui tới xin các tác phẩm của ông để sưu tập.

Thời trẻ, lúc Trần Thái thú trở về quê nhà tham gia ứng thí đã nhớ lại chuyện trong quá khứ. Dù lần đầu đến Hàng Châu nhưng ông có cảm giác như đang ở quê nhà. Một hôm, ông chợt nhớ lại, kiếp trước mình là một tăng nhân ở chùa Mã Não bên Hồ Tây. Mặc dù kiếp này chưa từng đến chùa Mã Não, nhưng ông có thể kể chi tiết cho bạn bè nghe về khung cảnh trong chùa, cũng như tăng phòng nơi mình ở khi còn là tăng nhân ở kiếp trước, đồ đạc bên trong, còn có hoa cỏ và cây cối trong sân, v.v.

Ông mô tả các chi tiết của Tự viện rất tường tận, như thể trông thấy chúng trước mặt. Mọi người đều cảm thấy lời nói của ông thật nực cười, bởi vậy một mực không tin. Tuy nhiên, cũng có những người hiếu kỳ, họ cùng nhau đi đến chùa. Nhìn quang cảnh ngôi chùa, quả nhiên đúng như lời ông nói.

Nói đến hôn nhân trong kiếp này, chuyện cũng rất thú vị. Vợ ông kiếp này là người phụ nữ làm chủ quán cá gỗ cạnh chùa Mã Não ở kiếp trước. Cô ấy từng cúng dường một chiếc áo cà sa, vì thế mà kết duyên thành vợ chồng ở kiếp này.

Trần Thái thú cả đời có được phúc báo rất lớn, con cháu có đến mấy chục người. Dù kiếp này tín Phật niệm Phật, nhưng không còn ý định khoác lên mình áo cà sa lần nữa.

Ba người cùng mơ một giấc, tiết lộ kiếp trước của Đông Pha

Trong cuốn “Lãnh trai dạ thoại” ghi chép rằng, Tô Tử Do (Tô Triệt, em trai của Tô Đông Pha) lúc bị phiếm chức quan đến Tế An, trong một đêm nọ năm mộng thấy mình cùng với tăng nhân Vân Am và Thông thiền sư ra khỏi thành, nghênh đón vị Tổ đời thứ năm là Giới thiền sư. Ngày hôm sau, cả ba trò chuyện và phát hiện họ có cùng một giấc mơ, điều này thực sự đáng ngạc nhiên.

Một thời gian sau, Tô Triệt nhận được thư của Tô Đông Pha (Tô Thức), nói rằng ông ấy đã đến Phụng Tân, rất nhanh có thể gặp mặt nhau. Ba người Tô Triệt rất vui mừng, vì vậy họ đã đến chùa Kiến Sơn cách thành hai mươi dặm để đón ông. Sau khi gặp nhau, ba người họ đem giấc mộng của mình nói với Tô Đông Pha.

Tô Đông Pha nói: “Lúc ta chừng 8, 9 tuổi, từng mộng thấy mình là một tăng nhân, đến ở vùng Thiểm Hữu. Trước khi tiên mẫu (người mẹ đã qua đời) ta mang thai, mộng thấy có một vị tăng nhân đến xin tá túc. Tiên mẫu còn nhớ thân hình vị ấy cao lớn, và chỉ có một con mắt mà thôi.”

Vân Am kinh ngạc thốt lên: “Người Thiểm Hữu, lại bị mù một mắt, đó chính là Giới thiền sư!” Năm cuối cùng, Giới thiền sư vân du đến Cao An, viên tịch tại Đại Ngu. Tính ra, lúc viên tịch Giới thiền sư khoảng 50 tuổi, mà năm này Đông Pha vừa hay 49 tuổi. Thế nên họ nhận định, Tô Đông Pha là Giới hòa thượng chuyển sinh.

Về sau, Tô Đông Pha còn viết một bức thư gửi đến Vân Am, đại ý là: Giới hòa thượng không ngại mọi người nhận ra, thế nhưng nếu cưỡng ép mặt dạn mày dày tái xuất, thì thật nực cười thay. Đã từng có khế ước với chốn Phật môn, có thể tiếp tục cố gắng ma luyện, khiến ông ấy còn có thể quay về như cũ. Từ đó, Tô Đông Pha quanh năm mặc áo tăng nhân, cũng tự xưng là “Giới hòa thượng”.

Bức “Đông Pha lạp kịch” của Hoàng Thận thời nhà Thanh. (Ảnh: Tài sản công)
Bức “Đông Pha lạp kịch” của Hoàng Thận thời nhà Thanh. (Ảnh: Tài sản công)

“Kim túc hậu thân đồ” chép lại chuyện kiếp trước và kiếp này

Thái sử Nghiêm Thần thời nhà Thanh, tự là Chi Sinh, người Đồng Hương (nay là thành phố cấp huyện thuộc Gia Hưng, tỉnh Chiết Giang), sinh vào ngày 30 tháng 8 năm Đạo Quang thứ 02 (1822, năm Nhâm Ngọ). Vài ngày trước khi Nghiêm Thần ra đời, mẹ ông là Vương thị nằm mộng thấy đi đến cõi u minh, đi đến một cái cổng vòm bằng đá, có hai người con gái cúi người xuống dìu bà. Lúc ấy, có một tăng nhân đi đến, người này tuổi đời còn trẻ, nói chuyện với Vương phu nhân. Sau khi Vương thị tỉnh lại, còn nói ra được đại khái nội dung cuộc trò chuyện.

Đến buổi tối ngày sinh, Vương thị lại mộng thấy từ trong một bánh xe quay có hàng chục làn khói xanh bốc ra, trong mỗi làn khói có một vị tăng nhân, hướng về tứ phía mà phiêu tán rồi đi mất. Trong số đó, vị tăng nhân ở trong giấc mộng đêm trước bay đến bên cạnh Vương thị, Vương thị từ trong mộng sợ hãi tỉnh lại, và hạ sinh Nghiêm Thần. Bà nhìn kỹ dung mạo đứa bé, thấy giống như người đã gặp trong mộng.

Nghiêm Thái sử lúc nhỏ rất thông minh, hơn nữa ngộ tính rất tốt. Ông từng giảng học ở Đồng Khê 10 năm, bình sinh rất thích làm việc thiện, mỗi lần gặp chuyện có thể hành thiện đều dốc hết sức mình, tuy bôn tẩu khắp nơi, chịu không ít gian khổ, nhưng không hề oán thán. Bởi vậy, bạn bè từng đùa gọi ông là “hành cước tăng” (nhà sư đi vân du khắp nơi).

Ông từng vẽ bức “Kim túc hậu thân đồ”, mời người bạn là Trần Kỳ Nguyên đề chữ. Họ Trần lúc này mới hay những gì trên đó đều liên quan đến chuyện của Thái sử Nghiêm Thần. Nghiêm Thái sử còn tự đề sáu bài thơ, giảng nói kiếp trước và kiếp này của bản thân. Thơ viết rằng:

“Ma nhân nhất đệ thập niên công, trực dữ tiền sinh khổ hạnh đồng.
Hảo sự dục viên Nho nhập Thích, vi nhân thuyết mộng đồ họa trung.”

Tạm dịch:

Gian khổ bậc nhất mười năm công, hai kiếp trước nay khổ hạnh cùng.
Việc tốt muốn nương Nho nhập Thích, họa tranh vì người giảng mộng trung.

“Phá tri ứng hối phụ quân thân, vị liễu duyên đương bổ hậu thân.
Tứ thập bình đầu tu nỗ lực, đàm hà dung dị tái lai nhân.”

Tạm dịch:

Tu hành nên phụ nghĩa quân thân, chẳng rõ duyên xưa nay sửa thân.
Bốn mươi năm rồi càng cố gắng, nói sao dễ nghe chuyện lai nhân.

“Phù đồ tự tích hữu thi hào, quý ngã đam ngâm cách bất cao.
Lược hữu tiền sinh tâm tính tại, mỗi vu danh lợi đàm tương tào.”

Tạm dịch:

Phù đồ từ xưa có thi hào, thẹn rằng ta chẳng có tài bao.
Kiếp trước mảy may nhờ tâm tính, đối với danh lợi ít gặp nhau.

“Túc tích bình sinh bán cửu chu, tưởng nhân hành cước trách tu thù.
Bất tri trác tích tằng hà xứ, khả hứa Đông Pha đáo cựu du?”

Tạm dịch:

Bình sinh dấu tích nửa cửu chu, nghĩ nhân cất bước gánh đền thù.
Chẳng biết trác tích nơi nào có, để ngài Đông Pha lại thưởng du?

“Phan gia duyên mộng cửu lưu truyền, tư hỷ tường chinh diệc hữu duyên.
Tưởng vi già lê công hạnh thiển, bất giáo ngao đỉnh tác thiên tiên.”

Tạm dịch:

Họ Phan duyên mộng khắp nơi truyền, riêng vui xa chốn cũng có duyên.
Nghĩ làm Già lê công hạnh mỏng, chẳng dạy ngao đỉnh làm thần tiên.

“Trầm mê sĩ hoạn dữ thê nô, tuệ nghiệp tam sinh kí đắc vô,
Hà nhật trần duyên năng bãi thoát, y nhiên mịch ngã cựu y châu.”

Tạm dịch:

Trầm mê quan lộ lẫn thê nô, tuệ nghiệp ba đời chuyện đắc vô,
Ngày nào trần duyên mới bày thoát, thong dong ta kiếm báu áo mờ.

Tư liệu tham khảo: “Hư Vân hòa thượng tự thuật niên phổ”; “Dung nhàn trạch bút ký” – quyển 9; “Lãnh trai dạ thoại” – quyển 7.


Tống Bảo Lam

BTV Epoch Times Hoa Ngữ


Lý Mai biên tập

Thiên Lý biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ

Epoch Times Tiếng Việt

Thiên thư "Chuyển Pháp Luân" - vạn năm khó gặp - Click xemspot_img
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Chuyển Pháp Luân
spot_img
Xem nhiều

Vì sao có nhân loại

Đại sư Lý Hồng Chí là người sáng lập môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công. Môn tu...

Bài liên quan

Cảnh sát đang luyện khí công - Click học miễn phíspot_img
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x