Monday, September 16, 2024

Triết lý về luân hồi: Tái ông thất mã

Liên Quan

Rất nhiều người đã từng nghe câu chuyện “Tái ông thất mã.” Câu chuyện này nói lên đạo lý rằng, khi gặp một sự việc nào đó thì không nên quá bi quan, cũng không nên quá lạc quan, mà hãy bảo trì tâm thái bình tĩnh để đối đãi. Khi nhất thời nhìn thấy một sự việc tốt hay xấu, sau này không nhất định đó là việc tốt hay việc xấu như lúc đầu bạn đã nhận định. Sự tình sẽ thuận theo sự tiến triển không ngừng của hoàn cảnh xung quanh mà biến đổi theo.

Tuy rằng rất nhiều người đã minh bạch được đạo lý này, thế nhưng trong thực tế, khi gặp phải những chuyện không như ý thì họ lại thường trách người oán trời.

Bài viết này kể về một người vốn ban đầu mang một thân thể và tinh thần không được khỏe mạnh, nhưng cuối cùng lại có được một kết thúc tốt đẹp.

Thiếu nữ hỏi đường đi đến chùa

Lúc bấy giờ là khi nhà Liêu mới được thành lập, A Lương sinh ra ở phương Bắc. Anh sinh ra chưa được bao lâu, cha mẹ anh đã cảm thấy tâm trí của con trai không được kiện toàn, mọi lúc đều phải cẩn thận từng chút một để tránh con bị tổn thương. Khi A Lương sáu tuổi, cậu vô ý bị té ngã khiến một bên cánh tay bị thương. Vì không được chữa trị kịp thời nên cánh tay ấy đã bị tàn tật.

Cha mẹ của A Lương sống trong sự thấp thỏm không yên, vì sợ rằng con trai sẽ lại bị thương tiếp.

Thời gian dần trôi, A Lương cũng dần lớn lên, những đứa trẻ xung quanh thường trêu chọc cậu, lấy cậu làm trò cười.

Năm A Lương 18 tuổi, khi anh đang ngồi ở gốc cây đầu làng (nơi ngã ba đường) như thường lệ, thì có một đoàn người phi ngựa tới. Dẫn đầu đoàn người đó là một thiếu nữ. Khi thiếu nữ đó nhìn thấy anh, cô lập tức xuống ngựa và hỏi làm thế nào để đi đến ngôi chùa gần đó? Anh hỏi lại một cách ngớ ngẩn: “Cả một đoàn cô nương thế kia, lại đi đến ngôi chùa của hòa thượng để làm gì vậy chứ?” Nghe vậy, thiếu nữ chợt đỏ mặt, không nói được gì. Người bên cạnh lại nói: “Mau nói cho ta biết đường đi tới đó như thế nào, nhiều lời thế để làm gì?” Lúc này A Lương cũng có chút tức giận, liền tùy tiện chỉ hướng: “Hãy đi theo con đường này.” Cứ như vậy, đoàn người leo lên ngựa phi thẳng.

Một lát sau lại có một đoàn người phi ngựa đến, dẫn đầu là một người đàn ông trông rất hung hăng. Người này đến trước mặt anh và hỏi: “Ngươi có nhìn thấy một đoàn nữ tử nào đi qua đây không?” A Lương vẫn ngờ nghệch trả lời: “Hình như họ nói rằng muốn đi vào chùa. Một nhóm cô nương muốn đến chùa, hihi …” A Lương cười một cách ngờ nghệch.

Đoàn người kia cũng không hỏi gì nhiều, liền phi ngựa chạy về hướng ngôi chùa, để lại A Lương phía sau liên tục hét lớn: “Các cô ấy đi nhầm đường rồi…” Thế nhưng, đoàn người kia không nghe thấy tiếng kêu la của anh.

Quận chúa thoát cửa tử, báo đáp tiểu tử ngốc

Nửa năm sau, A Lương vẫn ngồi ở gốc cây đầu làng sưởi nắng. Một hôm, không biết từ đâu có vài lão nhân cưỡi ngựa chạy đến, trên ngựa dường như đang mang theo thứ gì đó. Họ nhìn thấy A Lương, liền xuống ngựa chắp tay hành lễ, miệng nói rằng anh là ân nhân. Đồng thời, họ hỏi thăm nhà của A Lương ở đâu, muốn gửi quà tặng để bày tỏ lòng cảm ơn.

A Lương vẫn đứng ở đó ngơ ngác, mắt nhìn họ chăm chăm, không biết phải làm sao. Lúc này có vài người dân trong thôn đi đến, một người lên tiếng nói rằng A Lương là một tiểu tử ngốc, không hiểu chuyện đâu. Vì vậy, họ dẫn những lão nhân này cùng ngựa và đồ vật đến nhà của A Lương.

Khi vào trong nhà, cha mẹ của A Lương tiếp đãi các vị lão nhân rất nồng hậu. Trong đó có một ông lão kể đầu đuôi sự việc khi xưa: Hóa ra nửa năm trước, nữ nhi duy nhất (Quận chúa) của Vương gia Liêu quốc đã để mắt đến một nam thanh niên trong đô thành. Chàng thanh niên ấy nói sắp tới sẽ đi đến một ngôi chùa cách đó không xa để tỏ lòng thành kính, cùng trụ trì hồi tưởng chuyện xưa. Quận chúa của Liêu Quốc là một người rất ương ngạnh, dám yêu dám hận giống như một trang nam tử. Nàng ấy cũng muốn đi thăm thú thế giới bên ngoài. Nhưng nếu họ cùng nhau đi, sợ rằng sẽ làm người khác dị nghị, dẫn tới những chuyện đàm tiếu không hay. Vì vậy, quận chúa đã đi theo sau.

Vương gia có một người bằng hữu rất tốt, vị này lại có một người họ hàng rất tâm cơ, hắn ta nhất mực muốn kết thông gia với Vương gia, hòng sau này sẽ kế thừa tước vị. Hắn thường xuyên đi khắp nơi để thăm dò hành tung của Quận chúa. Ngay sau khi biết sự việc kia, hắn sinh tâm xằng bậy, muốn bắt cóc Quận chúa, đồng thời đe dọa sẽ sát hại nam thanh niên kia.

Kết quả, Quận chúa đi tới ngã ba này, được A Lương chỉ cho một con đường khác, và may mắn thoát được kiếp nạn.

Quận chúa giúp A Lương thoát khỏi họa sát thân

“Vậy nam thanh niên và trụ trì ngôi chùa kia thì như thế nào rồi?”, cha mẹ của A Lương lo lắng hỏi. “Nghe nói nam thanh niên kia cùng một nhóm người ăn chơi trác tán, còn có cả sư trụ trì kia. Họ đã bị nhóm người kia sát hại,” vị lão nhân dẫn đầu nói. “Để cảm tạ ơn cứu mạng của A Lương, Quận chúa đặc biệt nhờ tôi mang tới một ít lễ mọn. Xin hãy nhận lấy.”

Câu chuyện cuối cùng cũng đã minh bạch, mọi người đều rất vui mừng, ai nấy đều cảm thấy A Lương ngốc nghếch như vậy nhưng lại là “ngốc mà có phúc.” Vốn dĩ cha mẹ A Lương muốn mời các vị lão nhân ở lại dùng cơm, nhưng cảm thấy gia cảnh bần hàn quá, nên cũng không dám mở miệng. Nhóm lão nhân cũng hiểu được điều này, vì vậy chỉ ngồi một lát rồi đứng dậy cáo biệt rời đi.

Trải qua 2,3 năm sau, vị lão nhân lại dẫn đoàn người đến, nhưng lần này họ đến để đưa A Lương rời đi. Bởi vì họ biết được tin rằng, tên vô lại kia sau khi sát hại nam thanh niên và sư trụ trì, hắn vốn dĩ muốn cưỡng hôn Quận chúa, nhưng lại bị trì hoãn do một biến cố khác. Hai năm qua xem như mọi chuyện bình an vô sự. Thế nhưng, về sau tên vô lại đó biết chuyện A Lương vô tình cứu mạng Quận chúa, hắn đe dọa sẽ giết A Lương.

Khi ông lão nói xong, cha mẹ A Lương vô cùng sợ hãi. Họ nhất thời không biết phải làm như thế nào, chỉ cảm thấy đây là tai họa từ trên trời giáng xuống. Ông lão trấn an họ: “Đừng quá lo lắng! Lần này chúng tôi đưa A Lương rời đi, hai vị có thể tìm một nơi kín đáo để ẩn náu thì sẽ ổn thôi. Đợi đến khi tên vô lại kia bị trừng phạt, chúng tôi sẽ đưa A Lương trở lại.”

Trong tình huống bất đắc dĩ, cha mẹ A Lương đành phải giao con trai cho ông lão và đoàn người, còn họ rời quê hương đi đến một nơi hoang vu để ẩn tránh tai họa.

A Lương đi theo ông lão và đoàn người đến phủ của Vương gia, bắt đầu làm việc như một người hầu trong phủ. Do một cánh tay bị thương nên anh chỉ có thể làm được những công việc nhẹ nhàng. Lại thêm tính cách ngờ nghệch, bởi vậy ban đầu những người xung quanh đều rất coi thường anh.

Thời gian trôi qua, mọi người đều cảm thấy tuy A Lương ngốc nghếch nhưng lại rất tốt bụng. Dần dần mọi người cũng không còn làm khó anh nữa.

Ngốc nhưng có phúc, ‘An Lạc Công’ thật ra không hề ngốc

Sau này, Vương gia xảy ra xung đột với vị quân chủ chấp chính triều đình, nên ông bị giáng chức và đày đi nơi khác. Trên đường đi đày, tên vô lại kia lại muốn bắt cóc Quận chúa. Tuy nhiên, nhân lúc không có người để ý, A Lương dùng vật nặng đánh vào mông con ngựa mà tên vô lại đang cưỡi. Con ngựa bị giật mình, nổi cơn thịnh nộ, kết quả tên vô lại bị con ngựa giẫm đạp dẫn đến trọng thương, mấy ngày sau thì qua đời.

Vương gia thấy A Lương dũng cảm như vậy, bèn để anh làm hầu cận của Quận chúa. Không lâu sau đó, Vương gia cũng từ trần.

Một thời gian sau, vì muốn thu phục lòng dân, vị Quân chủ đương triều tuyên bố khôi phục lại chức vị và đãi ngộ đối với Quận chúa, nhưng cần phải có một người đàn ông thừa kế tiếp nhận tước vị này. Khi ấy, Quận chúa rất bất mãn với thái độ của những người thân thích trong lúc gia đình nàng sa cơ. Vì vậy, nàng không để lại tước vị cho những người thân của mình, mà lại tiến cử A Lương. Người của Lại bộ cũng biết chuyện về A Lương, họ nói với Quận chúa: “Người nhận tước vị phải là người có quan hệ hôn nhân với Quận chúa. Quận chúa có nguyện ý lấy tiểu tử ngốc này làm chồng không?” Quận chúa nghiêm giọng nói: “Được!” Thấy Quận chúa rất kiên quyết, họ liền bẩm báo chuyện này với Hoàng thượng.

Hoàng thượng cũng hiểu rằng tiếu tử ngốc này không thể giải quyết các công việc trong phủ, bèn ra lệnh ban cho nhiều kim tài hơn một chút, để anh ta làm “An Lạc Công” là được rồi. (An Lạc Công là từ ẩn dụ, ý chỉ tước vị trên danh nghĩa).

Cứ như vậy, Quận chúa và A Lương đã nên duyên vợ chồng. Không lâu sau, họ tìm được cha mẹ của A Lương và đón cha mẹ về ở cùng.

Mười năm sau, có một vị đạo nhân từ Trung nguyên đi tới vùng đất Liêu quốc này. Khi đi qua đây, ông nghe nói có một câu chuyện kỳ lạ như vậy, bèn đích thân tới gặp A Lương. Ông phát hiện bản tính ngốc nghếch của A Lương dường như có một nguyên do khác. Thế là ông liền làm phép, loại bỏ một thứ gì đó trong não của A Lương (một thứ giống như là yêu ma quỷ quái). Nhờ vậy, A Lương đã trở thành một người bình thường.

Sau khi trở thành một người bình thường, Quận chúa hỏi: “Liệu chàng có muốn đảm nhận một chức vụ quan trọng nào đó trong triều đình không?” A Lương cảm thấy như vậy rất mệt mỏi, bèn khước từ, lựa chọn cuộc sống an nhiên tự tại, ở nhà chăm sóc cha mẹ. Về sau, Quận chúa đã sinh cho A Lương một cặp “Long Phụng” rất đỗi đáng yêu. Câu chuyện kỳ lạ về gia đình họ được người đời truyền tai nhau rất lâu về sau …


Tác giả: Thạch Phương Hành

Bảo Mi biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Đài Loan

Epoch Times Tiếng Việt

Thiên thư "Chuyển Pháp Luân" - vạn năm khó gặp - Click xemspot_img
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Chuyển Pháp Luân
spot_img
Xem nhiều

Vì sao có nhân loại

Đại sư Lý Hồng Chí là người sáng lập môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công. Môn tu...

Bài liên quan

Cảnh sát đang luyện khí công - Click học miễn phíspot_img
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x